Chuyện tìm mộ thân phụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Từ đầu dây nối bên kia, tiếng Đại tướng vui mừng, xúc động, nghẹn ngào: “Cảm ơn nhân dân Huế, cảm ơn các đồng chí đã tìm được cha tôi…”.

Chuyện tìm mộ thân phụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chiều 12/1/1977, từ thành phố Huế, Đại tá Thái Bá Nhiệm, Trưởng ban Tìm kiếm cất bốc mộ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm, điện về Hà Nội báo tin cho Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Từ đầu dây nối bên kia, tiếng Đại tướng vui mừng, xúc động, nghẹn ngào: “Cảm ơn nhân dân Huế, cảm ơn các đồng chí đã tìm được cha tôi…”.

Tôi tìm đến nhà số 12 đường Hàn Mặc Tử, phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới. Ông Thái Bá Nhiệm năm nay 80 tuổi, nguyên Đại tá, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, qua hai cuộc chiến tranh, những ngày này sức khỏe có phần giảm sút. Thế nhưng khi biết tôi đến, ông vẫn ngồi dậy, ân cần, niềm nở đón khách. “Chuyện về cụ Võ Quang Nghiêm, thân sinh Đại tướng Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp ư? Nay vừa tròn 33 năm, nhưng đó là một kỷ niệm khó quên của chúng tôi”. Ông Thái Bá Nhiệm mở đầu như vậy. Và với tác phong của một người làm công tác chính trị, ông lục tìm sổ tay và kể cho tôi nghe câu chuyện đầy cảm động sau đây.

Sau ngày đất nước thống nhất, bà Võ Thị Lài, chị ruột Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng đại diện Đảng ủy, UBND xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình đã vào gặp Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Trị Thiên đề đạt nguyện vọng: Chính quyền tạo điều kiện để giúp gia đình tìm được hài cốt thân sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cụ Võ Quang Nghiêm sau gần 28 năm mất tích. Thấy đây là một công việc khó khăn nhưng đầy ý nghĩa, lãnh đạo Bình Trị Thiên sau khi họp bàn, quyết định giao trọng trách này cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đảm trách.

Liệt sĩ Võ Quang Nghiêm.
Liệt sĩ Võ Quang Nghiêm.
Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Tỉnh đội Bình Trị Thiên vô cùng cảm động khi đọc báo cáo của Đảng ủy, UBND xã Lộc Thủy gửi vào, tường trình về quãng thời gian hoạt động cách mạng của cụ Võ Quang Nghiêm. Theo đó, mọi người biết rằng, cụ Võ Quang Nghiêm, thân sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cố Thứ trưởng Bộ Giáo dục Vũ Thuần Nho, quê làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, lúc sinh thời là một nhà Nho yêu nước. Cụ dạy chữ Hán và làm nghề bốc thuốc Bắc cứu chữa cho những người nghèo. Thời kỳ 1930-1931, nhà cụ là nơi nhóm họp và lui tới ca hát, học tập của nhóm học sinh tiến bộ ở làng An Xá như Võ Nguyên Giáp, Đào Viết Doãn, Võ Hoàng, Võ Chương Hiến, Hoàng Hựu, Võ Thuần Nho. Sau đó, phong trào ảnh hưởng đến một số thanh niên ở hai làng Thạch Bàn, Phú Thọ của huyện Lệ Thủy. Năm 1931, tổ chức Đảng ở An Xá, Thạch Bàn, Phú Thọ ra đời. Địa điểm liên lạc tại chùa An Xá.

Trong lúc hoạt động của tổ chức Đảng trên đà phát triển và ảnh hưởng lan rộng trong quần chúng thì bọn mật thám đánh hơi được nên ráo riết truy lùng. Chúng bắt giam một số đồng chí chủ chốt như Nguyễn Hữu Chuyên, Đào Viết Doãn. Cụ Võ Quang Nghiêm tuy lúc bấy giờ chưa đứng trong tổ chức Đảng nhưng đã hết lòng ủng hộ hoạt động của nhóm. Là người có tuổi, từng trải, cụ luôn theo dõi hoạt động của kẻ địch để bảo vệ cho các đồng chí hoạt động. Có lần các đồng chí đang in truyền đơn tại chùa An Xá, phát hiện có người lạ đến, cụ Nghiêm đã làm tín hiệu để các đồng chí kịp thời cất giấu tài liệu và sơ tán.

Ảnh hưởng rất lớn từ những hoạt động của hai chiến sĩ cách mạng: Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho nên tháng 5 năm 1947, bọn lính Pháp từ Đồng Hới, Mỹ Trung kéo lên, từ Thượng Phong tràn sang, đằng đằng sát khí, bao vây làng An Xá. Chúng đốt nhà, cướp của, bắn giết nhiều người dân vô tội và bắt đi một số người, trong đó có cụ Võ Quang Nghiêm. Những người từng bị bắt với cụ, sau khi trở về, kể chuyện lại, tại nhà lao Đồng Hới, bọn mật thám đánh đập cụ rất dã man. Các câu hỏi của chúng chỉ là: “Hiện nay tên Giáp có liên lạc với mày không? Nó đang ở đâu?”. Cụ Võ Quang Nghiêm nén mọi đau đớn, tức giận, trả lời với chúng: “Con tôi tự đi làm cách mạng. Hiện nó đang ở đâu, làm gì, các ông biết rõ hơn tôi. Tôi đâu có biết”.

Ba ngày sau, chúng chuyển cụ vào nhà lao Thừa Phủ ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên. Tại đây, cụ Võ Quang Nghiêm chịu nhiều ngón đòn tra tấn vô cùng dã man. Ông Phạm Trọng Lại người ở Hương Phú, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (nay đã mất) lúc bấy giờ là người hoạt động hai mang. Một mặt ông giả làm trưởng tề cho chính quyền ngụy, một mặt ông lại tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Bị lộ, ông bị giặc bắt. Chúng giam chung với cụ Võ Quang Nghiêm. Sau này, khi thoát khỏi tù, ông Phạm Trọng Lại đã thuật chuyện lại với mọi người sự việc mình đã chứng kiến. Hôm đó, sau khi bạo hành cụ, bọn mật thám đã hỏi: “Tại sao mày không biết dạy con để con lộng hành, hoạt động chống lại chính quyền quốc gia?”. Cụ Võ Quang Nghiêm bình thản trả lời: “Tôi chưa kịp dạy con thì nó đã bỏ nhà ra đi. Bây chừ, tôi muốn dạy nó lắm, vậy nhờ các ông bắt giùm đưa nó về đây cho tôi”. Câu trả lời là một sự mỉa mai thách thức lũ giặc. Chúng giận dữ và trút phẫn nộ xuống cụ. Cụ bị chúng trói giật cánh khuỷu, dẫn đi nhiều tuyến đường của thành phố Huế để thị uy nhân dân và tiếp tục lung lạc tinh thần cụ. Trước tinh thần bất khuất, kiên trung của cụ, chúng đưa cụ nhốt vào ca sô âm phủ, nơi giam hãm tù chính trị nguy hiểm. Biệt giam này vừa chật chội, hôi hám, vừa tăm tối. Vì thế chỉ trong thời gian ngắn, cụ bị ốm nặng nhưng chẳng hề được chăm sóc. Trước sự đấu tranh quyết liệt của những tù nhân, chúng buộc lòng chuyển cụ sang Bệnh viện Huế để cứu chữa rồi mất tích ở đây.

Đọc tường trình trên, Bộ Chỉ huy Quân sự kết hợp với Ban Chính sách chế độ của Sở Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Trị Thiên đã tiến hành làm thủ tục, đề nghị Nhà nước suy tôn danh hiệu liệt sĩ chống Pháp và tặng bằng Tổ quốc ghi công cho cụ Võ Quang Nghiêm.

Mộ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm đang ở đâu? Một câu hỏi lớn đặt ra với mọi người lúc này.

Một chuyên ban được thành lập do Đại tá Thái Bá Nhiệm, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên làm Trưởng ban.

Đại tướng và gia đình trong một lần về viếng mộ song thân.
Đại tướng và gia đình trong một lần về viếng mộ song thân.
Sau thời gian tìm hiểu, Ban Điều tra đã tiếp cận được với cụ Đồng ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc và cụ Thiền, cụ Xuân ở xã Thủy Trường, thành phố Huế. Họ là những người từng phụ trách công việc chôn cất tử thi trong Bệnh viện Huế trước đây. Những nhân chứng này cho biết: Một ngày giữa trưa tháng 6 năm 1949, cụ Võ Quang Nghiêm đã trút hơi thở cuối cùng. Chúng đã tống cụ vào nhà xác nằm chung với những người chết không có thân nhân. Biết cụ Võ Quang Nghiêm là thân sinh của Võ Nguyên Giáp nên họ đã nghĩ ra cách ghi nhớ đặc biệt khi tiến hành công việc. Tất cả mong một ngày nào đó báo lại với gia đình người đã khuất. Những người trực tiếp khâm liệm cho biết: Cụ Võ Quang Nghiêm có hàm răng đen, tứ chi dài và to. Họ đã bí mật đặt cụ trong một quan tài gỗ, trong lúc nhiều tử thi không có thân nhân khác thì chỉ chôn bằng chiếu hoặc vải xô. Địa điểm chôn cất cụ Võ Quang Nghiêm thuộc nghĩa địa xã Trường Thủy, thành phố Huế. Các cụ còn cho biết, mộ cụ Võ Quang Nghiêm đặt chếch về phía núi Kim Phụng, phía ngoài cùng, trong một dãy gồm 4 mộ. Ba mộ kia không có quan tài, một huyệt đặt chung hai tử thi.

Sau đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên đã tiến hành thành lập Hội đồng cất bốc và xác minh hài cốt cụ Võ Quang Nghiêm. Hội đồng gồm các đồng chí Thái Bá Nhiệm, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên; Phan Thanh Thảo, Bí thư Đảng ủy; Võ Đăng Quế, Chủ tịch UBND; Nguyễn Văn Đặng, Chủ nhiệm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Trường Thủy; Trần Xuân Tế, Phó ban Chính sách và Võ Thanh Chu, cán bộ Ban Chính sách thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên; Nguyễn Văn Tanh, cán bộ Phòng Chính sách Cục Chính trị Quân khu 4. Ngày 12 tháng 1 năm 1977, theo hướng dẫn của ba cụ Đồng, Xuân, Thiều - những người trước đây ở trong ban từ thiện đã chôn cất cụ Võ Quang Nghiêm và các tử thi, bệnh nhân vô chủ, các đồng chí vệ binh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Trị Thiên đã tiến hành làm nhiệm vụ cất bốc và cải táng cụm mộ. Tập thể hội đồng và những người có mặt vô cùng xúc động, vui mừng khi tìm thấy hài cốt cụ Võ Quang Nghiêm ở ngôi mộ số 1 đúng như đặc điểm lời những nhân chứng lịch sử.

Chiều 12 tháng 1 năm 1977, từ thành phố Huế, Đại tá Thái Bá Nhiệm, Trưởng ban Tìm kiếm cất bốc mộ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm, điện về Hà Nội báo tin cho Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Từ đầu dây nối bên kia, tiếng Đại tướng vui mừng, xúc động, nghẹn ngào: “Cảm ơn nhân dân Huế, cảm ơn các đồng chí đã tìm được cha tôi…”.

Việc tìm ra mộ liệt sĩ Võ Quang Nghiêm được gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đảng bộ, chính quyền các cấp của tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Bình vô cùng sung sướng. Một chuyến xe đò kết hoa, cắm cờ đưa hài cốt cụ Võ Quang Nghiêm từ Huế về Lệ Thủy, Quảng Bình ngay chiều hôm đó. Thế là sau hơn 28 năm, kể từ khi bị giặc bắt, cụ Võ Quang Nghiêm lại về nằm nghỉ ở ngôi nhà xưa của mình trong sự viếng thăm nồng hậu của bà con, làng xóm và chính quyền các cấp. Ba ngày sau, hài cốt cụ Võ Quang Nghiêm được đưa xuống một chiếc đò kết, có đủ cờ hoa, theo con sông Kiến Giang để về mai táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy đặt tại xã Mai Thủy, sát nhánh Đông Đại lộ Hồ Chí Minh. Vì quá bận việc nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó chưa vào được để dự buổi lễ long trọng này. Ông đã cử con trai cả thay mặt mình, cùng những người trong gia đình vào Quảng Bình chịu tang theo mọi thủ tục hiện hữu của địa phương.

Sau đó, cứ mỗi lần vào Quảng Bình công tác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại về viếng nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy và mộ thân sinh, cụ Võ Quang Nghiêm trong nỗi xúc động khôn tả. Và tại đây, gia đình, nhân dân Lệ Thủy vẫn thường xuyên đến thắp hương, tỏ lòng tôn kính, biết ơn người đã sinh thành ra một vị tướng tài của Việt Nam, góp phần quan trọng cho nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do và phồn thịnh.

“Thủ tục” thăm viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(Kiến Thức) - Theo quy định, người dân đến viếng mộ Đại tướng không được mang theo hương, hoa cũng như tiền vàng... 

“Thủ tục” thăm viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Các chiến sỹ cảnh vệ cho biết, mỗi ngày có khoảng một vạn người đến viếng mộ Đại tướng.
Các chiến sỹ cảnh vệ cho biết, mỗi ngày có khoảng một vạn người đến viếng mộ Đại tướng. 
Không ai được mang theo hương, hoa cũng như tiền vàng vào khu mộ Đại tướng.
Không ai được mang theo hương, hoa cũng như tiền vàng vào khu mộ Đại tướng. 

Tất cả túi xách, đồ dùng cá nhân cũng đều phải để bên ngoài.
Tất cả túi xách, đồ dùng cá nhân cũng đều phải để bên ngoài.

Việc bảo vệ... mộ Đại tướng được chia làm 4 vòng nghiêm ngặt. Bên ngoài cùng là nơi tiếp đón và hướng dẫn người dân vào thăm viếng.
Việc bảo vệ... mộ Đại tướng được chia làm 4 vòng nghiêm ngặt. Bên ngoài cùng là nơi tiếp đón và hướng dẫn người dân vào thăm viếng.

Đi thêm một đoạn, đến tháp chuông sẽ có cảnh vệ nhắc nhở và hướng dẫn lối đi đúng cho người dân.
Đi thêm một đoạn, đến tháp chuông sẽ có cảnh vệ nhắc nhở và hướng dẫn lối đi đúng cho người dân.

Và nơi viếng Đại tướng có lực lượng cảnh vệ đứng gác bên mộ và lực lượng tiếp đón, hướng dẫn người dân khi vào hành lễ.
Và nơi viếng Đại tướng có lực lượng cảnh vệ đứng gác bên mộ và lực lượng tiếp đón, hướng dẫn người dân khi vào hành lễ. 

Mộ Đại tướng đang được che bằng khung kim loại, trên cùng mới bố trí mái hiên che.
 Mộ Đại tướng đang được che bằng khung kim loại, trên cùng mới bố trí mái hiên che.

Người dân đến viếng mộ Đại tướng sẽ đứng cách mộ khoảng 3m, được ngăn bởi hàng rào dây.
 Người dân đến viếng mộ Đại tướng sẽ đứng cách mộ khoảng 3m, được ngăn bởi hàng rào dây.

Mộ Đại tướng đang được che phủ chắc chắn, tránh mưa, nắng.
Mộ Đại tướng đang được che phủ chắc chắn, tránh mưa, nắng.
Lực lượng cảnh vệ thay phiên nhau túc trực 24/24h.
 Lực lượng cảnh vệ thay phiên nhau túc trực 24/24h.

Cận cảnh mộ Đại tướng.
 Cận cảnh mộ Đại tướng. 

Ảnh chụp ngày 23/10/2013
 Ảnh chụp ngày 23/10/2013

Trước mộ Đại tướng đặt lư hương lớn và gia đình cùng lực lượng cảnh vệ thường xuyên nhang khói cho Người.
 Trước mộ Đại tướng đặt lư hương lớn và gia đình cùng lực lượng cảnh vệ thường xuyên nhang khói cho Người.
Con đường lên mộ Đại tướng và bãi đổ xe để đón người dân đến thăm viếng đang tiếp tục được thi công.
 Con đường lên mộ Đại tướng và bãi đổ xe để đón người dân đến thăm viếng đang tiếp tục được thi công.
Những ngày gần đây, Quảng Bình thường xuyên xảy ra mưa lớn nên công tác thi công cũng gặp khó khăn.
 Những ngày gần đây, Quảng Bình thường xuyên xảy ra mưa lớn nên công tác thi công cũng gặp khó khăn.

Thành phố đầu tiên có đường tên Võ Nguyên Giáp

(Kiến Thức) - UBND thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thống nhất đặt tên đường Võ Nguyên Giáp sau khi vị Đại tướng huyền thoại từ trần.

Thành phố đầu tiên có đường tên Võ Nguyên Giáp

Một đường ở TP Vũng Tàu sẽ vinh dự được mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Một đường ở TP Vũng Tàu sẽ vinh dự được mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp 

Đó là đoạn đường quốc lộ 51 (thuộc nội ô thành phố) đoạn từ cầu Cỏ May đến vòng xoay đường 3/2.

Siêu bão Haiyan khủng khiếp cỡ nào?

(Kiến Thức) - Siêu bão Haiyan, một trong những cơn bão được đánh giá là mạnh nhất thế giới, theo dự báo sẽ vào miền Trung Việt Nam lúc 16h ngày 10/11.

Siêu bão Haiyan khủng khiếp cỡ nào?
Siêu bão Haiyan giật cấp 17 được đánh giá là cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm đang tiến vào biển Đông với tốc độ di chuyển rất nhanh. Ảnh siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philippines từ phía tây Thái Bình Dương vào sáng 8/11. Nguồn: NOAA.
Siêu bão Haiyan giật cấp 17 được đánh giá là cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm đang tiến vào biển Đông với tốc độ di chuyển rất nhanh. Ảnh siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philippines từ phía tây Thái Bình Dương vào sáng 8/11. Nguồn: NOAA. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới