Chuyện lạ VN: Ông vua hai lần lên... ngôi

(Kiến Thức) - Cuộc đời làm vua của Lê Thần Tông có nhiều điểm đặc biệt. Ông là vị vua duy nhất trong 108 vị vua chúa VN lên ngôi hai lần.

Vua Lê Thần Tông tên là Lê Duy Kỳ, là con trưởng của vua Lê Kính Tông (1600 - 1619). Mẹ là Đoan Từ Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh, con gái thứ của Bình An Vương Trịnh Tùng. Cuộc đời làm vua của ông có nhiều điểm rất đặc biệt.

2 lần lên ngôi vua

Lê Duy Kỳ tên thật là Lê Duy Tân, sinh ngày 19 tháng 11 năm Đinh Mùi (1607). Năm Kỷ Mùi (1619), vua Kính Tông mất, Bình An Vương Trịnh Tùng lập cháu ngoại của mình là Lê Duy Kỳ lên ngôi vua lúc 12 tuổi.
Duy Kỳ có tướng mạo đế vương, sống mũi cao, mặt rồng, thông minh, học rộng, có mưu lược, giỏi văn chương.
Năm Canh Ngọ (1630), vua lấy con gái của Vương là Trịnh Thị Ngọc Trúc lập làm Hoàng hậu. Việc lấy Ngọc Trúc làm vợ đã để lại nhiều điều tiếng không tốt cho nhà vua. Nguyên do là trước đó Ngọc Trúc đã lấy chú họ của vua là Cường quận công Lê Trụ, đã sinh được 4 người con. Lê Trụ bị lỗi phải giam trong ngục, Vương lại đem Ngọc Trúc dâng vua. Các quan trong triều như Nguyễn Thực, Nguyễn Danh Thế nhiều lần can, Vua không nghe và nói: "Trót đã xong việc, lấy gượng vậy".
Tháng 1 năm Quý Mùi (1643) lúc 36 tuổi, vua nhường ngôi lại cho con là Lê Duy Hiệu, sau 25 năm làm vua, tự lên làm Thái Thượng hoàng. Còn Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc làm Hoàng Thái hậu.
Lê Duy Hiệu lên ngôi vua, tức là vua Lê Chân Tông (1643 - 1649) được 6 năm thì ốm chết, không có con nối ngôi. Thái Thượng hoàng Lê Duy Kỳ lại lên ngôi vua thêm 13 năm nữa.
Lê Thần Tông là ông vua duy nhất trong 108 vị vua chúa Việt Nam có hai lần lên ngai vàng làm vua: Lần thứ nhất vào năm Kỷ Mùi (1619) khi vua cha Lê Kính Tông mất, đến năm Quý Mùi (1643), lần thứ hai Lê Duy Kỳ lên ngôi vua năm Kỷ Mão (1649) đến năm Nhâm Dần (1662). Tổng cộng hai lần làm vua là 37 năm (từ 1619 - 1643 và từ 1649 - 1662). 
Tranh minh họa.
Tranh minh họa. 
4 con đều làm vua
Nối ngôi Lê Duy Kỳ là con thứ hai tên là Lê Duy Vũ tức vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671) ở ngôi được 9 năm, bị ốm chết. Em trai của Lê Duy Vũ là Lê Duy Hợi mới 10 tuổi lên thay, tức là vua Lê Gia Tông (1672 - 1675) được 4 năm lại bị ốm chết. Nối ngôi Lê Duy Hợi là Lê Duy Hợp (có sách chép là Lê Duy Cáp) cũng là con của vua Lê Thần Tông, ra đời năm 1663, sau khi Lê Thần Tông mất được 1 năm (1662), làm vua lúc 12 tuổi, tức vua Lê Hy Tông. Như vậy Lê Thần Tông còn là ông vua có 4 người con trai liên tục làm vua.
Theo sách Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài của linh mục Alexandre de Rhodes chép: Người Việt Nam đầu tiên lấy vợ Tây (người châu Âu) là Lê Duy Kỳ. Ông có 6 người vợ thuộc 6 dân tộc khác nhau, trong đó có bà đầm người Hà Lan. Bà vợ đầu là Trịnh Thị Ngọc Trúc, người Kinh; vợ thứ hai người dân tộc Thái; vợ thứ ba người dân tộc Mường; vợ thứ tư dân tộc Hán; vợ thứ năm dân tộc Lào và đặc biệt bà vợ thứ sau là người Hà Lan.
Tất cả 6 bà vợ này đều được tạc tượng gỗ, đặt tại ngôi chùa ở chân núi Mật, phía Nam TP Thanh Hoá ngày nay. 6 pho tượng này được trang phục theo dân tộc gốc của các bà, nét mặt rất khác nhau. Bà vợ người Hà Lan trang phục váy áo, cổ áo lót hơi trễ để hở một khoảng ngực. Ngôi chùa đặt 6 pho tượng 6 bà tương truyền do 6 bà bỏ tiền công đức ra xây dựng. Năm 1995, các pho tượng này được đem về Đền nhà Lê ở ngay gần đó. Đền nhà Lê được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Vì sao ngày cúng ông Công ông Táo là ngày “mở cổng trời“?

(Kiến Thức) - Ngày 23 tháng Chạp tức ngày cúng ông Công ông Táo theo cổ nhân là ngày "mở cổng trời". Vì sao lại có cách gọi này?

Nhiều người quan niệm, nên cúng ông Công ông Táo sớm để ông lên trời báo cáo thành tích sớm thì sẽ được lộc nhiều hơn. Vậy có đúng?
"Hồn đi mây về gió"
Ông Trường Thịnh, nguyên cán bộ Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, dân gian ta có câu "trần sao, âm vậy" nên trước tình trạng kẹt xe, đường chật, chen lấn chờ đợi... đã "sáng tác" ra chuyện cũng lễ trước ngày để tổ tiên, ông bà, ông Công, ông Táo nhà mình đi trước vào tâu trước, kẻo đến muộn mất thiêng, ít lộc... mà quên mất câu "hồn đi mây về gió". Xét theo khía cạnh khoa học cả về phần âm và phần dương thì điều này là chưa đúng, "cúng sai ngày thì chỉ được cái tâm, không được cái linh ứng là Phúc - Lộc - Thọ", ông Thịnh nhấn mạnh.

Lạ lùng những người “thà chết không chịu làm vua”

(Kiến Thức) - Vua chúa tưởng như là ngôi vị mà ai cũng muốn giành được. Nhưng lịch sử Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp trái ngược hoàn toàn.

Hiệp Hòa và ngôi báu “từ trên trời rơi xuống”
Vua Hiệp Hòa (1847 – 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật, là con út trong số 29 người con của vua Thiệu Trị. Ông “bị” làm vua trong một hoàn cảnh khá đặc biệt để rồi phải trả giá bằng mạng sống của mình.

Đọc nhiều nhất

Tin mới