'Chuyện lạ' trong vụ Huyền Như lừa hơn 1.000 tỷ đồng

Công ty Hưng Yên gửi công văn chấp nhận việc mình bị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng.

'Chuyện lạ' trong vụ Huyền Như lừa hơn 1.000 tỷ đồng
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, do kinh doanh thua lỗ, phải trả lãi cao, từ tháng 5 đến tháng 9/2011, lấy danh nghĩa đi huy động tiền gửi cho Vietinbank, Chi nhánh Nhà Bè - Huyền Như đã trực tiếp gặp, thỏa thuận với người môi giới, người đại diện của nhiều công ty để các công ty này gửi tiền vào Vietinbank, hưởng lãi suất cao vượt trần trái quy định Nhà nước.
Để dẫn dụ các "con mồi" sập bẫy, Huyền Như sẵn sàng bỏ tiền túi để trả phí cho người môi giới, tiền chênh lệch ngoài hợp đồng.
Huỳnh Thị Huyền Như.
Huỳnh Thị Huyền Như.
Khi các đơn vị chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của họ mở tại Vietinbank, Huyền Như lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền hạn là kiểm soát viên, Trưởng phòng giao dịch để thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của các đơn vị tại Vietinbank đi trả nợ cá nhân.
Tổng số tiền mà Huyền Như lừa đảo được của 5 công ty là hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của Công ty Hưng Yên.
Ủy thác đầu tư
Theo cáo trạng, từ 16/5/2011 đến 23/6/2011, công ty Hưng Yên nhận ủy thác đầu tư (ủy thác đầu tư trái phiếu chính phủ) với tổng số tiền 537 tỷ đồng.
Huyền Như "đánh hơi" được việc công ty Hưng Yên đang có nguồn tiền muốn gửi nên đã rủ Võ Anh Tuấn (Phó GĐ Vietinbank, Chi nhánh Nhà Bè, TP HCM) ra Hà Nội gặp đại diện công ty này bàn việc.
Gặp đại diện công ty Hưng Yên, Huyền Như giới thiệu tên mình là Quyên, nhân viên của Võ Anh Tuấn, đang có nhu cầu huy động vốn cho Vietinbank, Chi nhánh Nhà Bè.
Như đã chủ động liên hệ với Nguyễn Thị Nga (cộng tác viên của công ty Hưng Yên), thỏa thuận với người này về số tiền gửi, lãi suất từ 18%/năm đến 22%/năm, tùy theo số tiền và thời gian gửi.
Huyền Như yêu cầu cung cấp hồ sơ của công ty Hưng Yên để cô ta làm thủ tục mở tài khoản tại Vietinbank. Khi đã có hồ sơ mở tài khoản, Huyền Như lấy mẫu dấu của công ty này, sử dụng lập chứng từ giả nhằm chiếm đoạt tiền của công ty gửi vào Vietinbank.
Để công ty Hưng Yên tin tưởng chuyển tiền theo yêu cầu của Huyền Như, chị ta đề nghị Nga soạn thảo hợp đồng và gửi trước cho Như xem.
Huyền Như đã tự sửa hợp đồng này cho phù hợp và thuận lợi cho việc chiếm đoạt tiền, rồi chuyển lại cho Nga. Khi Nga đồng ý về nội dung, Huyền Như ký giả chữ ký của Võ Anh Tuấn và đóng dấu giả Vietinbank, Chi nhánh Nhà Bè rồi fax cho Nga để công ty Hưng Yên ký và chuyển tiền theo hợp đồng.
Từ tháng 5/2011 đến 9/2011, Như đã làm giả 8 hợp đồng tiền gửi và phụ lục hợp đồng với công ty Hưng Yên. Huyền Như ký giả chữ ký của Hà Tuấn Anh, GĐ và Võ Anh Tuấn, Phó GĐ Vietinbank, Chi nhánh Nhà Bè để huy động của công ty này 537 tỷ đồng.
Sau đó, công ty Hưng Yên đã chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản của họ mở tại Viettinbank, Chi nhánh Nhà Bè theo 8 hợp đồng tiền gửi do Huyền Như làm giả để hưởng lãi suất cao vượt trần so với lãi suất Ngân hàng Nhà nước.
Khi tiền từ công ty Hưng Yên được chuyển vào tài khoản mở tại Vietinbank, Huyền Như làm giả 14 lệnh chi, ký giả chứ kỹ của ông Tạ Duy Hùng, GĐ công ty Hưng Yên trên các lệnh chi đó để chuyển 537 tỷ đồng từ tài khoản của công ty Hưng Yên đến tài khoản của các công ty, cá nhân do Như lập ra hoặc mượn tài khoản.
Đến nay, Huyền Như đã trả lại gốc và lãi cho công ty Hưng Yên hơn 336 tỷ đồng, còn chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng.
Điều đáng nói, trong quá trình điều tra lại, ngày 16/3/2016, công ty Hưng Yên có công văm gửi CQĐT, Bộ Công an xin rút đơn kháng cáo, chấp nhận việc mình bị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng.

Khó thi hành án hơn 14.000 tỷ đồng của Huyền Như

Huyền Như phải thi hành án trên 14.000 tỷ đồng, khi ước tính giá trị tài sản có khả năng thi hành án của cô ta chỉ có khoảng 500 tỷ.

Khó thi hành án hơn 14.000 tỷ đồng của Huyền Như
Ngày 29/10, báo cáo với đoàn giám sát Hội đồng nhân dân TP HCM về công tác thi hành án dân sự, ông Nguyễn Văn Lực - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cho biết, tình hình nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chưa được giải quyết triệt để. Lãnh đạo cơ quan này đánh giá, nhiều vụ việc phức tạp, nhất là trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng là nguyên nhân gây nhiều khó khăn cho công tác thi hành án.
Kho thi hanh an hon 14.000 ty dong cua Huyen Nhu
 Huỳnh Thị Huyền Như tại tòa.

9.000 tỷ đồng không thể thu hồi từ vụ Huyền Như

Số tiền phải thi hành án trong vụ án Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP HCM, đã lĩnh án tù chung thân) khoảng 14.000 tỷ đồng.

9.000 tỷ đồng không thể thu hồi từ vụ Huyền Như
Tại cuộc họp về kết quả thi hành án đầu năm 2016 do Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức chiều 11/3, ông Vũ Quốc Doanh, quyền Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP HCM cho biết tổng số tiền phải thi hành án trong vụ án Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TPHCM, đã lĩnh án tù chung thân) khoảng 14.000 tỷ đồng.

Tiếp tục truy tố Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt gần 1.300 tỷ đồng

(Kiến Thức) - VKSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng lần 2, truy tố bị can Huỳnh Thị Huyền Như tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 1.300 tỷ đồng.

Tiếp tục truy tố Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt gần 1.300 tỷ đồng
Cáo trạng lần 2 của VKSND Tối cao

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.