Chuyện lạ khó tin ở vựa vải thiều lớn nhất miền Bắc

Chuyện lạ khó tin ở vựa vải thiều lớn nhất miền Bắc

Thay vì cảnh vải được bày ê hề, tấp nập mua bán và giá rớt thảm, năm nay, tại "thủ phủ" vải thiều Bắc Giang, tiểu thương săn đón, tranh mua.

Những ngày qua, người trồng  vải thiều Bắc Giang tại các xã Hồng Giang, Phượng Sơn, Quý Sơn (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang)... đứng ngồi không yên do hàng nghìn hecta (ha) vải không ra quả. Một số vườn khác, cho ra quả chỉ bằng 1/10 so với những năm trước.
Những ngày qua, người trồng vải thiều Bắc Giang tại các xã Hồng Giang, Phượng Sơn, Quý Sơn (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang)... đứng ngồi không yên do hàng nghìn hecta (ha) vải không ra quả. Một số vườn khác, cho ra quả chỉ bằng 1/10 so với những năm trước.
Nhà anh Giáp Văn Huynh trồng hơn 1 ha vải. Tuy nhiên, hơn 400 gốc năm nay không đậu quả. "Năm nay coi như mất trắng, tiền công chăm sóc, phân bón đổ xuống biển", anh Huynh nghẹn ngào nói.
Nhà anh Giáp Văn Huynh trồng hơn 1 ha vải. Tuy nhiên, hơn 400 gốc năm nay không đậu quả. "Năm nay coi như mất trắng, tiền công chăm sóc, phân bón đổ xuống biển", anh Huynh nghẹn ngào nói.
Nguyên nhân chính khiến vải thiều không ra quả và ra không đều là thời tiết. Năm nay quá nắng nóng, ít mưa và lạnh nên vải thiều không thể đậu quả.
Nguyên nhân chính khiến vải thiều không ra quả và ra không đều là thời tiết. Năm nay quá nắng nóng, ít mưa và lạnh nên vải thiều không thể đậu quả.
Nhiều hộ dân tại Lục Ngạn bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng xen kẽ các loại cây ăn quả với vải thiều để đem lại năng suất, thu nhập tốt hơn. "Chúng tôi muốn trung thành với vải thiều, nhưng bắt buộc phải trồng nhiều loại cây khác như cam Canh, cam Vinh, quất, chanh... để có đồng ra đồng vào", một nông dân tại Lục Ngạn nói.
Nhiều hộ dân tại Lục Ngạn bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng xen kẽ các loại cây ăn quả với vải thiều để đem lại năng suất, thu nhập tốt hơn. "Chúng tôi muốn trung thành với vải thiều, nhưng bắt buộc phải trồng nhiều loại cây khác như cam Canh, cam Vinh, quất, chanh... để có đồng ra đồng vào", một nông dân tại Lục Ngạn nói.
Hàng trăm ha vải thiều không ra quả, người dân phải tỉa cành sớm để chuấn bị cho mùa năm sau. Đến Lục Ngạn thời điểm này, điểm dễ nhận thấy là khung cảnh khá im ắng, không nhộn nhịp như những năm trước.
Hàng trăm ha vải thiều không ra quả, người dân phải tỉa cành sớm để chuấn bị cho mùa năm sau. Đến Lục Ngạn thời điểm này, điểm dễ nhận thấy là khung cảnh khá im ắng, không nhộn nhịp như những năm trước.
Nhà anh Giáp Văn Liên (thôn kép 1, xã Hồng Giang, Lục Ngạn) trồng vải theo tiêu chuẩn Global GAP (vải sạch) cũng rơi vào cảnh điêu đứng. Nếu như mọi năm số vải thu hoạch lên đến 6-7 tấn thì năm nay chỉ được 6 tạ.
Nhà anh Giáp Văn Liên (thôn kép 1, xã Hồng Giang, Lục Ngạn) trồng vải theo tiêu chuẩn Global GAP (vải sạch) cũng rơi vào cảnh điêu đứng. Nếu như mọi năm số vải thu hoạch lên đến 6-7 tấn thì năm nay chỉ được 6 tạ.
"Tôi chỉ mong hòa vốn chăm sóc", anh Liên vừa cắt quả vừa nói.
"Tôi chỉ mong hòa vốn chăm sóc", anh Liên vừa cắt quả vừa nói.
Từ sáng sớm, tại ngã ba Kim, ngã ba Chũ, Kép, những nơi luôn ùn tắc mỗi vụ vải thiều đến vào các năm trước thì nay không còn cảnh tấp nập.
Từ sáng sớm, tại ngã ba Kim, ngã ba Chũ, Kép, những nơi luôn ùn tắc mỗi vụ vải thiều đến vào các năm trước thì nay không còn cảnh tấp nập.
Vải thiều trở thành thứ quý hiếm tại đây, mỗi khi người dân đem vải đến chợ để bán liền được các tiểu thương săn đón. Giá vải vì thế cũng tăng lên. Hiện tại, giá bán buôn vải ở Lục Ngạn từ 30.0000 đến 50.000 đồng/kg, đắt hơn nhiều so với những năm trước. Những năm trước khi vải thiều được mùa, giá bán mỗi kg tại chợ có khi chỉ 3.000-5.000 đồng.
Vải thiều trở thành thứ quý hiếm tại đây, mỗi khi người dân đem vải đến chợ để bán liền được các tiểu thương săn đón. Giá vải vì thế cũng tăng lên. Hiện tại, giá bán buôn vải ở Lục Ngạn từ 30.0000 đến 50.000 đồng/kg, đắt hơn nhiều so với những năm trước. Những năm trước khi vải thiều được mùa, giá bán mỗi kg tại chợ có khi chỉ 3.000-5.000 đồng.
Điệp khúc "mất mùa được giá" là những gì đang xảy ra tại Lục Ngạn.
Điệp khúc "mất mùa được giá" là những gì đang xảy ra tại Lục Ngạn.
Một số tiểu thương Trung Quốc, Sài Gòn... đến vựa vải lấy hàng, nhưng phải đi 3-4 nhà mới đủ một xe. "Mọi năm, chúng tôi chỉ cần đến một nhà có thể chất đầy xe vải, nhưng năm nay phải đi nhặt nhạnh ở nhiều nơi", một tiểu thương đến từ Sài Gòn nói.
Một số tiểu thương Trung Quốc, Sài Gòn... đến vựa vải lấy hàng, nhưng phải đi 3-4 nhà mới đủ một xe. "Mọi năm, chúng tôi chỉ cần đến một nhà có thể chất đầy xe vải, nhưng năm nay phải đi nhặt nhạnh ở nhiều nơi", một tiểu thương đến từ Sài Gòn nói.
Cảnh tượng cân vải không còn chen chúc như những năm trước tại xã Quý Sơn (Lục Ngạn).
Cảnh tượng cân vải không còn chen chúc như những năm trước tại xã Quý Sơn (Lục Ngạn).
Bà Oanh (Phượng Sơn, Lục Ngạn) là chủ của khu vườn vải thiều 1 ha. Tuy nhiên, do mất mùa nên bà phải ra chợ để làm bốc vác, kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Bà Oanh (Phượng Sơn, Lục Ngạn) là chủ của khu vườn vải thiều 1 ha. Tuy nhiên, do mất mùa nên bà phải ra chợ để làm bốc vác, kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

GALLERY MỚI NHẤT