Chuyện kỳ bí quanh miếu thờ Thai Dương phu nhân

Người ta đến viếng bà với lòng kính cẩn, ngưỡng vọng trước bao giai thoại về sự ra đời của miếu bà đã có lịch sử mấy trăm năm.

Chuyện kỳ bí quanh miếu thờ Thai Dương phu nhân
Nằm ở góc ngã tư nhỏ trên đường Trương Thiều (đường Làng và đường Lầu cũ), miếu bà Thai Dương Phu Nhân (vợ của thần biển), hay còn gọi miếu bà Giàng luôn có số lượng người đến hương khói, chiêm bái đông đảo.
Những truyền thuyết ly kỳ
Thị trấn Thuận An, một thị trấn ven biển yên bình, cách TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 12km. Nơi đây, không chỉ được biết đến với bãi biển Thuận An, một kiệt tác của thiên nhiên thu hút đông đảo du khách hàng năm mà còn nổi tiếng với miếu thờ bà Thai Dương. Ngôi miếu cổ linh thiêng với nhiều giai thoại, những câu chuyện nhuốm màu liêu trai, gắn liền với nghề biển truyền thống mà biết bao thế hệ ngư chài truyền miệng cho nhau nghe.
Toàn cảnh miếu bà Thai Dương.
Toàn cảnh miếu bà Thai Dương. 
Bác Nguyễn Công Ái, ở làng Thai Dương Hạ, ngôi làng giàu truyền thống nơi miếu Thai Dương tọa lạc kể vanh vách cho chúng tôi nghe những sự tích về sự ra đời của miếu bà. Những giai thoại của cả người Chăm và người Việt đã có từ lâu. Từ thuở xa xưa khi mà thần linh còn sống với người phàm, người dân trong làng luôn biểu thị lòng tin mãnh liệt với các thế lực siêu nhiên, với mong cầu được tiếp thêm sức mạnh, được phù hộ, chở che, từ đó thêm đoàn kết, vững tâm vượt qua những khó khăn trong những ngày ra khơi.
Tục truyền rằng, xưa kia, trong làng có một người tên Danh Bố, lương thiện, nhưng không có cha mẹ, không nhà cửa, nghèo rớt mùng tơi, ngày ngày kiếm sống bằng nghề chài lưới. Một ngày nọ, gió lớn mưa to, biển động dữ dội, sóng gió gào thét ầm ầm, trời tối đen như bưng, nhưng vì trong nhà không còn gì ăn, Danh Bố bèn đánh liều ra biển cắt rớ một phen. Rong ruổi cả một ngày sóng to gió lớn ngoài biển nhưng không bắt được con cá nào. Chàng Danh Bố buồn bã đi dạt vào bờ, nhìn thấy một tảng đá vôi, chàng ta bèn đặt mình xuống tảng đá ngủ say sưa.
Trong cơn mộng mị, Danh Bố mơ thấy một Nữ thần trông mỏng manh như cành liễu, thần sắc tinh anh, dáng dấp sang trọng, dung nghi cao quý với những bước chân vững chãi, thảnh thơi tiến đến gần chàng cất cao giọng nói: "Ta là nữ thần Thai Dương, ngươi là người phàm tục sao dám dựa vào ta thế?". Danh Bố vì hoảng sợ mà tỉnh giấc, vội vàng khấn vái trước phiến đá mà nói rằng: "Con quê mùa ngu dốt, xin thần xá tội. Nếu thần giúp cho con đi nghề được may mắn thì công thần ấy con xin ghi lòng tạc dạ".
Thế rồi hôm đó và những ngày hôm sau, cá như tìm về lưới của chàng Danh Bố khiến chàng ta mải mê bắt tôm bắt cá, từ khi sương mù lãng đãng đến lúc trăng khuya thênh thênh mới quay trở về. Cảm kích vị nữ thần, Danh Bố bèn dựng một miếu tranh để thờ phiến đá. Dân làng thấy làm lạ, hỏi ra mới biết sự tình bèn chung tiền của, xây dựng một cái miếu khang trang rồi rước phiến đá về phụng thờ. Từ đó, nữ thần giúp đỡ rất nhiều cho dân làng, đi biển hầu như chẳng bao giờ trở về tay không, ghe thuyền cũng không gặp nạn bão tố nữa. Trước khi dong buồm ra khơi xa, dân làng không bao giờ quên đến miếu Nữ thần Thai Dương cầu khẩn mong được phù hộ.
Quan tài đựng những viên đá được đặt trên điện thờ trong miếu bà.
 Quan tài đựng những viên đá được đặt trên điện thờ trong miếu bà.
Ngọc thiêng nghìn năm trong phiến đá
Bên cạnh truyền thuyết của người Việt, những người Chăm xưa kia cũng có một điển tích về miếu bà Thai Dương. Vào năm 1555, sách Ô Châu Cận Lục có ghi, tục truyền bà Thai Dương là người Chăm. Lúc nhỏ nhà chỉ có hai anh em, mồ côi cha mẹ, sống với nhau trong cảnh nghèo khổ.
Một hôm, hai anh em cãi lộn, người anh tức giận cầm giao khía vào gáy làm người em bị thương. Người anh bỏ ra nước khác làm ăn, tới khi giàu có vượt biển trở về. Hai người ngẫu nhiên gặp lại nhau, nhưng không nhận ra nhau, kết nghĩa vợ chồng, sau đó bà mang thai.
Một hôm, chồng thấy ở gáy vợ có vết sẹo hỏi vì sao thì bà kể. Nghe xong chồng sợ hãi và ân hận, nhưng giấu không cho bà biết mình là anh, đợi đến đêm khuya hôm ấy dùng thuyền vượt biển trốn đi. Bà Thai Dương vì nhớ chồng ra ngồi trên bãi biển mà khóc, hóa thành một khối đá.
Đêm nọ, có một ngư phủ ra làm nghề biển, nằm gối đầu lên khối đá mà ngủ. Ông nằm mộng thấy người đàn bà mang thai lay đầu mình dạy bảo rằng: "Chớ chạm vào thai ta". Ngư phủ tỉnh dậy không thấy ai khấn rằng: "Thần có thiêng xin đêm nay phù hộ cho ta bắt được nhiều cá". Quả nhiên, hôm đó ông đạt được ý nguyện như lời cầu xin. Dân chài trong địa phương cùng nhau lập đền thờ. Mỗi lần họ cầu xin điều gì đều được như ý.
Một người đàn ông làm nghề hàng mã, tên Líp, năm nay gần 60 tuổi nhà ở gần miếu bà cho biết: Ngày ông còn nhỏ, cha ông thường kể câu chuyện về miếu bà cho ông nghe. Người xưa không ai tỏ tường những giai thoại về nguồn gốc bà Thai Dương thực hư ra sao vì câu chuyện xảy ra đã mấy trăm năm. Nhưng phiến đá mà chàng Danh Bố và dân làng thờ khi ấy vẫn còn hiên ngang nằm đó. Người ta đồn rằng trong phiến đá có rất nhiều viên trân châu quý hiếm, là trái tim của bà Thai Dương, ai sở hữu những viên ngọc ấy sẽ giàu có suốt đời và trường sinh bất lão. Dân làng tuy biết vậy, nhưng vì lòng tôn kính bà nên không một ai có ý định chiếm hữu.
Đến giờ người dân ở đây vẫn lưu truyền câu chuyện ngày ấy, thuyền bè của các nước ngoại quốc như vẫn thường ghé qua biển nước ta hoặc để mua thức ăn, hoặc kiếm củi hay tìm nước ngọt. Một hôm có chiếc ghe của quân Nhật ghé vào biển cửa Thuận. Thủy thủ lên bờ, kéo nhau vào trong làng. Mấy người thủy thủ khi đi qua miếu, biết trong phiến đá có ngọc nên nổi lòng tham. Thế là cả bọn hò nhau chuyển tảng đá ra ngoài miếu, rồi một gã to lớn vung rìu sắt chém mạnh vào tảng đá. Tảng đá vỡ vụn thành nhiều mảnh. Trong khi, những tên thủy thủ lúi húi thi nhau nhặt Phát Ngọc, thì gã to lớn chém tảng đá bỗng ngã lăn xuống đất thổ huyết mà chết. Những tên thủy thủ khác thấy vậy sợ hãi, vội vàng vơ hết Trân Châu lên thuyền bỏ chạy.
Đến một phong tục kỳ lạ
Trời thanh bể lặng, ấy vậy mà khi vừa ra khơi được một quãng thì chiếc thuyền của thủy thủ Nhật bị lật rồi chìm nghỉm. Người dân trong làng vội chèo thuyền ra cứu đám khách buôn nhưng không cứu được một ai. Những người dân trong làng chứng kiến cảnh chết chóc thì kinh hoàng bạt vía, cho là do bà nổi giận. Sau này đó, các bô lão trong làng liền họp tại miếu, đóng một cỗ quan tài sơn son thiếp vàng, xây một cái hộc giữa miếu rồi hạ cỗ quan tài xuống, tiếp tục hương khói như trước kia. Ngày nay, vào mỗi buổi chiều tầm 4 - 5h từ đất liền trông ra cửa Thuận sẽ trông thấy những ánh sáng lấp lánh được phát ra, người dân địa phương tin rằng ánh sáng ấy chính là hào quang của những viên ngọc còn sót lại.
Cho đến ngày nay, người dân làng Thai Dương vẫn một lòng sùng bái bà. Hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người dân Thuận An thường làm lễ tế bà. Đến đầu xuân, cứ 3 năm một lần, dân làng Thuận An ngoài làm lễ cúng tế tại miếu Thai Dương, còn tổ chức lễ tế thần để cầu may. Trên bến nước cạn, người dân lấy lưới bao vây những đứa trẻ nhỏ trần truồng tượng trưng cho đàn cá, những người khác làm khách hàng mang thúng rổ đến mua và cũng cò kè bớt một thêm hai. Khi mua xong, họ chở bọn trẻ nhỏ sang bên kia bờ mới thả cho chúng chạy mỗi đứa mỗi ngả.
Từng được Chúa phong tước

Bác Tôn Thất Ninh, Trưởng ban trị sự làng Thai Dương Hạ cho biết: Thai Dương Phu Nhân từng được phong tước Thai Dương linh ứng Đoan Thục Nhu Thuận Trinh Tú Huệ Đức Cẩn Hạnh phu nhân chi thần. Chuyện là dưới đời Thần Tôn Hiếu Chiêu Hoàng Đế (1636 - 1648), việc tiếp tế cho quân lính thường do đường thủy. Binh sỹ đóng ở biên giới đã đến ngày cạn lương. Chúa mới vội vàng phái một đoàn thuyền tải gạo đi tiếp tế. Thuyền xưa kia chạy bằng buồm, phải có gió mới vượt trùng dương thẳng tiến được. Tiếc thay, đã mấy tuần liền không có lấy một làn gió nhẹ, thuyền đành đổ mãi ở bờ. Chúa nóng lòng bèn phái người đến miếu Thai Dương làm lễ cầu khấn, cuộc tế lễ vừa xong thì gió to nổi lên, đưa đoàn thuyền đến nơi đến chốn bình an. Khi quân lính thắng trận trở về, Chúa vì nhớ ơn nữ thần mới phong tước vị để cảm tạ.   

Ngôi miếu thờ và cách cúng bái có một không hai

Ngôi miếu thờ và cách cúng bái có một không hai
- Mỗi năm vào một ngày duy nhất của tháng 3 âm lịch, người dân làng Pò Háng, xã Bính Xá, huyện Đình Lập, Lạng Sơn lại tưng bừng giết trâu, mổ lợn để lấy... phân ra tế thần linh.

Bát phân trên... ban thờ

Có lẽ trên dải đất hình chữ S này chỉ mỗi đình Pò Háng mới có phong tục lạ kỳ là cúng thần hoàng làng bằng phân trâu, lợn, bò, gà...

Cụ Hoàng Văn Hội, Thủ từ đình Pò Háng mặc dù đã 80 tuổi nhưng vẫn cố gắng dẫn chúng tôi băng qua sông Kỳ Cùng chảy xiết để tới đình Pò Háng nằm trên một mô đất cao, bằng phẳng bên bờ sông Kỳ Cùng.

Trước đây, khi Nhà nước chưa mở con đường mới đi dọc theo sông Kỳ Cùng thì cộng đồng dân tộc Tày sinh sống bên mô đất cao cùng với đình Pò Háng. Sau đó, dân ở đây chuyển sang mặt đường mới bỏ lại ngôi đình cùng mưa, nắng. Nhiều năm sau, ngôi đình không được trông coi cẩn thận nên cỏ mọc um tùm, trâu bò của người dân thả rông bơi qua sông sang bên mô đất ăn cỏ đã vào đình trú mưa, nắng. Vì bị trâu, bò húc nhiều nên chỉ sau một trận bão, ngôi đình đã đổ sập.

Rồi người dân lại góp công, góp của dựng lại ngôi đình và cử người hương khói đều đặn, nhưng đình cách xa khu dân cư nên việc chăm sóc không được thường xuyên, mỗi tháng chỉ được thắp hương vào ngày rằm mồng 1 và 15.  Hằng năm vào tháng 3 âm lịch người dân mới lại quần tụ đến ngôi đình tổ chức lễ hội, thịt trâu, mổ bò, lợn, gà để cúng tế thần linh cầu mong mùa màng bội thu.

Cụ Hoàng Văn Hội vừa hì hụi bới những đám cỏ dại cao ngút đầu người vừa kể về lễ hội của ngôi đình kỳ lạ vào loại bậc nhất Việt Nam: "Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần vào ngày Bính hoặc ngày Đinh trong tháng 3 âm lịch. Nếu năm nào cúng mổ bò thì thôi không mổ trâu và ngược lại. Nhưng dù đã mổ trâu hay bò thì vẫn phải mổ lợn. Trong trường hợp năm nào làng không có trâu, bò để mổ cúng thì phải thịt 5 con lợn khoảng 1 tạ để thay thế. Khi mổ thịt các con vật... người dân phải lấy một bát phân trong ruột con vật, khi cúng bát phân phải để lên ban thờ ngay cạnh con lợn, trâu hoặc bò".

Việc cúng phân chỉ được thực hiện vào một ngày duy nhất trong năm, những ngày rằm chỉ thắp hương chứ không được cúng thịt, cá.
Việc cúng phân chỉ được thực hiện vào một ngày duy nhất trong năm, những ngày rằm chỉ thắp hương chứ không được cúng thịt, cá.

Không cúng phân sẽ bị coi là phạm luật

Nhiều người cao tuổi làng Pò Háng bảo rằng, phong tục này có lẽ xuất hiện từ khi nào không ai nhớ nổi. Khi họ sinh ra đã thấy có phong tục này. Vui nhất là vào những ngày lễ hội, từ người già cho đến trẻ con lại tụ tập xung quanh đám trai làng thịt lợn rồi bịt mũi xem người lớn mổ bụng lợn, trâu, bò moi phân làm đồ cúng.

Lợn, trâu, bò... sau khi mổ ra thì phải đem tế sống chứ không được luộc chín, cúng xong dân làng đem tất cả trâu, bò, lợn... xuống để thụ lộc. Lúc thụ lộc thì cả làng ai cũng phải được ăn một miếng thịt cúng, nếu không thì cả năm sẽ gặp vận đen đủi.

Điều đặc biệt là mỗi khi thịt con vật gì đó làm đồ cúng, kể cả những con vật nhỏ nhất, thì người dân phải moi ruột con vật đó ra lấy một ít phân để cúng cùng, nếu không thì sẽ bị coi là phạm luật làng.

Tò mò ngôi miếu lạ thờ 12 tên cướp ở Lạng Sơn

Tò mò ngôi miếu lạ thờ 12 tên cướp ở Lạng Sơn
Nhiều người cho biết, ở Việt Nam, miếu Xa Vùn là ngôi miếu duy nhất được dựng lên để thờ 12 tên cướp. Được biết, quanh miếu có tới 18 cây nghiến cổ thụ rất có giá trị nhưng không lâm tặc nào dám chặt phá.

Mỗi khi đặt chân đến thôn Khưa Cả (xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn), những người khách lạ lại kéo đến thắp hương tại miếu Xa Vùn. Tương truyền, khi những tên cướp chết, người dân nơi đây đã chứng kiến nhiều việc lạ liên tiếp xảy ra. Cho là bị hồn ma của chúng quấy nhiễu, người dân đã tiến hành xây miếu Xa Vùn để thờ tự.

Truyền thuyết về miếu Xa Vùn

Vừa đến xã Trấn Yên, hỏi đường về thôn Khưa Cả, một người đàn ông trung niên hỏi chúng tôi: “Các chú định tìm hiểu về miếu Xa Vùn à? Nó cách đây gần hai cây số. Vào đấy thắp hương nhưng nhớ đừng có chụp ảnh. Không cẩn thận là gặp tai họa đó”. Câu nói của người đàn ông này khiến cho chúng tôi cảm thấy tò mò.

Chúng tôi quyết đến tận nơi để mục sở thị và nghe những câu chuyện liên quan đến miếu thiêng. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là 18 cây nghiến cổ thụ rợp bóng mát đang che chở cho một ngôi miếu nhỏ. Những gốc cây đại thụ to đến nỗi bốn, năm người ôm không xuể. Đón chúng tôi trước cửa miếu là ông Hoàng Văn Dần - thổ nhang miếu Xa Vùn. Lâu mới có khách lạ đến thăm, ông Dần mừng ra mặt.
Khu đồi nghiến hàng trăm năm nay không ai dám xâm phạm
Khu đồi nghiến hàng trăm năm nay không ai dám xâm phạm

Rót cho những người khách đường xa cốc nước vối thơm mát, ông Dần tâm sự: “Miếu Xa Vùn dịch ra tiếng dân tộc chúng tôi (dân tộc Tày - PV) có nghĩa là Núi Củi. Tất cả bô lão trong làng đều nhớ như in sự ra đời của nó”.

Được biết, khi ông Dân còn bé thường đi chăn trâu qua đây. Ngày ấy, cứ hễ trời mưa to gió lớn là miếu lại xiêu vẹo như sắp đổ. Không ai bảo ai, người dân cứ thay phiên nhau ra dựng, lợp lại miếu. Rồi đến một ngày, ngôi miếu xập xệ đến mức người ta không thể tu sửa được nữa thì cuối năm 2011, chính quyền xã Trấn Yên đã đầu tư xây lại miếu to bằng một gian nhà để lấy chỗ cho nhân dân thờ cúng.

Ngồi bên cạnh ông Dần, cụ Hoàng Thế Cường, 82 tuổi, nhíu mày kể cho chúng tôi nghe về cái nguồn gốc sâu xa của miếu lạ. Tương truyền xưa kia, một ngày nọ bỗng có 12 tên cướp từ đâu kéo đến cướp bóc tài sản và đánh đập dân lành. Không chịu được cảnh lũ cướp hại dân, người dân nơi đây đã bí mật tập hợp nhau, bày mưu đuổi chúng đi.

Tuy nhiên, những tên cướp hung hãn biết chuyện liền dùng đao, kiếm định giết dân. Đến nước cuối cùng, người dân thôn Khưa Cả đành ra tay giết chúng để trừ họa. Sau khi hạ được lũ cướp táo tợn, họ bỏ xác chúng vào bao rồi ném xuống suối trả về nơi mà chúng đến. Tuy nhiên, khi 12 cái xác này trôi đến ngã ba Phai Lý (xã Trấn Yên) thì bị mắc lại ở những chông đá lởm chởm. Thấy vậy, người dân nơi đây liền chôn bọn cướp ngay chỗ đó.

Cứ tưởng từ đây cuộc sống người dân sẽ được yên ổn trở lại. Tuy nhiên, trong những ngày sau đó, vật nuôi trong làng liên tục bị chết không rõ nguyên nhân, mùa màng thất bát. Hơn nữa, tại ngôi mộ chôn lũ cướp bỗng nhiên xuất hiện một tổ ong lớn. Nhiều lần, hàng nghìn con ong trong chiếc tổ “khủng” này bỗng nhiên bay ra đốt chết người đi đường.

Theo ông Cường, trong thôn có rất nhiều tổ ong nhưng chưa bao giờ người ta thấy con vật nhỏ bé này lại hung hãn đến như vậy. Nghĩ là có điềm xấu nên dân làng Khưa Cả lập nên một cái miếu thờ 12 tên cướp. Có lẽ, họ lập miếu cũng chỉ để người dân an tâm hơn. Sau khi ngôi miếu được hoàn thành bỗng dưng đúng chỗ đó mọc lên 19 cây nghiến mà theo các cụ cao niên thì độ tuổi tối thiểu của những cây này cũng phải tầm 5 thế kỷ.

Những chuyện hoang đường

Vũ khí hủy diệt khủng khiếp trong mộ Tần Thủy Hoàng

(Kiến Thức) - Đội quân đất nung 2.000 năm tuổi trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được trang bị vũ khí hủy diệt có thể hạ gục kẻ thù chỉ với một mũi tên.

Vũ khí hủy diệt khủng khiếp trong mộ Tần Thủy Hoàng
Các chiến binh trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều được trang bị một loại vũ khí hủy diệt cực lợi hại, có khả năng hạ gục đối phương chỉ với một mũi tên duy nhất.
Các chiến binh trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều được trang bị một loại vũ khí hủy diệt cực lợi hại, có khả năng hạ gục đối phương chỉ với một mũi tên duy nhất. 

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới