Chuyện kinh hãi về người rừng ẩn hiện như quỷ ở Lai Châu

Tay người rừng này xuất quỷ nhập thần, vào các bản ăn trộm nhanh như chảo chớp, chưa ai bắt được hắn.

Chuyện kinh hãi về người rừng ẩn hiện như quỷ ở Lai Châu
Kỳ 1: Nỗi khiếp đảm của dân bản
Xã Nậm Ban – thủ phủ của người Mảng thuộc huyện Nậm Nhùn (Lai Châu). Muốn đến xứ sở xa ngái này, ai cũng ngại bởi con đường dẫn vào xã đèo cao, dốc đứng.
Nậm Ban nằm lọt thỏm dưới thung lũng, nơi có dòng suối Nậm Ô quanh năm tuôn chảy. Những ngôi nhà của bà con người Mảng nằm treo leo bên sườn núi. Bao năm qua, tộc người này đang vật lộn với đời sống thường nhật để từng bước hòa mình với xứ sở văn minh.
Giữa lúc nhà nhà lo hòa nhập, tiến cho kịp miền xuôi, tại bản Nậm Ô có 1 thanh niên của bản tên là Lý A Tinh (SN 1990) từ nhiều năm nay bỗng “hóa” thành người rừng. Tinh khước từ cuộc sống văn minh. Tinh lột bỏ quần áo, ở trần, ăn sống xít như con người thuở hồng hoang. Ngày tinh trốn biệt trong rừng thẳm. Đêm xuống, Tinh mò tới các bản kiếm ăn. Bà con người Mảng ở Nậm Ban đang lo ngay ngáy vì sự tác oai, tác quái của tay người rừng chạy nhanh như sóc này.
Chuyen kinh hai ve nguoi rung an hien nhu quy o Lai Chau
Người Mảng ở Nậm Ban rất bức xúc về người rừng Lý A Tinh. 
Bản Nậm Ô nằm cạnh suối Nậm Ô thơ mộng. Những ngôi nhà sàn của bà con người Mảng nằm san sát bên nhau như nêm cối. Sống ở vùng sơn cước, nhưng đất ở cho bà con nơi đây lại vô cùng chật hẹp.
Đêm đầu đến bản, tôi nghỉ lại tại nhà chị Chìn Me Long, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nậm Ban. So với các gia đình khác, gia đình chị Long thuộc diện khá giả, có của ăn của để.
Chị Long có 8 con lợn nái, 21 con trâu, bò. Nhẩm đi tính lại, chị có tiền tỷ trong tay. Những tưởng ở nơi góc núi, xó rừng này, lợn, gà thả rông ngoài vườn, chẳng bao giờ mất, ấy thế mà mặt trời khuất sau đỉnh núi xa mờ, chị Long đã tất bật lùa đàn lợn về chuồng, cho đám gà vào lồng rồi đưa vô bếp khóa cẩn thận. Chị làm mọi việc gấp gáp như để chạy đua với thời gian.
“Mấy đêm trước, thằng Tinh đã về rình nơi góc rừng rồi. Nó còn tiến sát chuồng trâu nhà tôi. Mình mà sơ sểnh là nó cuỗm ngay”, vừa nói chị Long vừa đưa mắt về phía rừng già với thái độ đầy thận trọng.
Sau cả buổi chuẩn bị đón khách, bữa cơm tươm tất được gia chủ dọn ra đãi khách. Chị Long cẩn thận xuống bếp, bê nồi cơm lên nhà đặt gần mâm cơm. Anh Đới –chồng chị nhìn vợ mà không giấu nổi nỗi lo: “Mấy lần nhà tôi dọn cơm xong, tự nhiên nồi cơm không cánh mà bay. Hóa ra, A Tinh đã rình ngoài cửa từ bao giờ, đợi không có người để ý là Tinh “cuỗm” luôn cả nồi cơm. Hắn đã lấy cơm là mất luôn cả nồi”.
Dường như thói quen đề phòng mất trộm đã ngấm vào “máu” của từng thành viên của gia đình này. “Đôi dép, xoong, nồi và bất cứ thứ gì ăn được là thằng Tinh nó lấy ngay. Tết vừa rồi, nhà tôi có thịt con lợn treo ở bếp, nó cũng xơi sạch rồi”, mỗi khi nói đến người rừng A Tinh là chị Long lại sởn da gà. Suốt 3 năm qua, gia đình chị Long luôn sống trong cảnh phấp phỏng và bất an. Người rừng Lý A Tinh đã gieo nỗi khiếp đản mỗi khi đêm về.
Đêm đó, ngủ tại ngôi nhà sàn của gia đình chị Long. Những tưởng sau chặng đường dài, mình đã tìm được nơi nghỉ thơ mộng và yên bình, nào ngờ chúng tôi bị đánh thức liên tục vì tiếng cho sủa rất dữ ở dưới nhà.
Mỗi lần như vậy, vợ chồng chị Long hô nhau dậy. Người cầm đèn pin, người cầm dao lao vội xuống nhà. Thoáng trong ánh đèn pin dọi về phía rừng chỉ thấy lá cây động đậy, chứ không thấy một bóng người.
Vợ chồng chị ngồi bên hiên nhà sàn cho đến khi bản yên ắng trở lại mới vào nhà. Anh Đới bảo: “Hầu như đêm nào vợ chồng tôi cũng phấp phỏng, giấc ngủ chẳng yên. Thằng Tinh về bản là chó sủa ầm ĩ. Những chú chó săn thiện nghệ của bản được bà con cất công chăm sóc cẩn thận mà cũng chỉ nhìn Lý A Tinh “vượt mặt” mà không sao ngăn nổi. A Tinh nhanh như con sóc, vừa nhìn thấy nó cửa trước, nó đã vòng ra cửa sau nẫng đồ rồi mất hút vào rừng. Vợ chồng tôi rình nhiều ngày mà không sao tóm được nó”.
Ánh trăng hạ tuần treo lơ lửng trên nền trời xanh thăm thẳm nơi cuối trời Tây Bắc, hương rừng thoang thoảng đưa. Khi cả nhà chị Long chuẩn bị ngủ tiếp, bỗng có tiếng kêu phía nhà chị Đỗ Thị Diễn – người ở miền xuôi lên bán hàng tạp hóa ở đầu bản Nậm Ô.
Hóa ra A Tinh không bắt được gà của nhà chị Long, hắn đã ra nhà chị Diễn. Vừa đến nhà chị Long, chị Diễn mặt mày đỏ gay: “Bực không chịu được. Có đàn gà gần chục con, nó bắt dần, bắt mòn gần hết rồi. Có hôm tôi nhìn thấy nó bắt gà mà không dám ra đuổi. Thân gái một mình, trong khi A Tinh trần như nhộng còn hù dọa cả tôi nữa”.
Dường như gà luôn là món ăn khoái khẩu của người rừng A Tinh. Nhà chị Tào Me Liên ở cạnh nhà chị cũng bị Tinh xơi sạch cả đàn gà. Ở bản Nậm Ô này dường như nhà nào cũng mất gà, mất lợn. Những phi vụ oanh tạc vào bản bắt trộm gà, trộm lợn của A Tinh ngày càng thiện nghệ và tinh vi hơn.
Nhắc tới A Tinh là người dân nơi đây dị ứng. Ai cũng gán cho A Tinh cái biệt danh “cú đêm”, “chồn bay” hay “sóc bay” với thái độ thù hằn.
Gia đình ông Nùng A Biên có trại ở trên núi cũng vừa đứng ngồi không yên vì 28 con gà của gia đình lần lượt bị A Tinh bắt đi. Ông Biên đã canh phòng rất cẩn thận, nhưng A Tinh nhanh như con sóc. Thoáng cái A Tinh đã bắt được gà mang đi. Tinh bắt gà lên núi vặt lông, nướng qua quýt là chén liền. Có người còn nhìn thấy A Tinh ăn cả thịt sống.
Ông Biên còn kể, có lần A Tinh mò đến bản Mông bắt trộm lợn. Trai bản nơi đó phát hiện, họ dùng cung, nỏ đuổi theo tên trộm tinh quái. A Tinh chạy ra đến vực. Mấy trai bản cười hả hê, trong ánh đèn pin nhập nhoạng, họ giương nỏ lên dọa tay người rừng. Ai cũng nghĩ lần này A Tinh có cánh cũng không chạy thoát nổi. Trước những mũi nỏ đang chĩa về phía mình, A Tinh không lưỡng lự nhảy luôn xuống vực.
Sáng hôm sau, đám trai bản này, tất dây để xuống vực xem có thấy xác của A Tinh không. Điều lạ là không thấy bất cứ một giọt máu, hay dấu vết nào bị thương của người rừng cả. Đêm hôm sau, A Tinh trở lại bản bắt liền mấy con lợn để trả thù.
Ông Lý A Quân, Trưởng bản Nậm Ô cũng xác nhận, từ ngày Tinh “hóa” người rừng, cái bản này mất trộm như cơm bữa. Không gia đình nào được yên ổn cả. Xưa, lợn, gà của bà con thả đầy ngoài vườn. Con nào lạc đàn được bà con mang trả lại, nay A Tinh chén sạch, chẳng tha con nào cả.
Gặp bất cứ một công dân người Mảng nào hỏi về A Tinh, họ đều nổi xung rồi cười trừ vì suốt 3 năm qua, họ đã “bó tay” trước những phi vụ đột nhập do người rừng A Tinh gây ra.
Đến thăm nhà anh Lý A Hiên - anh trai của A Tinh, ai cũng rầu lòng. Nhà anh Hiên ở gần bìa rừng, nên thi thoảng Tinh có về nhà anh Hiên kiếm cái ăn. Anh Hiên kể, dù ở rừng, nhưng hắn khôn lắm! Nếu mình để bát cơm riêng lẻ ở bếp, không bao giờ A Tinh lấy ăn. Hắn sợ người khác bỏ độc vào thức ăn. Hắn chỉ thích ăn cơm ở trong nồi đặt trên bếp.
Kể về người em trai của mình, anh Hiên không giấu nổi nỗi xót xa: “Nó bỏ đi mấy năm rồi. Nó không thích ngủ ở nhà nữa. Nó chỉ thích ra rừng ở thôi”.
Mời quý độc giả xem Video Người rừng trèo cây thoăn thoắt:

Cuộc sống của 2 chị em người rừng giữa ốc đảo hoang vắng

Giữa vùng trung du rộng lớn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh phúc vẫn tồn tại cuộc sống khác người của hai chị em "người rừng".

Cuộc sống của 2 chị em người rừng giữa ốc đảo hoang vắng
Cuoc song cua 2 chi em nguoi rung giua oc dao hoang vang
Con đường dẫn đến "ốc đảo" của hai chị em “người rừng” đơn thân Nguyễn Thị Ngọc (66 tuổi) và Nguyễn Thị Môn (55 tuổi) tại thôn Ngọc Liễn, xã Liên Hoà, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) quanh co, lầy lội và hoang vắng. 

Cuộc đời ly kỳ của người rừng có khả năng giao tiếp với muông thú

Với ông Bình, rừng là nhà, muông thú là bạn không thể tách rời nhau. Đặc biệt, ông còn có thể giao tiếp với muông thú...

Cuộc đời ly kỳ của người rừng có khả năng giao tiếp với muông thú

Coi rừng là nhà

Khi chúng tôi đang mò mẫm đi vào cánh rừng già của bản Tra (xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) để tìm “đại bản doanh” của “người rừng” Bùi Văn Bình (người có khả năng giao tiếp với muông thú) thì giật mình bởi giọng của một người phụ nữ: “Đến tìm ông Bình giời đày hả? Ăn gan hùm à mà đến đây? Thôi lên đi, có nhà đấy, tôi vừa thấy ông ấy mang gạo đi cho sóc, chuột rừng ăn. Chúng là những người bạn thân nhất của ông Bình đấy”.

Người trong bản Tra kháo nhau, khu rừng này là nơi tụ tập của những oan hồn. Đêm nào người ta cũng nghe tiếng khóc ai oán phát ra. Ngoài ông Bình thì chỉ có những bậc cao niên, gan dạ mới dám đến đây.

Ngôi nhà nhỏ của ông Bình giữa rừng thiêng.

Ngôi nhà nhỏ của ông Bình giữa rừng thiêng.

Thấy người lạ, ông Bình tỏ ra e dè và đầy cảnh giác, buông lời nặng nề: “Tìm tôi làm gì? Định vào đây hại bạn bè của tôi à? Chúng có tội tình gì? Còn nếu vào khuyên tôi xuống núi thì về luôn đi cho đỡ mất công”.

"Người rừng" Bùi Văn Bình vừa bước sang tuổi 45, đấy là người ta nói thế chứ bản thân ông cũng chả nhớ mình sinh năm nào, bao nhiêu tuổi. Bởi ông đã ở nơi rừng thiêng nước độc này mấy chục năm rồi.

“Đại bản doanh” của ông Bình chỉ là một ngôi nhà nhỏ nằm chon von giữa lưng chừng núi. Điều lạ là hơn 20 năm nay gần như ông không ăn đến hạt gạo nào, thức ăn chính là đu đủ xanh đun với nước suối, sắn và măng rừng.

Người đời cho rằng ông bị giời đày, không thì cũng bị con ma rừng bắt lên chịu tội. Thế nhưng với ông Bình, sống ở nơi “thâm sơn cùng cốc”, ông không có một ngày buồn. Vì sự lập dị của ông Bình, người ta đã thêu dệt biết bao câu chuyện huyễn hoặc về cuộc sống hoang dã của “người rừng” này.

Ông Bình bên chảo đu đủ xanh mà ông ăn quanh năm.

Ông Bình bên chảo đu đủ xanh mà ông ăn quanh năm.

Trẻ con quanh đây đêm đến tuyệt nhiên không dám ra khỏi nhà bởi đêm nào cũng có tiếng cười của ông Bình văng vẳng. Nhất là vào những đêm trăng sáng, người ta nói rằng ông cười từ tối đến sáng, đó cũng là lúc muông thú kéo về nhà ông chật cứng.

Bà Bùi Thị Hải (chị ruột ông Bình) cho biết, sau nhiều lần thuyết phục ông Bình hạ sơn bất thành thì cứ khoảng 1 tháng, con trai bà Hải lại mang gạo lên tiếp tế cho ông.

Những ngày đầu, mọi người nghĩ ông Bình ăn khỏe vì bao nhiêu gạo mang lên cũng hết. Gia đình sinh nghi, sau thời gian theo dõi mới biết ông Bình không ăn lấy một hạt, tất cả gạo được ông mang cho chim, chuột rừng, sóc ăn hết. Thương em, bà Hải vẫn thường xuyên mang gạo lên cho ông.

Căn bếp nơi ông Bình thường giao tiếp với muông thú.

Căn bếp nơi ông Bình thường giao tiếp với muông thú.




Cuộc sống hoang dã

Dẫu biết ông Bình ở nơi thâm sơn ấy, biết bao điều nguy hiểm rình rập, rồi tuổi ngày một cao, liệu ông còn có thể trụ được bao lâu? Nhưng gia đình đành bất lực, coi đó là điều đương nhiên. Có lẽ hơn 20 năm sống một mình trong rừng đã dạy cho ông cách sinh tồn.

Bà Hải nói: “Dù sống trong rừng, quần áo chẳng có, ăn uống linh tinh nhưng chẳng khi nào thấy ông ấy ốm đau cả. Đã có lần, nhân viên của trạm y tế xã lên tận nơi khám, phát thuốc nhưng ông ấy một mực từ chối. Thôi cũng đành chịu, ông ấy có rừng che chở rồi”.

Cánh rừng già nơi ông Bình sống.

Cánh rừng già nơi ông Bình sống.


Đưa bàn tay sần sần như gốc cây rừng lên trước ngọn đèn dầu, ông Bình gọt quả đu đủ nhanh thoăn thoắt, rồi thả vào chảo nước đang lăn tăn sôi. Ông vừa đảo đu đủ, vừa nói: “Đu đủ xanh ở đây ngon lắm đó, không đâu sánh được. Tôi chẳng mấy khi ăn cơm, chỉ ăn đu đủ cũng sướng rồi”.

Ông kể: “Sống ở đây một mình kể cũng nguy hiểm. Tôi chỉ có vài lần trượt chân ngã, chứ tuyệt nhiên không bao giờ bị thú hoang hay rắn độc làm hại. Chẳng hiểu sao chúng nó thân tôi lắm, thấy bóng tôi chẳng bao giờ chạy, cứ quấn lại gần”.

Ám ảnh cuộc sống văn minh

Gia đình ông Bình rất đông anh em. Ông là người thông minh, khéo tay lại tài hoa nhất nhà. Vì gia đình quá nghèo, ông phải bỏ học giữa chừng để đi làm, giảm gánh nặng cơm áo cho bố mẹ.

Chưa đầy 20 tuổi, ông được đánh giá là một thợ mộc có nghề nhất bản. Do có tay nghề giỏi, ông được rất nhiều nơi mời về dựng nhà, làm cửa. Công việc bận rộn, ông Bình có thể đi biền biệt cả tháng.

Năm ấy, ông đi cả mấy tháng mới trở về nhà, chị gái thấy ông không ăn uống gì, vào nhà nằm li bì. Sáng hôm sau, ông bật dậy lấy hương trên bàn thờ đốt rồi cắm khắp nơi, miệng lẩm nhẩm điều gì đó.

Ông Bình sống một mình nhưng chẳng mấy khi thấy ông ốm đau.

Ông Bình sống một mình nhưng chẳng mấy khi thấy ông ốm đau.

Rồi ông Bình lang thang khắp nơi, chẳng nói chẳng rằng, gặp gì ăn nấy. Mỗi lần như vậy, người nhà lại chia nhau đi tìm, đưa ông về nhà. Nhưng được vài giờ, ông lại lẩn mất. Rồi ông lặn một hơi vào rừng của bản Tra sinh sống từ đó đến nay.

Đã có lần vì nể người thân, ông Bình trở về cuộc sống văn minh. Lần ấy là bà Hải lên khuyên ông về bản ở sẽ được sung sướng, có nhà ở, có cơm ăn, lại được xem ti vi, nếu ổn còn được lấy vợ sinh con. Không phải vì ham cuộc sống như vậy mà ông Bình xuống. Ông xuống vì thương chị gái nhiều lần vất vả lên núi tìm em trai.

Quá lâu không được tiếp xúc với thế giới văn minh, mọi thứ trước mắt ông Bình đều lạ lẫm. Đang ngồi uống nước trong nhà, ông Bình thấy chồng bà Hải vừa đi xe máy về. Ông này vội đi vệ sinh nên không tắt máy, ông Bình ngạc nhiên nhảy lên xe ngắm nghía.

Vì không biết đây là “con vật gì”, trong lúc tò mò tay ông Bình vít vào ga xe máy. Chiếc xe máy bốc đầu lao thẳng về phía chuồng lợn. “Người rừng” văng về một phía, chiếc xe vỡ sạch cả đèn nằm gọn lỏn trong chuồng lợn. Hôm đó ông bị sưng vù đầu, chân thì rách 1 đoạn to tướng.

Chị gái hoảng sợ, mang băng bông, thuốc sát trùng để băng bó. Ông Bình gạt phắt đi chạy thẳng ra đồng lấy đất đắp vào chỗ đang chảy máu. Ông giải thích với chị: “Mọi khi bị chảy máu em toàn lấy bùn đất đắp vào, khỏi nhanh lắm. Thần rừng mách em như vậy”.

Trong bữa ăn, mọi người rót rượu ra uống, ông Bình tưởng nước suối cầm cả bát tô đánh một hơi hết sạch. Cả nhà ai nấy cũng mắt tròn mắt dẹt, nghĩ đây là cao thủ rượu. Nào ngờ, chỉ vài phút sau, ông Bình đổ gục ngay tại mâm.

Tiệc tàn, ai về nhà nấy, ông Bình như người mất hồn nằm bẹp trên giường chẳng nói với ai lời nào. Nửa đêm khát nước, ông mò dậy thì không may quờ quạng đúng cái phích điện nơi đầu giường.

Ông Bình bị điện giật bay từ trên giường ra đến tận cửa giữa. Đến lúc này thì “người rừng” thực sự hoảng sợ thế giới văn minh. Ngay đêm bị điện giật, ông Bình chẳng nói chẳng rằng, chờ mọi người ngủ say, ông vội vã bỏ về rừng mà không kịp mang theo đôi dép đứt.

'Người rừng' dữ tợn thoắt ẩn thoắt hiện ở Lai Châu 'Người rừng' dữ tợn thoắt ẩn thoắt hiện ở Lai Châu

Đại gia đình Đại gia đình "người rừng" và chuyện lạ về một bản chỉ có 3 hộ

Nguồn: Trọng Ngân (Tuổi Trẻ & Đời Sống)

Con gái đại gia ngủ bên anh thợ sơn, tống tiền cha mẹ

Kiều nữ con của đại gia bất động sản nghĩ ra cách rồi tống tiền cha mẹ nói rằng mình bị bắt cóc trong khi vẫn ngủ ngon bên trai lạ.

Con gái đại gia ngủ bên anh thợ sơn, tống tiền cha mẹ
Kiều nữ tống tiền cha mẹ đó là Nguyễn Kiều Diễm (SN 1997, quê Lào Cai) là con gái út của một “đại gia” kinh doanh bất động sản.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới