Chuyện "khó tin" về cô gái Vũng Tàu thành lính hải quân Mỹ

Từ một cô sinh viên vừa tốt nghiệp ĐH Kiến trúc TP.HCM, sau 5 năm lăn lộn trên đất Mỹ, Nguyễn Vi Anh đã chính thức trở thành một lính hải quân trong quân đội.

Chuyện "khó tin" về cô gái Vũng Tàu thành lính hải quân Mỹ
Để đạt được những thành quả là lính hải quân Mỹ, Vi Anh thừa nhận cô đã phải đánh đổi rất nhiều.
Là một người thích những điều mới mẻ, Vi Anh từng bật khóc vì cuộc sống nhàm chán của mình. Cô quyết định trau dồi vốn tiếng Anh và nộp đơn xin visa sang Mỹ. May mắn, cô được nhận visa ngay lần đầu tiên phỏng vấn.
Sang Mỹ, cô theo học ngành Công nghệ và Kỹ thuật, Trường Houston Community College System.
Chuyen
Vi Anh chia sẻ rằng, để đạt được những thành quả như ngày hôm nay, cô đã khóc rất nhiều. Ảnh: NVCC 
Tuy phải đối mặt với áp lực tài chính lớn, cô gái nhỏ bé này không hề lơ là việc học tập. Trong 2 năm học tập ở trường, Vi Anh đã đạt được một số học bổng và thành tích đáng kể, như: học bổng Allied Fire Protection Scholarship (2015-2016), Clutch City Foundation Scholarship (2016-2017). Cô gái người Việt bé nhỏ cũng là 1 trong 4 sinh viên được đề cử cho giải thưởng sinh viên xuất sắc (2015-2016)...
Vi Anh cho biết, những suất học bổng mà cô đạt được đã giúp ích rất nhiều trong việc chi trả học phí và sinh hoạt phí ở Mỹ.
‘Lần đầu tiên xuống sân bay, em thậm chí không thể trả lời được câu hỏi của nhân viên an ninh nên bị xếp vào phòng kiểm tra hành lý riêng. Đi siêu thị mua đồ em không thể hiểu nổi khi nhân viên tính tiền hỏi mình. Em cũng không biết credit card và debit card là gì, hay kí tên trực tiếp lên mấy cái máy đó như thế nào?…’, Vi Anh nhớ lại.
Khó khăn chồng chất, cô gái trẻ từng nhiều lần khóc với mẹ vì nhớ nhà. 'Khó khăn từ ngôn ngữ đến việc làm sao để có bằng lái xe, mua xe, đi học… Nhiều hôm trời lạnh đứng đón xe buýt cả tiếng đồng hồ'.
Chuyen
Vi Anh chia sẻ, chàng bạn trai người Mỹ là người chia sẻ, giúp đỡ cô rất nhiều trong cuộc sống. Ảnh: NVCC 
Suốt quãng thời gian mới sang, cô vừa cố gắng học để có học bổng, vừa đi làm đủ các việc làm thêm: làm móng, chạy bàn, nhân viên công ty bán đồ trang sức… để có tiền trang trải sinh hoạt phí.
'Giai đoạn đầu mới qua, dù đã rất vững vàng sau 5 năm học ở TP.HCM, em vẫn khóc rất nhiều. Về sau, em cố gắng suy nghĩ tích cực hơn, rằng những khó khăn mình đang gặp phải chỉ như những trải nghiệm trên hành trình thú vị của mình. Chính vì suy nghĩ như vậy nên em đủ sức vượt qua tất cả dù có thời điểm trong tài khoản ngân hàng chỉ còn đúng 300 đô la'.
'Và về sau, mỗi lần gặp khó khăn lớn, em chỉ nghĩ đơn giản là mình đã dám sống một mình giữa nước Mỹ chỉ với 300 đô la trong túi thì không việc gì là không thể làm được. Câu thần chú này giúp em mạnh mẽ cho đến phút cuối cùng trong rất nhiều chướng ngại vật đã gặp phải'.
Cô gái quê Vũng Tàu thú thật, lúc mới qua Mỹ cô hay buồn, tiếc 5 năm học đại học rồi chẳng để làm gì nhiều. Nhưng sau này, cô mới nhận ra rằng chính 5 năm đèn sách, lặn lội ở Sài Gòn đã dạy cho cô những kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn và một hành trang kiến thức nền vững chắc để sống sót được trên đất Mỹ.
Người Mỹ biết cách hưởng thụ
Vi Anh chia sẻ, những ngày đầu khi chưa hiểu cuộc sống và con người Mỹ, cô mắc nhiều lỗi sai trong cách cư xử hằng ngày mà bây giờ khi đã “thấm” văn hóa Mỹ hơn, cô mới thấy lúc đó mình thật kém văn minh, lịch sự. “Ví dụ như không biết tặng tiền boa khi đi ăn, không biết nói nhiều câu giao tiếp lịch sự trong tiếng Anh vì trình độ tiếng Anh của em khi mới tới Mỹ rất yếu. Sốc nhất là em nói người khác không hiểu gì và ngược lại'.
Cô cho biết, một trong số những điều khiến em thích cuộc sống ở Mỹ là giá thành thực phẩm rẻ so với thu nhập.
‘Trong nhà, mọi thứ đầy đủ, tiện nghi và ngăn nắp khiến mình chỉ muốn ở nhà sau ngày làm việc vất vả. Đồ ăn và nhu yếu phẩm ở Mỹ theo mình là rất rẻ. Ví dụ trung bình một người kiếm khoảng 2000 đô la/tháng thì táo ngon khoảng 2 đô la/kg, bịch bánh mì từ 2-3 đô la, túi đùi gà 12 cái chỉ gần 4 đô… Chất lượng và giá thành thực phẩm là một yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng sống của người dân’, Vi Anh giải thích.
Mặc dù cuộc sống bận rộn, nhưng người Mỹ lại dành nhiều thời gian cho gia đình, Vi Anh nhận xét. 'Đi làm về là mọi người ăn tối, trò chuyện cùng nhau ở nhà, chỉ ra ngoài với bạn bè vào cuối tuần. Hầu như các gia đình Mỹ đều như thế'.
Cô gái Việt cũng rất thích cách người Mỹ tận hưởng cuộc sống.
'Đa số những người em gặp đều biết tạo cho mình những thói quen, sở thích riêng để cuộc sống vui vẻ hơn. Họ sống biết nghĩ tới cộng đồng, không tinh ranh qua mặt người khác và đặc biệt là thái độ làm việc rất nghiêm túc'.
Nước Mỹ không dành cho tất cả mọi người
Khi quyết định sang Mỹ, mục tiêu ban đầu của Vi Anh chỉ là muốn thoát ra khỏi cuộc sống nhàm chán và được đi đây đi đó khắp nơi. Những điều tốt đẹp đến sau đó là do cố gắng vô cùng lớn của cô.
‘Ở thời điểm này, em thấy mình đã đi được một quãng đường rất dài và chông gai’, cô gái trẻ nói.
ô vừa hoàn thành khóa ‘Bootcamp’ để chính thức trở thành lính hải quân Mỹ. Hiện tại, Vi Anh đang học ở trường quân y (San Antonio, Texas). Sau khi học xong, cô có thể được làm việc ở một bệnh viện hải quân.
Trong thời gian 2 tháng huấn luyện để trở thành lính hải quân Mỹ, cô đã khóc rất nhiều vì chương trình học quá khó.
Vi Anh nói, trước đó cô đã dành cả năm trời để rèn luyện thể chất nhưng những bài tập vốn dành cho người Mỹ là một thách thức với cô gái gốc Việt nhỏ bé.
‘Họ nói tiếng Anh rất nhanh, khó hiểu vì toàn dùng thuật ngữ riêng. 2 tuần đầu, em như bị bệnh ngu ngơ vì không hiểu gì. 2 tháng huấn luyện cũng là lúc thời tiết lạnh tê tái, ngày lạnh nhất xuống tới -30 độ C. Nhiệt độ -10 độ C là chuyện thường xuyên’. Những ngày ấy, Vi Anh liên tục bị chảy máu cam.
Nói về việc định cư Mỹ, Vi Anh cho rằng, đây là một việc rất khó và cần nhiều nỗ lực, ý chí. Cô cho rằng nước Mỹ không phải là nơi dành cho tất cả mọi người. Có những người muốn ở lại, nhưng cũng không ít người muốn trở về.
‘Lúc đầu, em cũng thuộc dạng trí thức sang Mỹ làm việc chân tay. Tất nhiên là điều đó không hề dễ dàng và rất nhiều lần em cảm thấy căm ghét, khinh thường chính bản thân mình. Nhưng em đã cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua điều đó cho đến ngày hôm nay. Quan trọng là mình luôn phấn đấu để có vị trí tốt đẹp hơn và khi nhìn lại những gì mình đã trải qua, mình thấy tự hào về mình là đủ’.
‘Ở đâu mà mình thấy hạnh phúc, vui vẻ, an yên và thấy cuộc đời mình ý nghĩa thì mình nên ở đó’ - cô gái sinh năm 1989 chia sẻ.

“Tô màu” những bức ảnh đen trắng nổi tiếng

“Tô màu” những bức ảnh đen trắng nổi tiếng
Bức ảnh nổi tiếng trên chụp Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn năm 1963. Đây là bức ảnh đầu tiên mà Dullaway bắt đầu các dự án “tô màu” cho những bức ảnh lịch sử nổi tiếng.
Bức ảnh nổi tiếng trên chụp Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn năm 1963. Đây là bức ảnh đầu tiên mà Dullaway bắt đầu các dự án “tô màu” cho những bức ảnh lịch sử nổi tiếng. 

Bức hình đám mây hình nấm và cột nước bốc lên từ vụ thử bom hạt nhân của Mỹ tại đảo san hô Bikini năm 1946.
Bức hình đám mây hình nấm và cột nước bốc lên từ vụ thử bom hạt nhân của Mỹ tại đảo san hô Bikini năm 1946.

Bức ảnh nổi tiếng “Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại” của nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt chụp năm 1945, lưu lại hình ảnh một anh lính hải quân và một cô y tá đánh dấu sự kiện kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2.
Bức ảnh nổi tiếng “Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại” của nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt chụp năm 1945, lưu lại hình ảnh một anh lính hải quân và một cô y tá đánh dấu sự kiện kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. 

Diễn viên nổi tiếng Charlie Chaplin, nổi danh tại Việt Nam với tên gọi “vua hề Sạc-lô”. Ảnh chụp năm 1915.
 Diễn viên nổi tiếng Charlie Chaplin, nổi danh tại Việt Nam với tên gọi “vua hề Sạc-lô”. Ảnh chụp năm 1915.

Bức ảnh những người Mỹ bị thiệt mạng trong cuộc nội chiến Mỹ tại Gettysburg (bang Pennsylvania). Ảnh chụp năm 1863.
Bức ảnh những người Mỹ bị thiệt mạng trong cuộc nội chiến Mỹ tại Gettysburg (bang Pennsylvania). Ảnh chụp năm 1863.

Sự kiện Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941. Đây là cuộc tấn công bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ của Mỹ tại Trân Châu Cảng, bang Hawaii, dẫn đến việc Mỹ sau đó quyết định "nhảy vào" Thế chiến thứ II.
Sự kiện Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941. Đây là cuộc tấn công bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ của Mỹ tại Trân Châu Cảng, bang Hawaii, dẫn đến việc Mỹ sau đó quyết định "nhảy vào" Thế chiến thứ II.

Albert Einstein (1879 - 1955) được coi là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Người ta gọi ông là cha đẻ của vật lý hiện đại.
Albert Einstein (1879 - 1955) được coi là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Người ta gọi ông là cha đẻ của vật lý hiện đại.

Bức ảnh kinh điển Người mẹ di cư của Dorothea Lange chụp năm 1936.
Bức ảnh kinh điển Người mẹ di cư của Dorothea Lange chụp năm 1936.

Nhà sinh vật học, di truyền học nổi tiếng người Anh, Charles Darwin (1809 - 1882), tác giả của Thuyết tiến hóa.
Nhà sinh vật học, di truyền học nổi tiếng người Anh, Charles Darwin (1809 - 1882), tác giả của Thuyết tiến hóa.

Tổng thống thứ 26 của Mỹ, Theodore Roosevelt.
 Tổng thống thứ 26 của Mỹ, Theodore Roosevelt.

Anne Frank (1929 – 1945) là người Đức gốc Do Thái, nổi tiếng với cuốn "Nhật ký Anne Frank". Ảnh chụp năm 1942
Anne Frank (1929 – 1945) là người Đức gốc Do Thái, nổi tiếng với cuốn "Nhật ký Anne Frank". Ảnh chụp năm 1942

Bức ảnh một đứa trẻ sau khi thủ đô London (Anh) bị thả bom trong thế chiến thứ 2.
Bức ảnh một đứa trẻ sau khi thủ đô London (Anh) bị thả bom trong thế chiến thứ 2.


Chân dung Alfred Hitchcock (1899 – 1980), nhà làm phim kinh dị nổi tiếng người Anh.
 Chân dung Alfred Hitchcock (1899 – 1980), nhà làm phim kinh dị nổi tiếng người Anh.

Ảnh chụp một con tàu tại cảng Liverpool (Anh) năm 1909.
Ảnh chụp một con tàu tại cảng Liverpool (Anh) năm 1909.

Loạt ảnh cầu hôn gây bão của chàng gay lính hải quân

(Kiến Thức) - Trung úy hải quân Kyle Bandermann không thể ngờ được tấm hình anh cầu hôn bạn trai mình Lance lại thu hút một lượng lớn sự chú ý của cộng đồng mạng.

Loạt ảnh cầu hôn gây bão của chàng gay lính hải quân
Bức hình cầu hôn bạn trai mình của Trung úy hải quân Kyle đã thu hút hàng triệu lượt like và chia sẻ. Tính đến thời điểm này, lượng like đã vượt qua con số 2 triệu và đang tiếp tục tăng.
 Bức hình cầu hôn bạn trai mình của Trung úy hải quân Kyle đã thu hút hàng triệu lượt like và chia sẻ. Tính đến thời điểm này, lượng like đã vượt qua con số 2 triệu và đang tiếp tục tăng. 

Giới trẻ mang tinh thần hướng về Biển Đông đến gặp Nick Vujicic

(Kiến Thức) - Trong đêm gala Tỏa sáng nghị lực Việt ở HN, Nick Vujicic và hàng ngàn bạn trẻ đã cùng nối vòng tay lớn, thể hiện nhiệt huyết và tình yêu Việt Nam.

Giới trẻ mang tinh thần hướng về Biển Đông đến gặp Nick Vujicic
Tối 24/5, khoảng gần 1 vạn người dân, các bạn trẻ đã có mặt tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội để tham gia đêm Gala Tỏa sáng nghị lực Việt và gặp gỡ các người không chân, tay kỳ diệu Nick Vujicic.
Tối 24/5, khoảng gần 1 vạn người dân, các bạn trẻ đã có mặt tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội để tham gia đêm Gala Tỏa sáng nghị lực Việt và gặp gỡ các người không chân, tay kỳ diệu Nick Vujicic. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới