Chuyện ít biết về điệp viên tình báo trở thành hoa hậu

(Kiến Thức) - Hoa hậu Thu Trang là hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn và cũng là một điệp viên tình báo cách mạng. Hiện bà sống hạnh phúc cùng chồng con ở Paris.

Chuyện ít biết về điệp viên tình báo trở thành hoa hậu
Trong những ngày cả nước đang tưng bừng kỷ niệm cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9, tôi đọc một số bài báo viết về các chiến sỹ hoạt động bí mật, các điệp viên đã từng sống, chiến đấu, hy sinh thầm lặng cho công cuộc giải phóng đất nước, giành độc lập tự do cho tổ quốc. Tôi bỗng nhớ đến một người phụ nữ đẹp, một điệp viên tình báo cách mạng mà những hy sinh thầm lặng của chị còn ít người biết đến.
Đó là lần tôi đến nước Pháp, một người bạn của tôi ở Paris đã kể với tôi về Hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn hiện đang sống ở Quận 3 (Paris) - hoa hậu Thu Trang.
Chị hẹn chúng tôi đến chơi.
Gặp nhau, tôi mới biết, trên tờ Người đẹp Việt Nam số 51 nhà báo Nguyễn Đắc Xuân đã có bài viết về chị. Chị đưa bản phô to bài báo cho tôi xem.
Chuyẹn ít biét vè diẹp vien tình báo trỏ thành hoa hau
 Hoa hậu Thu Trang thời trẻ. 
Chị nói: “Anh Xuân là người nghiên cứu lịch sử nên viết rất nghiêm túc, nhưng có một vài chi tiết chưa chính xác như tôi về Việt Nam là để truyền thụ kiến thức cho sinh viên chứ không phải “làm du lịch”. Rồi chị chỉ vào mình: “Anh xem, tôi đâu có xấu như trong bức ảnh đăng trên Người đẹp Việt Nam”.
Quả thực, trông chị vẫn còn trẻ và rất đẹp, không ai nghĩ rằng, chị đã ngoài 70 tuổi. Một nhà báo cùng đi với tôi sững sờ ngắm chị một lúc rồi bật máy ghi âm: “Xin chị cho biết bí quyết giữ gìn sắc đẹp”. Chị Thu Trang cười: “Chẳng có bí quyết gì đâu… Với tôi, say mê công việc và sống thanh thản đã giúp tôi được như bây giờ”.
Tôi nhìn ra phía ngoài hiên của căn nhà, hoa, rất nhiều hoa đang khoe sắc.
Những cánh hoa đỏ thắm được chủ nhà chăm sóc cẩn thận đang tỏa mùi hương dịu nhẹ. Chị tiếp chúng tôi với một bó hoa tươi trên bàn.
Chuyẹn ít biét vè diẹp vien tình báo trỏ thành hoa hau-Hinh-2
Thu Trang là một cô điệp viên tình báo cách mạng trẻ đẹp dám dấn thân vào con đường nguy hiểm vì đất nước.
Giữa Paris ồn ào, có một không gian yên tĩnh thật quý.
Chị đưa ra 5 tập album ảnh và chỉ cho chúng tôi xem từng bức ảnh chụp ở từng thời kỳ khác nhau. Từ bức ảnh chị được đội lên đầu vương miện hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn (năm 1955), ảnh các nhà báo thời bấy giờ vây quanh chị phỏng vấn, ảnh chị chụp chung với 2 Á hậu lúc đó là Trần Thị Ninh và Yến Thu, ảnh chị nhận phần thưởng hoa hậu cuộc thi lần ấy (1 xe máy Lambera; 1 chiếc kiềng vàng nặng 1 lượng, 1 vé máy bay đi Mỹ; 3 ngàn đồng tiền lúc bấy giờ có thể mua được 10 cây vàng).
Chị nói: “Chính quyền Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ biết tôi từng là điệp báo của Cách mạng nên họ cản trở, không cho tôi đi Mỹ”.
Rồi chị kể về cuộc đời của một cô gái đẹp trải qua bao thăng trầm trong bấy nhiêu năm. Tên thật của chị là Công Thị Nghĩa, chị sinh ra ở làng hoa Ngọc Hà (Hà Nội) rồi theo gia đình vào sinh sống ở Sài Gòn. Gia đình chị tham gia Cách mạng. Chị cũng tham gia.
Làm điệp báo từ năm 15 tuổi, cái tuổi còn rất hồn nhiên, trong sáng, tuổi mà lẽ ra chị được đến trường, sống vô tư, thoải mái …
Nhưng, đất nước ta lúc đó còn thực dân, còn đế quốc, biết bao người dân còn phải sống trong nô lệ, đói nghèo.
Đó là những năm đen tối, chị đã trải qua nhiều thử thách cam go, trong sự truy đuổi gắt gao của kẻ thù... Một cô gái trẻ đẹp dám dấn thân vào con đường nguy hiểm vì đất nước thật đáng khâm phục.
Năm 1952 chị bị địch bắt. Chính luật sư Nguyễn Hữu Thọ (sau này là Phó Chủ tịch nước) đã là luật sư chính bào chữa cho chị tại tòa án binh.
Sau khi ra tù, cơ sở lại bố trí chị hoạt động công khai. Chị trở thành nữ ký giả. Lúc thi Hoa hậu, chị đã tham gia và đoạt vương miện trong cuộc thi Hoa hậu đầu tiên ở Sài Gòn.
Tôi hỏi: “Thế vì sao chị lại sang Pháp?”.
Chị trầm ngâm: “Vào những năm luật 10/59 ra đời, chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp rất dã man những người Cách mạng. Trước tình hình đó, các đồng chí bố trí cho tôi ra Bắc qua đường Campuchia. Nhưng sự việc bị lộ, thế là các đồng chí đành đưa tôi qua Paris, những việc gian khổ sau đó, học hành ra sao… nhà báo Nguyễn Đắc Xuân đã viết”.
Chị đưa cho chúng tôi xem những bài báo thời bấy giờ, viết về chị “Cô Thu Trang, một ký giả chiếm giải hoa khôi” tít lớn trang đầu của một tờ báo Sài Gòn lúc đó.
Tờ Lơpigarô (Pháp) đưa với dòng tít lớn “Nhà báo trẻ Thu Trang hôm qua đoạt vương miện Hoa hậu” rồi các tờ báo ở Hồng Kông, ở Anh… đưa ảnh, tin. Tờ Tân Văn phỏng vấn và Hoa hậu Thu Trang trả lời “Tôi chỉ yêu quê hương”. “Tôi viết báo, tôi thích làm thơ”.
“Người ta bảo tôi là Hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam”, chị nói – “Tôi đã nhiều lần cải chính là không phải, chỉ là Hoa hậu đầu tiên của một thành phố, thành phố Sài Gòn… còn Hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam là…”… “Là Bùi Bích Phương”, tôi tiếp lời chị.
Bùi Bích Phương là Hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, trong cuộc thi Hoa hậu đầu tiên do báo Tiền Phong tổ chức năm 1988. Chị gật đầu “ Hoa hậu Bùi bích Phương mà tôi đã được ngắm trên ảnh rất đẹp, một vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng và nên thơ …”.
Tôi ngắm gương mặt chị vẫn còn rất đẹp bây giờ và gương mặt chị trong những bức ảnh chụp cách đây 45 năm – lúc chị đoạt vương miện Hoa hậu, có nét hao hao giống Hoa hậu Bùi Bích Phương. Nhà báo Nguyễn Đăng An cùng đi với tôi đều xác nhận như vậy.
Chị lại tiếp tục giở các cuốn album và chỉ cho tôi xem những bức ảnh sau này: Ảnh chị chụp chung với đồng chí Xuân Thủy, bà Nguyễn Thị Bình dạo Hội nghị Paris năm 1972; ảnh chị chụp với Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó, ảnh chụp với nhà văn Nguyễn Tuân, với đồng chí Đỗ Mười…
Chị đọc cho tôi nghe bài thơ của Xuân Diệu viết tặng chị, có câu: “Cảm ơn trời đất thật tài hoa, sinh tạc ra em dáng mặn mà”.
Còn nhà thơ Xuân Thủy thì chơi chữ rất tài trong câu: “Sông Xen duyên dáng Thu Trang điểm”.
Chuyẹn ít biét vè diẹp vien tình báo trỏ thành hoa hau-Hinh-3
 Trải qua bao thăng trầm, Hoa hậu Thu Trang bây giờ dù đã ngoài 70 tuổi nhưng bà vẫn giữ được vẻ tươi trẻ, mặn mà.
Rồi chị vào kệ sách mang ra một cuốn thơ – tập thơ của chính chị, Hoa hậu Thu Trang, tiến sĩ Thu Trang vừa xuất bản. Chị viết nắn nót ngay trang đầu của tập thơ: “Thân tặng nhà thơ Dương Kỳ Anh”.
Tôi đọc những bài thơ chị viết, tuy nghệ thuật ngôn từ chưa thật nhuần nhị nhưng trong đó hiện lên những hình ảnh thật đẹp ; Những tình cảm với cái nhìn tinh khiết của một cô gái Việt sống ở quê người …
Những vần thơ như chính tâm hồn chị, giản dị mà sâu sắc, từng trải mà hồn nhiên, bay bổng mà chân thật …Những vần thơ làm tôi xúc động thực sự.
Cuộc đời chị mà tôi hình dung giống như cuộc đời của nhiều người phụ nữ Việt Nam trải qua biết bao gian nan, vất vả, với nhiều biến động gắn với những biến cố lịch sử của đất nước. Một cuộc đời giống như tiểu thuyết vậy. Ngay cả khi trên đất Pháp, để trở thành một tiến sỹ, trở thành một tri thức, chỉ đã phải trải qua những tháng ngày tự học, tự trau dồi kiến thức, vượt lên những khó khăn, thiếu thốn ban đầu trên đất khách quê người.
Với nghị lực phi thường, với kinh nghiệm sống, sự từng trải qua những thăng trầm trong quảng đời làm điệp viên gắn bó với cách mạng, với tình yêu quê hương, đất nước, chị đã trở thành một người làm khoa học, một trí thức chân chính.
Chồng chị cũng là một trí thức có danh tiếng. Gia đình chị sống êm ấm,
hạnh phúc và luôn cùng chị tìm cách đóng góp cho quê hương…
Những bài thơ của chị, rung ngân, chính là vẻ đẹp nội tâm của một người đẹp, chính là điều còn mãi với thời gian…
Tuy chỉ có vài giờ gặp gỡ ngắn ngủi với chị Thu Trang, Hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn, nhưng tôi đã biết thêm được nhều chi tiết về cuộc thi Hoa hậu lần đó, biết được rạp Lido Chợ Lớn chỉ có 3 nghìn người mà dòng người muốn vào xem thì rất đông, biết được cảnh chấm điểm, vương miện hoa hậu thời đó cũng rất lạ… Tôi cũng biết được rằng thời nào thì con người cũng luôn hướng về cái đẹp, thời nào thì vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ cũng chỉ có giới hạn của thời gian, vẻ đẹp lâu dài, bền vững vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn, của nhân cách, của trí tuệ… Như chị Thu Trang đã hướng tới. Có lẽ các hoa hậu, người đẹp Việt Nam, những thiếu nữ Việt Nam duyên dáng của chúng ta cũng đang hướng tới.

Sài Gòn 1967 sống động qua ống kính người Mỹ (1)

(Kiến Thức) - Đường phố buổi đêm, phố sách cũ, quầy hàng Giáng sinh... là những hình ảnh khó quên về Sài Gòn năm 1967 do một cựu nhân viên Mỹ tên Ken thực hiện.

Sài Gòn 1967 sống động qua ống kính người Mỹ (1)
Quảng trường Kennedy trước nhà thờ Đức Bà. Hình ảnh được đăng tải trên tài khoản Flickr của tác giả.
 Quảng trường Kennedy trước nhà thờ Đức Bà. Hình ảnh được đăng tải trên tài khoản Flickr của tác giả.

Bí mật về “đội quân áo đen” của chính quyền Sài Gòn

Đây là lần đầu tiên, người dân gặp những người "lính" quần áo bà ba đen, chân mang dép râu hoặc giày bố, vũ trang bằng những loại súng cũ kỹ. 

Bí mật về “đội quân áo đen” của chính quyền Sài Gòn
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, người Mỹ đã bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để nuôi dưỡng và duy trì một đội quân với hơn 1,3 triệu người của chính quyền Sài Gòn, bao gồm các sắc lính như bộ binh, hải quân, không quân, pháo binh, xe tăng, lính thủy đánh bộ, biệt động quân, biệt kích dù, địa phương quân, nghĩa quân, cảnh sát, mật vụ, người nhái…
Bên cạnh đó, còn có một lực lượng khác với tên gọi rất hiền lành: "Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" mà về mặt nổi, họ đến các thôn xã, "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với người dân nhằm xây dựng "cuộc sống mới" nhưng thực chất, nhiệm vụ chính của họ là tìm hầm bí mật, chỉ điểm du kích, cán bộ cách mạng nằm vùng…

Tử Cấm Thành hoang tàn, tiêu điều trong chiến tranh Nha Phiến 2

(Kiến Thức) - Đây chùm ảnh chân thực ghi lại sự hoàng tàn, tiêu điều của Tử Cấm Thành trong chiến tranh Nha Phiến 2 mà ít người ngờ tới.

Tử Cấm Thành hoang tàn, tiêu điều trong chiến tranh Nha Phiến 2
Tu Cam Thanh hoang tan, tieu dieu trong chien tranh Nha Phien 2
 Đây là loạt ảnh được nhiếp ảnh gia người Anh tên Felice Beato và nhiếp ảnh gia Ogawa người Nhật Bản ghi lại sự hoang tàn, tiêu điều của Tử Cấm Thành trong khoảng thời gian xảy ra cuộc chiến tranh Nha Phiến lần thứ hai. Ảnh chụp phía Đông Tây An Môn vào tháng 10/1860.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới