Bí mật về “đội quân áo đen” của chính quyền Sài Gòn

Đây là lần đầu tiên, người dân gặp những người "lính" quần áo bà ba đen, chân mang dép râu hoặc giày bố, vũ trang bằng những loại súng cũ kỹ. 

Bí mật về “đội quân áo đen” của chính quyền Sài Gòn
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, người Mỹ đã bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để nuôi dưỡng và duy trì một đội quân với hơn 1,3 triệu người của chính quyền Sài Gòn, bao gồm các sắc lính như bộ binh, hải quân, không quân, pháo binh, xe tăng, lính thủy đánh bộ, biệt động quân, biệt kích dù, địa phương quân, nghĩa quân, cảnh sát, mật vụ, người nhái…
Bên cạnh đó, còn có một lực lượng khác với tên gọi rất hiền lành: "Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" mà về mặt nổi, họ đến các thôn xã, "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với người dân nhằm xây dựng "cuộc sống mới" nhưng thực chất, nhiệm vụ chính của họ là tìm hầm bí mật, chỉ điểm du kích, cán bộ cách mạng nằm vùng…
1. Đầu năm 1967, người dân xã Hội Mỹ, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy (nay là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) lấy làm ngạc nhiên khi thấy gần 30 con người kéo về xã mình.
Đã quá quen với những sắc lính thuộc chính quyền Sài Gòn, lính Mỹ, lính Australia nhưng đây là lần đầu tiên họ gặp những người "lính" quần áo bà ba đen, chân mang dép râu hoặc giày bố, đầu đội nón vải rộng vành, vũ trang bằng những loại súng cũ kỹ như thể chỉ cho có chứ không phải để đánh nhau.
Một điều lạ nữa là những ông áo đen này gặp ai cũng lễ phép khoanh tay, thưa ba, thưa má, thưa thím, thưa dì…, nghe lễ phép hết biết. Bà Tám Bảnh, năm nay 76 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, từng có thời gian ở ấp Hội Bài, xã Hội Mỹ nhớ lại: "Họ thưa thì mình nghe thôi vì bà con lạ gì lính ông Thiệu: Sáng giở nón thưa ba, tối vào chuồng bắt gà".
Đoàn "áo đen" về buổi sáng thì ngay đầu giờ chiều, viên xã trưởng đã ra lệnh cho mọi người dân tập họp ở sân vận động xã để nghe phổ biến về một chủ trương mới của Chính quyền Sài Gòn. 
Theo viên xã trưởng, nhằm tạo ra một cuộc sống ấm no, sung túc cho bà con, chính quyền Sài Gòn đã cử "Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" (Đội quân áo đen) về đây để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với mọi người.
Nhà ai hư hỏng sẽ được "cán bộ" chung tay sửa chữa, đường xá sẽ được chỉnh trang, trường học được nâng cấp, trạm y tế sẽ không thiếu thuốc men. Ngay cả những chuyện lặt vặt như chuồng heo, nhà cầu hay giếng nước - cái nào chưa tốt cũng sẽ được làm lại cho hợp vệ sinh, vật nuôi mau lớn, bán được nhiều tiền, bà con bớt ốm đau bệnh tật.
Tiếp lời viên xã trưởng, một người đàn ông được giới thiệu là Nguyễn Văn Ký, Đoàn trưởng "Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn quận Đất Đỏ" bước ra phát biểu.
Theo ông Ký, trong thời gian công tác tại xã nhà, ông mong mỏi mọi người cùng chung tay hợp tác với cán bộ. Bên cạnh đó, ai cũng có quyền nêu lên những mặt chưa tốt của “cán bộ” khi "ba cùng" với bà con. Mọi hành vi nhũng nhiễu, quấy rối, gây khó khăn cho sinh hoạt của bà con đều sẽ bị nghiêm trị.
Bi mat ve
 Nguyễn Đức Thắng, Chỉ huy trưởng “Xây dựng nông thôn” và cố vấn Mỹ thuộc cơ quan CORDS.

Cuối cùng, viên xã trưởng thông báo: Tùy theo vị trí, diện tích và số nhân khẩu của từng gia đình, mỗi nhà sẽ nhận 2 hoặc 3 “cán bộ” về ở chung. Bà Tám Bảnh nói: "Tuy nhiên, coi đi coi lại thì những nhà có "vinh dự" nhận “cán bộ” về ở chung phần lớn là nhà có người đi tập kết, hoặc thoát ly theo Cách mạng…".

2. Ngược dòng thời gian, cuối năm 1965, khi phong trào Cách mạng miền Nam càng lúc càng lớn mạnh với những chiến thắng lẫy lừng ở Ba Gia, Bình Giã, Ấp Bắc, Đồng Xoài…, cùng với hàng nghìn “ấp chiến lược”, "khu trù mật" bị người dân phá tan, biến thành vùng giải phóng thì Chính phủ Mỹ quyết định gia tăng quân số các binh chủng trực tiếp tham chiến tại Việt Nam lên 75 nghìn người, đồng thời ra lệnh tổng động viên 225 nghìn người làm lực lượng dự bị.

Bên cạnh đó, họ cấp tốc thành lập một cơ quan, đặt tên là "Hoạt động dân sự và hỗ trợ cách mạng - Civil Operations and Revolutionary Development Support - gọi tắt là CORDS".

Mục tiêu của CORDS là tạo ra những vùng nông thôn ở miền Nam Việt Nam mà trước đây vẫn ủng hộ, che giấu Quân Giải phóng hoặc tổ chức các nhóm du kích đánh lại lính Mỹ và quân đội Sài Gòn thành những vùng an toàn, không còn bóng dáng quân đội Giải phóng. 

Người đẻ ra chương trình "Hoạt động dân sự và hỗ trợ cách mạng" là Robert W. Komer, Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA, được Bộ Ngoại giao Mỹ nhanh chóng chấp thuận.

Bay đến Sài Gòn, Komer gửi cho Đại sứ Mỹ tại miền Nam Việt Nam là Bunker bản dự thảo "khái niệm về việc tổ chức các Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn", đồng thời cung cấp một lịch trình và các bước để thực hiện.

Bên cạnh đó, Komer cũng đề nghị thành lập một Ban chỉ đạo nhằm tránh sự chồng chéo và trùng lặp giữa Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV) và Đội quân áo đen.

Komer nói: "Mặc dù cả hai đều cùng chung mục đích là tiêu diệt quân Giải phóng nhưng mỗi bên lại có những phương thức hoạt động khác nhau. Với những “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn”, biện pháp mà họ áp dụng là làm thế nào để người dân tự đuổi quân Giải phóng ra khỏi từng làng, từng xóm".

Ngày 11/12/1965, Đại sứ Bunker chính thức công bố với báo chí sự ra đời của cơ quan CORDS. Ông ta nhấn mạnh những ưu điểm của Đội quân áo đen với sự hỗ trợ của người Mỹ nhưng sẽ không có sự xuất hiện trực tiếp của cố vấn Mỹ như với quân đội chính quyền Sài Gòn. 

Hai ngày sau, trong một hội nghị chỉ huy do MACV tổ chức tại vịnh Cam Ranh, Bunker và Westmoreland, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã thống nhất triển khai các hoạt động của CORDS.

Theo đó, tất cả những báo cáo của các bộ phận thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn sẽ được chuyển thẳng về cho CORDS rồi tùy theo mức độ và tính chất, CORDS sẽ chia sẻ thông tin cho các cơ quan quân sự, tình báo chính quyền Sài Gòn. 

Đi vào hoạt động, CORDS cho ra đời nhiều bộ phận như "Biệt đội Thiên Nga, Phượng Hoàng" chuyên săn lùng bắt bớ, ám sát cán bộ cách mạng nằm vùng, "Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" làm nhiệm vụ dò la, phát hiện du kích sống như những người dân bình thường trong thôn xóm, tìm hầm bí mật, nơi chôn giấu vũ khí, các nguồn tiếp tế cho Quân Giải phóng, bộ phận "Chiêu hồi" tiến hành mua chuộc, lôi kéo những người tham gia cách mạng ra đầu hàng…

Ngày 26/1/1966, theo sự chỉ đạo của nhóm chuyên gia CIA nằm trong cơ quan CORDS, Ủy ban Hành pháp Trung ương chính quyền Sài Gòn ban hành nghị định số 137, chính thức thành lập đồng thời hoàn chỉnh bản quy chế hoạt động cho các "Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng - bấy giờ là Tổng Ủy viên Tổng bộ xây dựng kiêm Tổng thư ký Hội đồng xây dựng nông thôn Trung ương.

Bi mat ve
 “Cán bộ xây dựng nông thôn” tại một chốt kiểm soát người ra vào ấp.

Mark Moyar, một người Mỹ gốc Do Thái, là sĩ quan CIA phụ trách kế hoạch bình định miền Nam Việt Nam, cố vấn cho CORDS đã viết trong cuốn sách mang tên "Phượng hoàng và những con chim mồi - Phoenix and Birds of Prey", xuất bản năm 1997: "Tính đến cuối năm 1966, đã có 700 đoàn được thành lập.

Tại các tỉnh, cán bộ xây dựng nông thôn được tổ chức thành Tỉnh đoàn, các quận có Liên đoàn (về sau đổi thành Quận đoàn) còn tại các xã thì có Xã đoàn, các ấp mỗi ấp có một toán.

Y phục cho “cán bộ” là quần áo bà ba đen theo kiểu nông dân, mũ vải rộng vành, giày bố hoặc dép râu, vũ trang bằng những loại súng bán tự động hạng nhẹ như Carbine M1, Garant M14 nhằm tránh cho người dân có ý nghĩ rằng đây cũng chỉ là một đội quân chuyên bắn giết. Trung tâm huấn luyện cán bộ xây dựng nông thôn đặt tại Trại Lam Sơn trong khu rừng dương liễu Chí Linh, Vũng Tàu. …".

Về nhân sự, các Đội quân đen lấy người từ các ngành khác như đoàn Biệt chính Nhân dân, Biệt chính Tiền phong, cán bộ hành chính lưu động, cán bộ xã, ấp.

Vẫn theo Mark Moyar, ngoài kỹ thuật quân sự, chúng còn được huấn luyện về công tác tâm lý chiến, cách moi tin nơi những người nghi ngờ theo Cộng sản, cách phát hiện hầm bí mật, nơi chôn giấu vũ khí, cách theo dõi các đường dây giao liên.

Ông Hai Đặng ở ấp Hội Bài kể: "Hồi đó tôi làm nhiệm vụ tiếp tế cho cách mạng, chủ yếu là pin đèn, thuốc Tây, giấy in truyền đơn, đôi khi cả máy đánh chữ…

Trước khi tụi xây dựng nông thôn về xã, việc chuyển hàng vào chiến khu Minh Đạm khá dễ dàng. Chỉ cần đưa hàng tới một địa điểm đã hẹn trước rồi bỏ đó thì sẽ có người đến lấy". Tuy nhiên, khi hai "cán bộ" xây dựng nông thôn về ba cùng tại nhà ông thì nhất cử nhất động của ông đều bị họ để ý.

Ông kể tiếp: "Một bữa, tôi nhận được tin của cơ sở mật cho biết là "mấy ảnh" cần 50 cục pin đại. Pin mua thì dễ rồi nhưng làm cách nào chuyển đi mà không bị nghi ngờ mới khó".

Sau vài ngày suy nghĩ, ông Hai Đặng tìm ra một cách là cứ chập tối, ông đi soi cá. Với một cây chĩa và cái đèn pin đội ngang đầu, ông chèo chiếc xuồng nhỏ, cặp theo mấy con rạch ra sông lớn rồi gần sáng ông về.

Lần nào cũng vậy, cứ về tới nhà thì bữa sáng hai anh "cán bộ" có món cháo cá, trưa có canh cua, tép rang còn tối thì lai rai với mấy con chình, con chạch. Riết rồi cái việc ông mua cả chục cục pin là việc bình thường.

Ông nói: "Nhờ vậy, việc tiếp tế cho cách mạng diễn ra êm ả. Thậm chí có bữa, tụi nó cho tui nguyên cả khối pin của máy truyền tin PRC25 đã xài rồi. Loại này bền lắm. Dù xài rồi nhưng khi gắn vào đèn soi cá, nó vẫn sáng được cả tuần lễ còn pin tôi mua, tôi gửi vào khu cho mấy ảnh".

3. Với mục đích phát hiện cơ sở cách mạng trong nhân dân nên dần dần các Đội quân đen được tổ chức rất bài bản.

Theo các tài liệu ta thu được sau ngày giải phóng thì ở mỗi tỉnh đều có một đơn vị xây dựng nông thôn gọi là Đoàn 59, gồm 3 bộ phận là Ban Chỉ huy Đoàn, Liên toán xây dựng và Liên toán dân quân.

Năm 1966, cả miền Nam Việt Nam có hơn 12 nghìn "ấp đời mới", được phân loại từ A đến E, trong đó A là "ấp không du kích, không quân Giải phóng nằm vùng, không có người đi tập kết, không có người có cảm tình với quân Giải phóng" còn ấp loại E là ấp "có đủ thứ".

Trong tài liệu công tác do Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng, Chỉ huy trưởng Tổng "Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn" ký ban hành, có đoạn: "Nhiệm vụ của cán bộ xây dựng nông thôn là ưu tiên 1 cho những ấp loại E, và mục tiêu số 1 là tiêu diệt Cộng sản nằm vùng trong những ấp đó…".

Theo Mark Moyar, nếu một xã có dưới 5 nghìn dân thì Đoàn 59 sẽ bố trí 6 người, xã trên 5 nghìn dân có 8 người, xã từ 20 nghìn dân trở lên có 23 người.

Ông Hồ Niềm, người dân huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Bọn xây dựng nông thôn vùng tui toàn người địa phương, hầu hết là đảng viên đảng Đại Việt vì vậy, chúng rành rẽ đường đi nước bước, phong tục, tập quán. Thậm chí trong nhà, bồ thóc, bồ gạo để đâu chúng cũng biết".

Bà Nguyễn Thị Bé Em, ở Bình Đại, Bến Tre, có chồng đi tập kết nói: "Khi chúng bố trí hai tên "cán bộ ba cùng" với nhà tui, tui từ chối vì nhà chỉ có 3 mẹ con. Tui nói chồng tui đi đâu mất tăm mất tích, tui hổng biết, bây giờ tự dưng cho đàn ông vô ăn ngủ, coi sao đặng! Không ở chung để theo dõi được, chúng bày trò phun thuốc diệt trừ sốt rét bằng cách đeo bình xịt, tự động xộc vào từng buồng, thậm chí chui cả xuống gậm giường nhà tui phun phun xịt xịt mà mục đích là để tìm hầm bí mật"…

(Còn nữa)

Vì sao chiến dịch được kỳ vọng nhất của Mỹ thất bại?

(Kiến Thức) - Nhằm “đánh gãy xương sống Việt cộng” nhưng chính Mỹ lại bị đánh tả tơi vì tình báo đối phương đã lọt tới tận trung tâm hành quân của Mỹ.

Vì sao chiến dịch được kỳ vọng nhất của Mỹ thất bại?

Cuộc hành quân vĩ đại

Đầu năm 1967, sau 2 năm trực tiếp vào Việt Nam tham chiến, quân viễn chinh Mỹ mở một cuộc hành quân lớn nhất với mục đích tiêu diệt chủ lực quân giải phóng và các cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam. Cuộc hành quân này trong sử sách nước ta thường ghi là chiến dịch Gian-Xơn-Xity (Juncition City).

Nói về quy mô hay bất kỳ một khía cạnh nào, đây cũng là cuộc hành quân lớn nhất của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Theo số liệu của Wikipedia, người Mỹ huy động vào cuộc hành quân này tới 35.000 quân. Trong đó, chỉ có 5.000 quân của quân đội Sài Gòn còn 30.000 quân Mỹ.

Cuộc hành quân Juncition City. Ảnh: Life.
Cuộc hành quân Juncition City. Ảnh: Life.

Ngoài số lượng quân lớn, cuộc hành quân này còn được sự yểm trợ tối đa của B-52, trực thăng, pháo binh và các phương tiện hiện đại khác mà quân Mỹ đang sử dụng. Trong ngày đầu tiên của cuộc hành quân (22/2/1967) quân Mỹ đã thực hiện một cuộc đột kích bằng không vận với quy mô chưa từng thấy. 240 chiếc trực thăng ầm ầm bay trên bầu trời Tây Ninh để đổ lữ đoàn 1 và 2 của sư đoàn 1 “anh cả đỏ” xuống Sóc Mới, Rùm Đuôn ở giáp biên giới Campuchia để khóa chặt biên giới không cho quân ta có lối chạy sang Campuchia.

Trong khi đó ở hướng Cà Tum, lữ đoàn không vận 173 được các máy bay C-130 thả dù xuống. Đây cũng là trận nhảy dù lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Sau các cuộc đổ bộ bằng không quân, một lữ đoàn của sư 25 cùng một trung đoàn thiết giáp theo đường số 4 tiến lên Đồng Pan hợp với lữ 173 tại Cà Tum tạo nên bức tường phía Đông của cuộc hành quân. Có thể nói trong cuộc hành quân này, quân Mỹ đã sử dụng tổng hợp mọi chiến thuật: trực thăng vận, thiết xa vận, nhảy dù… với những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của họ.

Về mặt mưu lược, các tướng lĩnh Mỹ và quân đội Sài Gòn cũng đã hao tâm tổn trí nghĩ một kế hoạch rất chu đáo. Nhìn tổng thể, cuộc hành quân Gian-Xơn-Xity này là một cuộc vây ráp. Quân Mỹ tiến đánh nhiều hướng bằng bộ binh và B-52 rải thảm nhưng để chừa ra một mũi không đánh nhằm dồn quân ta chạy vào đó. Họ dự định đó sẽ là điểm kết thúc chiến dịch. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng như thế nên sĩ quan quân đội Sài Gòn thì tâm đắc bảo đó là cuộc hành quân vĩ đại còn bộ sậu của tướng Westmoreland thì tự tin trận này sẽ “đánh gãy xương sống Việt Cộng”.

Tuy nhiên, trong hơn 1 tháng tiến hành chiến dịch, quân Mỹ không tìm được một lực lượng chủ lực nào đáng kể để tiêu diệt. Nhưng ở bất kỳ nơi nào cũng thấy xuất hiện du kích đối phương bắn tỉa rồi lẩn trốn mất hút. Các căn cứ mà Mỹ lọt được vào thì chỉ tìm thấy những thứ mà quân giải phóng chưa kịp đem đi. Đến khi lính Mỹ đã mỏi mệt thì quân giải phóng mở những cuộc tập kích làm tiêu hao lực lượng lớn của địch. Bị thương vong nhiều cộng với dịch bệnh phát sinh do ở trong rừng nhiệt đới, ngày 15/4/1967 quân Mỹ phải kết thúc chiến dịch mà không đạt được một mục tiêu nào. “Cuộc hành quân vĩ đại” đã trở thành một thất bại thảm hại.

Tin tức bị lộ như thế nào?

Chiến dịch Gian-Xơn-Xity sở dĩ thất bại là vì phía ta ngay từ đầu đã nắm đường đi nước bước của Mỹ như lòng bàn tay. Vì sao Trung ương cục miền Nam lại biết trước kế hoạch của Mỹ? Câu chuyện sau đây tóm lược từ hồi ký Tôi đi làm tình báo của đại tá tình báo Đinh Thị Vân sẽ giải đáp.

Bản đồ cuộc hành quân Juncition City. Ảnh: Wikipedia.
 Bản đồ cuộc hành quân Juncition City. Ảnh: Wikipedia.

Một hôm Phiệt đến nhà Thọ chơi. Lúc này Thọ đã là đại tá làm việc ở trung tâm hành quân, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Trong câu chuyện về chính trị thời cuộc, Thọ ca cẩm: “Tụi nó ghê thiệt, bao nhiêu năm bom đạn như thế mà nó cứ lỳ ra. Bọn tuyên truyền cứ nói láo là Việt cộng nó chích thuốc nên mới dũng cảm như thế. Nó có chích gì đâu. Làm như vậy chỉ có lợi cho nó thôi. Báo chí tuyên truyền, có ít thì xít ra nhiều, ngán thấy mồ”.

Nghe vậy, Phiệt cũng vờ hưởng ứng: “Phải tìm trúng hang ổ mà diệt thì mới ăn thua”. Thọ đáp: “Thì cũng phải như thế nhưng không dễ dàng đâu. Ngay như B-52 rải thảm đó, tin tình báo cộng với trinh sát trên không rõ ràng mười mươi là có một trung đoàn chính quy Bắc Việt ở tọa độ đó, vậy mà cuối cùng 1 tấn bom không đổi được một Việt Cộng”. Đúng lúc đó thì có 2 sĩ quan xin vào làm việc. Thọ bảo Phiệt vào phòng ngủ nằm nghỉ chờ Thọ làm việc xong lại nói chuyện tiếp.

Phòng khách nhà Thọ nằm sát với phòng ngủ cho nên Phiệt nằm trong nghe rõ mồn một tiếng nói chuyện ở ngoài. Phiệt nằm xuống giường với lấy tập sách trên mặt bàn xem vờ như không quan tâm đến nội dung câu chuyện công việc của Thọ để tránh bị để ý. Nhưng vừa đọc vài dòng thì tập sách khiến Phiệt lập tức không quan tâm đến câu chuyện ở ngoài phòng khách.

Thì ra anh đã vô tình gặp một tài liệu tuyệt mật. Đó là một tài liệu bằng tiếng Anh được chụp lại từ bản đánh máy dày chừng 20 trang. Đầu đề ghi là “Phiên họp với cố vấn của Bộ Tổng tham mưu và đại tướng Cao Văn Viên để đệ trình lên Tổng thống”. Tài liệu phác ra một chiến dịch nhằm tiêu diệt Trung ương cục miền Nam và quân giải phóng. Quy mô chiến dịch với 4 vạn quân.

Phiệt đọc ngấu nghiến được 12 trang thì đã nghe ở bên ngoài tiếng khách chào ra về rồi tiếng giày lộp cộp. Anh phải ngưng đọc nhưng đã kịp nhớ được các nét chính về hướng chính hướng phụ, hướng nghi binh ở đâu, khu vực B-52 rải thảm ở chỗ nào, những mũi nào tiến quân, mũi nào bỏ trống để làm mồi nhử đối phương...

Sau buổi gặp, Phiệt về tìm ngay chỉ huy là bà Đinh Thị Vân báo cáo. Qua đường dây liên lạc bí mật, tin quý giá này đã đến bàn làm việc các đồng chí ở Trung ương cục miền Nam. Sau đó, Phiệt còn quay lại tìm cách khai thác thêm Thọ những chỗ anh chưa đọc hết. Thế rồi trong lúc say máu quân sự, Thọ đã tiết lộ cho Phiệt về cuộc hành quân mà Thọ gọi là vĩ đại. Những thông tin đó đã bổ sung thêm những chỗ mà Phiệt chưa đọc kịp. Xong xuôi Thọ dặn đi dặn lại rằng không được nói với ai, kể cả vợ. Tuy nhiên Thọ “quên” không dặn Phiệt là không được nói với đối phương.

Đại tá tình báo Đinh Thị Vân, người nắm giữ mạng lưới tình báo đã lấy được kế hoạch cuộc hành quân Juncition City. Ảnh: Internet.
 Đại tá tình báo Đinh Thị Vân, người nắm giữ mạng lưới tình báo đã lấy được kế hoạch cuộc hành quân Juncition City. Ảnh: Internet.

Đó là điểm mấu chốt khiến cho cuộc hành quân Gian-Xơn-Xity được Mỹ dày công xây dựng vẫn bị thất bại thảm hại. Trong khi cuộc hành quân đã nhìn rõ thất bại, Phiệt đến nhà Thọ chơi dùng thông tin trên đài BBC gợi chuyện thì Thọ than thở: “Chúng nó như ma ấy. Không biết lực lượng chính ở chỗ nào mà nơi nào mình thọc vào đều bị đánh, không tiến lên được mấy. Cái nơi tưởng sẽ không có chuyện gì như ở Bầu Hai Vũng thì quân đồng minh lại mất ngót một lữ. Lạ quá!”

Thọ không biết rằng từ chiến khu, Trung ương cục miền Nam gửi điện vào Sài Gòn nhắn với bà Đinh Thị Vân rằng: “Đ 16 được thưởng huân chương”. Đ 16 chính là bí số của Đinh Thế Phiệt.

Về điệp viên Đ 16, tên thật là Đinh Thế Phiệt từng học trường võ bị Thủ Đức rồi ra làm sĩ quan ở sư đoàn 1 VNCH – đơn vị phòng thủ nam vĩ tuyến 17. Phiệt đã được đại tá tình báo Đinh Thị Vân của ta xây dựng thành cơ sở tình báo cho cách mạng. 

Chính Phiệt là đầu mối quan trọng giúp đại tá Vân nắm bắt được hệ thống phòng thủ của quân đội Diệm phía nam sông Bến Hải năm 1959. Sau đó do để cho lính dưới quyền đánh nhau với đàn em của Ngô Đình Cẩn trong một hội chợ nên Phiệt bị ra tòa án binh và bị loại ngũ. 

Mặc dù vậy, Phiệt còn quan hệ thân thiết với nhiều sĩ quan của sư đoàn 1. Trong số đó thân nhất với Thọ vốn là chỉ huy trực tiếp của Phiệt. Vài năm sau Thọ đi Mỹ học rồi về làm đến đại tá trong trung tâm hành quân của Bộ Tổng tham mưu quân đội VNCH. Đó chính là căn nguyên để đưa đến chiến công tình báo của bí số Đ 16.

Ảnh độc: Chiến dịch “Ngựa bay” ở Khe Sanh 1968 (2)

(Kiến Thức) - Loạt ảnh của Larry Burrows lột tả chân thực sự khắc nghiệt của chiến tranh khi lính Mỹ thực hiện chiến dịch "Ngựa bay" ở Khe Sanh 1968. 

Ảnh độc: Chiến dịch “Ngựa bay” ở Khe Sanh 1968 (2)
Ảnh một lính Mỹ khi tham gia chiến dịch "Ngựa bay" ở Khe Sanh năm 1968.
Ảnh một lính Mỹ khi tham gia chiến dịch "Ngựa bay" ở Khe Sanh năm 1968.

10 trận tăng chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử

Kể từ khi chiếc xe tăng đầu tiên xuất hiện trong CTTG 1, loại xe bọc thép này đã thành vũ khí không thể thiếu khi giao tranh trên bộ.

10 trận tăng chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử
Kể từ khi chiếc xe tăng đầu tiên xuất hiện trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, loại xe bọc thép này đã thành một loại vũ khí không thể thiếu trong các cuộc giao tranh trên bộ. Nhiều cuộc đụng độ “tăng đấu tăng” cũng đã diễn ra trong những năm qua. Dưới đây là 10 trận chiến xe tăng kinh hoàng nhất trong lịch sử quân sự.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới