Chuyển hóa tự ti

Hãy sám hối những ác nghiệp cống cao ngã mạn, khinh khi xem thường người khác.

Chuyển hóa tự ti
HỎI: Tôi đã tốt nghiệp đại học và hiện đang đi tìm việc làm nhưng thường hay tự ti về chính mình (hay e ngại, sợ sệt, thiếu tự tin về ngoại hình, tích cách, ăn nói…) nên không dám đi xin việc nhiều nơi. Vừa rồi tôi đọc được một lời dạy của Đức Phật như sau: “Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti”. Tôi muốn quý Báo giải thích rõ hơn ý nghĩa lời dạy này đồng thời giúp tôi vượt qua được căn bệnh tự ti của chính mình.
(NGỌC ĐẠI, ngocdai0801@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Ngọc Đại thân mến!
Tự ti là thái độ tự đánh giá thấp mình, tự cho mình thấp kém rồi mặc cảm, nhút nhát, không tin vào năng lực của bản thân. Từ sự thiếu tự tin vào chính mình nên người tự ti không dám mạnh dạn đảm nhận công việc, sống khép mình trước tập thể, khó hòa nhập cộng đồng, không có ý thức vươn lên, bỏ qua nhiều cơ hội tốt để thành công trong cuộc sống.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
“Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti”. Bởi lẽ chính mình lại không đánh giá đúng về bản thân của mình, tự huyễn mình hèn kém, đánh mất niềm tin nơi chính mình thì quả thật đáng thương. Cuộc đời mình do chính mình quyết định nhưng vì tự ti nên không tin vào chính mình. Như một người chẳng dám đứng dậy vì không tin vào đôi chân lành lặn của chính mình, thái độ ấy thật đáng thương.
Để chuyển hóa tự ti, điều đầu tiên phải nhận ra nó trong chính bản thân mình. Cần phân biệt rõ ràng giữa tự ti với các đức tính khiêm hạ, khiêm tốn vốn cần thiết và hữu ích cho cuộc sống. Hiện bạn đã nhận diện rất rõ những biểu hiện tự ti của mình, đó là điều cần thiết cho việc trị liệu và chuyển hóa.
Kế đến, cần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hình thành sự tự ti của bản thân mình. Có thể do những sang chấn tâm lý lúc thiếu thời, thậm chí có thể sớm hơn như do tổn thương tâm lý lúc còn hoài thai, hay do nghiệp báo từ những đời quá khứ (tâm lý học đoán định là mặc cảm xuất phát từ vô thức cá nhân) hoặc do những khiếm khuyết về cơ thể, hạn chế về năng lực, gặp nhiều thất bại... đã hình thành nên những mặc cảm, tự ti.
Sau khi nhận diện rõ ràng về những nguyên nhân, biểu hiện tự ti của chính mình rồi, bạn hãy bình tâm quán chiếu sâu sắc hơn nữa để thấy rằng “Nhân vô thập toàn” (không có ai hoàn hảo cả). Mình có thể không bằng người ở phương diện này nhưng hơn người ở phương diện khác. Cuộc sống vốn nghiệt ngã nhưng luôn công bằng. Nếu khiếm khuyết về cơ thể thì cố gắng lành lặn tâm hồn; nếu năng lực hạn chế thì cố gắng cần cù học hỏi, cần mẫn và nhẫn nại làm việc; nếu gặp phải trắc trở, thất bại thì làm lại từ đầu vì “Sau cơn mưa trời lại sáng”.
Nếu tự ti, mặc cảm (xuất phát từ vô thức cá nhân) thì nên hiểu rằng đó là dư nghiệp của mình. Hãy thành tâm sám hối những ác nghiệp trong các đời kiếp quá khứ, nhất là nghiệp cống cao ngã mạn, khinh khi xem thường người khác.
Người Phật tử, nếu thành tâm sám hối, tu tập từ bi hỉ xả cùng với phát huy năng lực thiền quán để thấy rõ mình và người trong tuệ giác Duyên khởi thì sẽ chuyển hóa được tự ti, mặc cảm thành tự tin, tin vào chính mình, tin vào tương lai cuộc sống.
Chúc bạn tinh tấn!

Cái tôi trong mỗi con người

Cái tôi trong mỗi con người
Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Tự điển Thesaurus định nghĩa về cái tôi (hay ngã kiến – egoism/the selfness) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.

Ảnh minh họa
                                              Ảnh minh họa

Ai làm cho ta khổ?

Không thấy được duyên sinh, vô ngã, nên sinh khởi các phiền não dẫn đến những tạo tác mê lầm.

Ai làm cho ta khổ?
Khi khổ, người ta thường đổ lỗi cho các nhân tố bên ngoài, đổ lỗi cho hoàn cảnh: tại người này làm cho tôi khổ, tại người kia làm cho tôi khổ, tại hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội v.v... Thế nhưng tại sao có người sống trong hoàn cảnh tốt mà tâm vẫn khổ, có người sống trong hoàn cảnh xấu mà tâm vẫn an vui? Cùng một hoàn cảnh giống nhau mà người vui ít khổ nhiều, ngược lại người khổ nhiều vui ít. Từ ngàn xưa cho đến nay, con người luôn tìm cách tác động vào thế giới, thay đổi hoàn cảnh, nhưng chưa ai hoàn toàn hạnh phúc, hoàn toàn mãn nguyện trên cuộc đời này.
 

Đức Phật dạy, vì vô minh, phiền não mà con người phải khổ. Do không sáng suốt, nhận thức sai lầm, không đúng sự thật về các pháp, bản chất các sự vật hiện tượng trong đời sống, không hiểu duyên sinh nhân quả, từ đó sinh khởi các phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến…, dẫn đến khổ đau.

Câu chuyện cười dân gian sau đây rất đáng cho ta suy gẫm: “Có một ông nhà giàu đi ăn giỗ. Sau khi ăn uống no say, thấy bánh ít nhà đám ngon quá, ông muốn mang về nhà ăn nữa, nhưng sợ bị gia chủ cho là mình tham ăn. Ông bèn lấy mấy cái bánh đưa cho người hầu rồi nháy mắt ra hiệu, ý bảo người hầu bỏ vào giỏ mang về cho ông. Người hầu không hiểu ý, cứ ngỡ là ông cho mình bèn ăn hết sạch.

Trên đường về nhà, ông nhà giàu đi trước, người hầu lẽo đẽo theo sau. Ông nhà giàu gõ đầu người hầu mắng:

- Tao đâu phải là tù binh mà mày đi sau áp giải.

Người hầu nghe chủ quở bèn tiến lên đi song song với ông. Ông lại quát:

- Tao với mày là bạn bè ngang vai ngang vế hay sao mà mày đi ngang hàng với tao?

Người đầy tớ sợ quá bèn đi vụt tới trước. Ông nhà giàu lại đá vào mông cậu ta và mắng:

- Mày là cha tao hay sao mà đi trước mặt tao?

Người hầu bối rối chẳng biết phải đi làm sao cho đúng, bèn vòng tay thưa:

- Xin ông dạy con phải đi như thế nào ạ?

Lúc này lửa sân trong ông nhà giàu cháy bùng lên:

- Bánh của tao đâu?”.

Ông nhà giàu có thái độ cư xử như thế là do người hầu đi không đúng phép hay do người hầu ăn bánh của ông? Ai cũng thấy rõ, ông nhà giàu tham lam rồi sinh ra sân si nên mới có hành vi như thế.

Câu chuyện vui nhưng rất đáng suy gẫm. Đôi khi mình không thấy được nguồn gốc của những phiền não khổ đau trong tâm mình (giận hờn, bất mãn, oán hận, lo lắng, buồn phiền…). Mình cứ đổ lỗi cho người này người kia, đổ lỗi cho điều này điều nọ, ít khi mình nhìn thấy trách nhiệm của mình. Vì tham, sân, si, vì lòng tự tôn hoặc tự ti, tự ái, vì lòng ích kỷ v.v... mà mình có thái độ, cách hành xử, có lối sống không hay không đẹp, hoặc tự mình làm mình khổ, nhưng mình lại không thấy điều đó.

Nếu mình nhìn sự vật, sự việc, hay nhìn người khác với cái tâm kỳ thị, ganh ghét, đố kỵ, với cái tâm đầy thành kiến, giận hờn thì mình không thấy được sự thật, không biết rõ, hiểu rõ những gì mình đang thấy, đang nghe, đang tiếp xúc. Nếu nhìn người khác với cái tâm vẩn đục phiền não cấu uế như thế, thì mình thấy ai cũng xấu xa, đáng ghét cả, thấy ai cũng lầm lỗi, ai cũng ngu dốt dù thực tế họ rất dễ thương, họ có nhiều điểm đáng yêu đáng quý, họ có nhiều điều hay đáng cho mình học hỏi. Nếu nhìn người khác với cái tâm tham sắc (thấy người ta đẹp nên mình mê), tham tài (thấy người ta giàu nên mình thích), với cái tâm vị kỷ vị thân (vì là bà con quyến thuộc, vì là bạn bè với mình nên mình thương, mình quý trọng), thì mình sẽ không thấy được cái xấu, cái dở của họ.

Do không thấy rõ bản chất của con người, sự vật, sự việc mà mình có những suy nghĩ, hành động sai lầm. Vì không biết rõ con người mình, không biết rõ cái tâm của mình nên có những suy nghĩ và hành động sai lầm, gây ra nỗi khổ cho mình và người khác.

Có nhiều người than vì nghèo nên khổ, nhưng khi có cơ hội vươn lên (nhờ sự giúp đỡ của người khác) trở nên giàu có khá giả, họ cũng chẳng có niềm vui và hạnh phúc, thậm chí họ còn khổ hơn. Do ông trời chăng? Do thần linh chăng? Do định mệnh chăng? Tất cả đều không phải.

Do không hiểu tâm mình, không thấy nguồn gốc cái khổ của mình nên người ta đổ thừa cho người khác, đổ thừa cho thần linh, đổ thừa cho số phận, định mệnh. Khi còn những tập khí (thói quen, nghiệp) như ham vui, lười biếng, thích hưởng thụ, cờ bạc rượu chè, hút xách, sắc dục, thì dù đi đến đâu họ vẫn nghèo vẫn khổ; chẳng chóng thì chầy cũng rơi vào chỗ bế tắc, phá sản. Khi ấy, để “chạy tội”, tự bào chữa, biện hộ, hoặc do không hiểu mà họ cho rằng tại ông trời, tại thần linh, tại năm tuổi, vận hạn, tại gặp thời vận không may, tại cái này cái nọ…

Ở các nước có nền văn minh tân tiến, kinh tế, văn hóa, pháp luật, đời sống xã hội phát triển nhưng vẫn có chiến tranh, bạo động, trộm cướp, mại dâm, lừa đảo, tham ô, tham nhũng. Bởi vì còn nhận thức sai lầm về bản chất con người và thế giới (không thấy duyên sinh vô ngã), bởi vì còn vô minh, phiền não (tham, sân, si…) thì vẫn còn những hiện tượng tiêu cực, con người không có sự bình an và hạnh phúc trọn vẹn.

Thế giới ngày nay phát triển, tiến bộ, so với thời xa xưa như trời với vực, có nhiều thành tựu mà trước đây không ai tưởng tượng ra, tuy nhiên thái bình, an lạc của nhân loại vẫn chỉ là mơ ước, con người vẫn phải đối mặt với nhiều hiểm họa: bạo động, khủng bố, chiến tranh, nguy cơ bị hủy diệt toàn cầu do vũ khí nguyên tử hạt nhân, thiên tai do môi trường bị tàn phá v.v…

Tóm lại, do vô minh, phiền não mà con người khổ chứ không phải do những điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài. Vô minh phiền não chính là cái gốc, cội nguồn của muôn sự khổ. Nếu tâm thanh tịnh, sáng suốt, không còn vô minh, phiền não, có chánh tri kiến, trí tuệ (thấy biết đúng sự thật), tâm không điên đảo mộng tưởng thì khổ đau vắng bóng và an lạc hạnh phúc có mặt.

Có người thắc mắc, dường như Đức Phật không thực tế lắm. Rõ ràng là do người này người kia, do việc này việc nọ làm mình khổ; do gia đình, do tổ chức, do đoàn thể, do xã hội làm mình khổ v.v… Sao lại quy trách nhiệm về mình, cho rằng vì mình có phiền não tham, sân, si… nên mới khổ; nhận thức như thế e rằng mơ hồ, không xác thực. Tuy nhiên ít ai đặt câu hỏi cho mình: Tại sao mọi người ai ai cũng có những nỗi khổ riêng và những nỗi khổ chung do ảnh hưởng cộng đồng, xã hội? Tại sao mình lại sinh trong gia đình này mà không phải là một gia đình khác? Tại sao mình thương người này, ghét người nọ, không thích người kia? Tại sao mình có thiện cảm với người nào đó ở ngay lần gặp gỡ đầu tiên trong khi chẳng có cảm tình với người hàng ngày gặp mặt? Tại sao người này cứ theo làm khổ người kia như đòi một món nợ đã cho vay từ kiếp nào? Có khả năng thoát khỏi hoàn cảnh khổ, nhưng tại sao có người vẫn cam tâm chấp nhận chịu đựng? Ân, oán, tình, thù cứ xoay vần và đôi khi như có sự an bài sắp đặt. Tại sao con người cứ lẩn quẩn mãi trong vòng khổ, vui mà không ra thoát được? Tại sao và tại sao? Có trăm ngàn câu hỏi tại sao mà con người không thể giải đáp nếu không hiểu lý duyên sinh-nhân quả.

Đức Phật đã thấy rõ nhân quả mà con người đã tạo và thọ lãnh từ vô thủy kiếp cho đến nay trùng trùng lớp lớp, chằng chịt và xuyên suốt trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai chứ không phải chỉ trong một đời này. Nhân đưa đến quả, quả lại làm nhân, vừa là nhân của cái này lại vừa làm duyên cho cái khác, vô số nhân, duyên, quả hình thành nên đời sống con người và thế giới.

Vì vô minh, không thấy được duyên sinh nhân quả, không thấy vạn pháp vô ngã nên sinh khởi các phiền não, tham ái, chấp thủ; thân, khẩu, ý hành động sai lầm, điên đảo. Không thấy được duyên sinh, vô ngã nên thấy thật có ta, có người, thật có những thứ sở hữu của ta, của người, thật có các sự vật, hiện tượng (trong khi thực chất tất cả chỉ là do nhân duyên sinh khởi, không đối tượng nào có thật thể và thường hằng bất biến, mỗi sự vật hiện tượng đều do muôn ngàn sự vật hiện tượng khác cấu thành, luôn ở trong tình trạng biến đổi), từ đó sinh khởi các phiền não dẫn đến những tạo tác mê lầm, rơi vào mạng lưới nhân quả trùng trùng lớp lớp.

Nếu không thấy được bản chất của hiện tượng vạn hữu, không hiểu được quy luật của đời sống, tức là không có nhận thức đúng thì không thể nào có được những tư duy, hành động tích cực mang lại an lạc hạnh phúc cho mình và mọi người, không thể nào xây dựng, cải thiện thế giới ngày một tiến bộ hơn.

Khi hiểu được bản chất và những quy luật của đời sống, khi có sự rèn luyện tâm lý, ý chí, sự tu tập tâm thì con người sẽ bớt khổ hơn. Mục đích của đạo Phật là chuyển hóa những phiền não khổ đau và có được an lạc hạnh phúc ngay trên cuộc đời này. Dù sống trong cõi đời ngũ trược, đời sống đầy những khó khăn nhưng tâm vẫn bình an và hạnh phúc là mục đích phấn đấu của người tu học Phật.

Khoẻ nhờ thiền

(Kiến Thức) - Dù đã ở tuổi 83, ông Nguyễn Viết Thọ vẫn khỏe mạnh. Có được điều này nhờ ông hay ngồi thiền và sinh hoạt khoa học.

Khoẻ nhờ thiền
Mỗi ngày ông Thọ dành thời gian 2 lần ngồi thiền, mỗi lần khoảng 30 - 45 phút.
Mỗi ngày ông Thọ dành thời gian 2 lần ngồi thiền, mỗi lần khoảng 30 - 45 phút. 
Ông Nguyễn Viết Thọ (phòng 110 nhà Y3 ngõ 135 Núi Trúc, Hà Nội, khu tập thể Bộ Y tế) nay đã 83 tuổi (ông sinh năm 1930). Tuy tuổi cao nhưng ông vẫn khoẻ mạnh. Có được điều này nhờ ông hay ngồi thiền và lối sinh hoạt khoa học. Hồi còn nhỏ, ông Thọ hay bị ốm đau quặt quẹo. Do bị bệnh hen ảnh hưởng đến sức khoẻ nên ông quyết tâm vào ngành dược để mong trước hết chữa được bệnh cho mình. Tốt nghiệp dược sĩ đại học chính quy năm 1959, ra trường được về đơn vị nghiên cứu, ông đã dành nhiều thời gian tìm tài liệu Đông Tây y trong ngoài nước nhưng vẫn không tìm được cách chữa hen cấp tính cho mình. Sau khi nghỉ hưu năm 1992, ông tìm đến triết học phương Đông, Kinh dịch, Phật học, từ đó tiếp cận Thiền và hiểu được cốt lõi của Thiền. 

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.