Chuyên gia: UAV do thám của Triều Tiên như... đồ chơi

(Kiến Thức) - Các chuyên gia quân sự đánh giá mẫu máy bay không ngươi lái rơi ở Hàn Quốc được cho là của Triều Tiên chỉ giống như đồ chơi.

Các chuyên gia cho biết mức độ đơn giản của chiếc máy bay không người lái (UAV) bị rơi ở hòn đảo biên giới của Hàn Quốc vào ngày 31/3/2014 cho thấy sự lỗi thời của trang thiết bị biên chế trong Quân đội Triều Tiên.
Theo các chuyên gia nhận xét, “chiếc máy bay không người lái” rơi ở hòn đảo Hàn Quốc giống như “đồ chơi” với “thiết kế nghèo nàn” và “lỗi thời”.
Mảnh vỡ máy bay không người lái tại đảo Baengnyeong của Hàn Quốc.
 Mảnh vỡ máy bay không người lái tại đảo Baengnyeong của Hàn Quốc.
Theo Reuters, Seoul nghi ngờ chiếc máy bay không người lái là của Triều Tiên. Khi hình ảnh về chiếc UAV được đăng tải trên Internet, nhiều người cho rằng mẫu máy bay này giống như đồ chơi hồi nhỏ của họ thay vì là một UAV hiện đại.
“Chiếc máy bay này giống như đồ chơi”, ông Kim Hyoung-joong, giáo sư về an ninh điện tử tại Đại học Korea ở Seoul trả lời Reuters. “Tuy nhiên với mục đích trinh thám, chiếc máy bay không cần phải là một chiếc máy bay với công nghệ cao như những chiếc Predators hoặc Global Hawk của Mỹ. Một chiếc máy bay giống như đồ chơi này có thể khiến nhiều người mất cảnh giác”.
"Tuy nhiên, mức độ đơn giản của mẫu UAV cũng cho thấy sự lạc hậu trong trang thiết bị quân sự của Triều Tiên mặc dù nước này là một trong những nước có lực lượng quân sự lớn hàng đầu thế giới", các chuyên gia trả lời tờ NBC.
“Phần lớn trang thiết bị quân sự của Triều Tiên đều đã lỗi thời với rất nhiều trong số đó có từ Chiến tranh Thế giới thứ 2,” tiến sĩ James Hoare đến từ Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên của Đại học London nói. "Họ đặt cược rất nhiều vào tinh thần chiến đấu vì đơn giản họ không có gì để dựa vào nữa”.
Ước tính, Bình Nhưỡng chi khoảng 20%-30% GDP vào quốc phòng và phần lớn được đưa vào chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa nhằm răn đe Mỹ, Hàn. Tuy nhiên, báo cáo của Lầu Năm Góc trước Quốc hội Mỹ vào tháng 3/2014 mô tả lực lượng quân sự của Triều Tiên đang tàn lụi do thiếu hụt nguồn lực và phần cứng lỗi thời.
Lực lượng máy bay không người lái của Triều Tiên
Triều Tiên từng biểu diễn bắn thử máy bay không người lái vào tháng 3/2013. Họ sử dụng máy bay không người lái như mục tiêu cho tên lửa đất-đối-không và tuyên bố họ có thể sử dụng UAV loại này để tấn công vào mục tiêu bằng cách đánh tự sát. Trong cuộc duyệt binh tháng 7/2013, máy bay không người lái của Triều Tiên tiếp tục xuất hiện trên xe tải.
Máy bay không người lái của Triều Tiên xuất hiện trên truyền hình nước này vào tháng 3/2013.
 Máy bay không người lái của Triều Tiên xuất hiện trên truyền hình nước này vào tháng 3/2013.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết các máy bay không người lái xuất hiện trong lần bắn thử đạn thật có bề ngoài giống như mẫu mục tiêu bay MQM-107 Streaker được Mỹ sử dụng vào những năm 1980 làm bia bắn tên lửa.
“Những máy bay này đều lỗi thời. Quân đội Mỹ sử dụng vào năm 1984 và được quyên góp cho Bảo tàng Không quân Mỹ vào năm 1990”, ông Schulte – nghiên cứu viên cấp cao tại Kings College, London cho hay.
Cũng theo ông Schulte, những máy bay này của Triều Tiên không có khả năng mang theo vũ khí.
Ngoài Streaker, hãng thông tấn Yonhap cho biết Triều Tiên sử dụng một số máy bay trinh sát D-4 của Trung Quốc. Tuy nhiên, loại máy bay này cũng quá lạc hậu do được triển khai từ năm 1983.

Lực lượng thân Nga tại Moldova bắn hạ UAV Ukraine

(Kiến Thức) - New York Times đưa tin, giới chức khu vực ly khai thân Nga ở Moldova khẳng định vừa bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Cụ thể, Ủy ban An ninh Nhà nước Transdniestria (KGB) hôm qua tuyên bố, UAV của Ukraine bị bắn hạ khi đang do thám trên bầu trời khu vực.

Tại sao phía tây mới là mối đe dọa lớn với Ukraine?

(Kiến Thức) - Phương Tây đang tập trung vào khả năng Nga lấy nốt phần phía đông Ukraine mà ít chú ý đến mối nguy lớn từ phía tây nước này.

Sau khi Nga sáp nhập thành công bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước này mà không tốn một viên đạn nào cũng không mất mát hoặc phải đánh đổi bất cứ thứ gì, phần lớn giới chuyên gia Ukraine lẫn phương Tây đều cho rằng, Moscow có thể sử dụng chiến lược tương tự để thâu tóm phần phía đông Ukraine – nơi cộng đồng người Nga sinh sống đông đảo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới