Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã có cuộc trao đổi với nhiều chuyên gia quân sự của Trung Quốc và đều cho rằng, thực lực hải quân và không quân của Trung Quốc tại vùng Hoa Đông mạnh hơn Nhật Bản.
Bài viết của Hoàn Cầu có thể là nhằm “đáp trả” lại nhận định của tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), tướng Toshio Tamogami khi trao đổi với tạp chí tuần châu Á của Hong Kong cho rằng: “binh lực của Hải quân Trung Quốc gấp 5 lần Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF), và có khoảng 1.000 tàu chiến trở lên, nhưng đa số là tàu chiến nhỏ dùng để cảnh bị ven bờ”.
Trung Quốc có cả 1.000 tàu chiến nhưng chiếm phần lớn là tàu chiến nhỏ, trang bị vũ khí lạc hậu. |
Tàu khu trục và tàu hộ vệ có thể triển khai tác chiến xa có khoảng 200 tàu, gấp 1,5 lần của Nhật Bản, “nhưng đa phần những tàu chiến này là tàu kiểu cũ, sức chiến đấu viễn dương trong giai đoạn hiện nay còn kém xa Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF)”. Ông này còn cho biết thêm, về trang bị không quân, Nhật Bản có 260 máy bay chiến đấu, Trung Quốc có hơn 1.300 máy bay, nhưng đa số là máy bay kiểu cũ.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho biết, từ xu thế phát triển trang bị không quân hải quân những năm gần đây cho thấy, thực lực tổng hợp Hải quân Trung Quốc mạnh hơn so với Nhật Bản, cộng với ưu thế của lực lượng trên không ngày càng rõ rệt.
“Trong chiến tranh hiện đại, so sánh về thực lực không còn là những so sánh đơn giản về mức độ trang thiết bị của các quân binh chủng, mà phải xem xét tổng hợp nhiều loại nguyên nhân như mức độ huấn luyện của binh sỹ và sự hiệp đồng của các quân binh chủng khác, nhưng cũng cần phải xem xét đến việc xung đột có thể xảy ra ở khu vực biển nào, đối phương là ai, tuyến bờ biển cách đó bao xa, liệu có thể hiệp đồng với lực lượng bờ biển”, ông này nói.
Ảnh minh họa. |
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Vương Á Nam đánh giá, so về thực lực hải quân và không quân hướng Hoa Đông thì Trung Quốc vẫn mạnh hơn. Có người cho rằng, Trung Quốc có không ít trang thiết bị cũ, nhưng những trang thiết bị này không thể xuất hiện ở tuyến đầu, trang thiết bị mới cũng hoàn toàn có thể đối kháng được với Nhật Bản.
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên tuyên bố, tàu chiến mới bàn giao của Hải quân Trung Quốc đều sử dụng công nghệ mới, có lợi thế về hệ thống điện tử, hệ thống vũ khí.
Trong lĩnh vực tên lửa hành trình chống tàu, tên lửa YJ-83, YJ-63 trang bị trên chiến hạm Trung Quốc so về tầm bắn, tốc độ, sức công phá đều vượt trội so với tên lửa của Nhật Bản. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn có lực lượng tàu tên lửa cỡ nhỏ rất mạnh. Mà hướng tác chiến tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, lực lượng tàu nhỏ, nhanh, linh hoạt này sẽ có thể rất tiện dụng.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng tên lửa diệt hạm trên tàu chiến nước này vượt trội tàu Nhật, điều này thì đúng. |
Ngoài ra, tốc độ chế tạo trang thiết bị Hải quân Trung Quốc được đẩy nhanh hơn Nhật Bản. Theo tờ South China Morning Post, năm 2013 tổng cộng Hải quân Trung Quốc đã được biên chế ít nhất 27 tàu chiến. Trong đó có 2 tàu khu trục tên lửa Type 052C, 3 tàu hộ vệ tên lửa Type 054A và 9 tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ. Đối với số lượng tàu chiến hiện đại, trong 1 hoặc 2 năm nữa Hải quân Trung Quốc sẽ hoàn toàn vượt qua Nhật Bản.
Về phương diện không quân, báo cáo phát triển lực lượng không quân thế giới được tạp chí Flightglobal của Anh phát hành mới đây cho rằng, số lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới, so với máy bay thế hệ 4 F-15 của Nhật Bản cũng đạt khoảng 500 chiếc, lớn hơn nhiều so với số lượng máy bay thế hệ 4 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).