Chuyên gia tìm thấy báu vật nhỏ xíu trong mộ cổ

Không ngờ báu vật nhỏ xíu được đặt trên đầu của người tiểu thiếp trong mộ cổ này lại có giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Đó là gì.

Chuyên gia tìm thấy báu vật nhỏ xíu trong mộ cổ

Năm 1954, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một ngôi mộ đặc biệt có niên đại vào thời nhà Minh ở trên núi Ngũ Phong, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Đây là một ngôi mộ phu thê hợp táng khi tìm thấy hài cốt của một người đàn ông và bốn người phụ nữ.

Điều này khiến các chuyên gia bất ngờ, bởi lẽ những ngôi mộ thông thường hợp táng phu thê chỉ có 2 người. Ngôi mộ này có một người đàn ông nhưng lại có tới bốn người phụ nữ. Do đó, thân phận của chủ nhân ngôi mộ chắc hẳn không hề tầm thường.

Sau khi nghiên cứu ghi chép trên văn bia cùng những manh mối trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học cuối cùng cũng đã xác định được chủ nhân của ngôi mộ chính là Trương An Vãn, một vị tiến sĩ thời nhà Minh. Trong khi đó, bốn người phụ nữ còn lại là chính thất và các tiểu thiếp của vị tiến sĩ này.

Tuy nhiên, cách thức chôn cất ở ngôi mộ thời nhà Minh này rất khác so với phong tục an táng truyền thống. Theo lý giải của các nhà khảo cổ học, vào thời phong kiến, chỉ có chính thất mới được an táng cùng chồng. Trong khi đó, những người tiểu thiếp được chôn cất cùng nhau.

Thế nhưng trong ngôi mộ này, các tiểu thiếp lại được chôn cùng với chính thất. Điều này rất hiếm gặp. Có lẽ do người vợ và các tiểu thiếp trong ngôi mộ này chung sống với nhau khá hoà hợp.

Trong quá trình khai quật, các chuyên gia nhận định những đồ tuỳ táng của chủ nhân ngôi mộ không có gì đáng chú ý. Nhưng họ lại vô cùng phấn khích khi phát hiện có một bảo vật được đặt trên đầu một vị thiếp. Đó là chiếc kẹp tóc có một con ve sầu bằng vàng được đặt trên lá ngọc.

Dù có kích thước nhỏ nhưng bảo vật này được chế tác vô cùng tinh xảo. Không ai có thể ngờ rằng một con ve sầu bằng vàng tinh xảo như vậy lại được tìm thấy ở trong khu chôn cất của một người tiểu thiếp.

Chuyen gia tim thay bau vat nho xiu trong mo co

"Kim thiền ngọc diệp" - con ve vàng và lá ngọc được tìm thấy trong ngôi mộ cổ thời nhà Minh.

Con ve sầu được làm bằng vàng rất sống động, giống như thật, thậm chí còn có thể thấy rõ các hoa văn trên cánh. Chiếc lá ngọc được chế tác từ Dương chi bạch ngọc, một loại đá quý thuộc hàng cực phẩm thời xưa. Lá ngọc được chạm khắc khéo léo và tinh xảo khi có thể nhìn rõ cả đường vân của lá.

Sự kết hợp hoàn hảo của hai món đồ tinh xảo khiến các chuyên gia bất ngờ. Bởi ngay cả trong thời công nghệ tiên tiến như hiện nay, rất ít người có thể làm ra những món đồ tinh xảo như vậy. Điều này cho thấy kỹ thuật chế tác và trình độ thẩm mỹ của người xưa rất cao.

Nhìn tổng thể, con ve sầu bằng vàng trên lá ngọc quả là một báu vật hiếm có. Có thông tin cho rằng, con ve sầu này nặng tới 80 gram và có hàm lượng vàng lên tới 90%. Theo các chuyên gia, giá trị của nó ước tính lên tới 900 triệu NDT (khoảng 3.254 tỷ VNĐ). Cho dù trong quá khứ và hiện tại, cặp "kim thiền ngọc diệp" này vẫn vô cùng quý giá và được giới chuyên môn đánh giá cao.

Thậm chí, theo các chuyên gia, giá trị của báu vật này còn khó ước tính hơn bởi nó không những đắt giá về mặt tiền bạc mà còn có ý nghĩa lịch sử. Đặc biệt, việc vẫn còn nguyên vẹn và sống động trong mộ cổ sau hàng trăm năm cho thấy công nghệ chế tác bậc thầy của những nghệ nhân thời nhà Minh.

Vì sao báu vật được đặt trên đầu của tiểu thiếp?

Thời xa xưa, ve sầu không chỉ là một loài động vật thông thường mà còn mang những ý nghĩa vô cùng quan trọng. Người xưa có câu: "Ve sầu thoát xác". Theo nghĩa đen, ve sầu thoát xác chính là để chỉ con ve sầu sẽ phá vỡ vỏ bọc để chui ra ngoài. Bên cạnh đó, ve sầu thường biến mất vào mùa thu và xuất hiện trở lại vào mùa hè năm sau. Do đó, từ thời xa xưa, ve sầu còn tượng trưng cho vòng tuần hoàn bắt đầu và kết thúc.

Ve sầu vàng được đặt trong mộ cổ với mong muốn giống như ve sầu khi có thể lặp lại vòng tuần hoàn. Điều này cũng cho thấy chủ nhân ngôi mộ có thể muốn người phụ nữ mình yêu được yên nghỉ và nhanh chóng tái sinh. Với nhiều hàm ý sâu xa, việc đặt "kim thiền ngọc diệp" trên đầu người tiểu thiếp có thể thấy rằng chủ nhân của ngôi mộ rất quan tâm, cưng chiều và dành nhiều tình cảm cho người phụ nữ này.

Chuyên gia tìm thấy báu vật nhỏ xíu trong mộ cổ ảnh 2

Việc đặt báu vật quý giá nhất trên đầu người tiểu thiếp cho thấy chủ nhân ngôi mộ có tình cảm sâu đậm với người phụ nữ này.

Hơn nữa, sau khi nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện ra rằng gia thế của Trương An Vãn không cao. Trong xã hội hiện đại, vị tiến sĩ này có thể được coi là tầng lớp trung lưu, không phải một gia đình quyền thế vào thời điểm đó. Thế nhưng chỉ cần dựa vào vị trí đặt bảo vật giá trị nhất trong ngôi mộ, có thể biết được tình yêu cả đời của Trương An Vãn là dành cho người tiểu thiếp này.

Không quá lời khi cho rằng chiếc kẹp tóc con ve sầu vàng trên lá ngọc có thể chính là biểu tượng cho tình yêu của chủ nhân ngôi mộ dành cho người tiểu thiếp của mình, khác với tư tưởng thời phong kiến. Đây quả thực là một câu chuyện tình yêu "thiên trường địa cửu" đáng ghen tị, bởi tiểu thiếp thường có địa vị rất thấp, không được coi trọng như chính thất.

Con ve vàng trên lá ngọc hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nam Kinh và trở thành bảo vật ở nơi đây.

Phục dựng gương mặt "mỹ nhân" 4.000 tuổi, cực choáng nhan sắc thật

Sau hơn 300 tiếng làm việc, các chuyên gia khảo cổ và nghệ sĩ 3D Oscar Nilsson phục dựng thành công gương mặt của người phụ nữ trong mộ cổ 4.000 tuổi.

Phục dựng gương mặt "mỹ nhân" 4.000 tuổi, cực choáng nhan sắc thật
Phuc dung guong mat
Cách đây hơn 1 thế kỷ, các nhà khảo cổ phát hiện một ngôi mộ bằng đá ở sâu trong một khu rừng của Thụy Điển. Bên trong mộ cổ 4.000 tuổi có chứa hài cốt của một phụ nữ khoảng 30 tuổi và cậu bé tầm 7 tuổi.  

Phát hiện 5 mộ cổ Ai Cập bảo tồn khó tin, chuyên gia kinh ngạc

Các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã phát hiện ra 5 ngôi mộ được bảo quản kĩ lưỡng và được trang trí nhiều màu sắc ở Saqquara.

Phát hiện 5 mộ cổ Ai Cập bảo tồn khó tin, chuyên gia kinh ngạc
Các dòng chữ tượng hình trên 5 ngôi mộ cho biết thông tin về những người được chôn cất trong ngôi mộ. Bên cạnh đó, các bức tranh tường mô tả nhiều hình dáng con người, thức ăn, hình học đầy màu sắc, một vài chi tiết khác giống như một loài côn trùng có cánh.
Phat hien 5 mo co Ai Cap bao ton kho tin, chuyen gia kinh ngac
Bức tranh tường với chữ viết tượng hình phía trên cùng được tìm thấy ở một trong 5 ngôi mộ. Nguồn: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities. 
Các ngôi mộ có niên đại vào triều đại thứ 6 (khoảng năm 2323 đến 2150 trước Công nguyên) hoặc vào thời kỳ Trung gian thứ nhất (2150-2030 trước Công nguyên). Trong triều đại thứ sáu, Ai Cập cổ đại vẫn thống nhất nhưng bị hạn hán, đe dọa sự ổn định của đất nước. Ai Cập sau đó rơi vào khủng hoảng, khi chính quyền trung ương sụp đổ và đất nước bị chia cắt thành nhiều khu vực và được trị vì bởi những người khác nhau trong Thời kỳ Trung gian thứ nhất.

Bí ẩn hàng chục mộ vua “vô hình“: không ai thấy dù lộ thiên hàng thế kỷ

Hàng chục mộ vua "thất lạc" cùng hoàng hậu, công chúa và hoàng tử của họ vừa được các nhà khoa học Anh xác định từ 20 khu chôn cất.

Bí ẩn hàng chục mộ vua “vô hình“: không ai thấy dù lộ thiên hàng thế kỷ
Theo Live Science, lý do những ngôi mộ hoàng gia quan trọng này lại bị bỏ qua ở một đất nước mà lĩnh vực khảo cổ cực kỳ phát triển, đó là những vị vua này và gia đình đã được chôn cất - có vẻ là cố ý - trong những ngôi mộ đơn sơ như thường dân. Chỉ có thể nhận ra họ bằng một kiểu dấu hiệu rất kín đáo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới