Chuyên gia nói gì về việc cạn thanh khoản trên thị trường chứng khoán cuối năm?

(Vietnamdaily) - Thị trường chứng khoán tuần cuối năm 2022 vừa trải qua một tuần giao dịch ảm đạm, với sự sụt giảm cả về điểm số lẫn thanh khoản.

Phiên 29/12, thanh khoản thị trường tụt áp với giá trị khớp lệnh trên HoSE chỉ đạt 5.850 tỷ đồng, giảm 9,1% so với phiên trước và là mức thấp nhất trong vòng hơn 25 tháng kể từ ngày 12/11/2020.

Không chỉ phiên hôm nay, giao dịch ảm đạm đã diễn ra trong hơn một tuần trở lại đây khi thanh khoản HoSE đột ngột sụt giảm mạnh và thường xuyên duy trì dưới 10.000 tỷ đồng. Lý giải cho tình trạng thanh khoản mất hút các chuyên gia nhà đầu tư cá nhân cần chốt lời để có dòng tiền phục vụ cho dịp lễ Tết sắp tới.

Chuyen gia noi gi ve viec can thanh khoan tren thi truong chung khoan cuoi nam?
 Do đâu không có dòng tiền gia nhập thị trường chứng khoán cuối năm?

Chia sẻ tại Talkshow Bí mật dòng tiền, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, Giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Ngoại thương cho biết đối với các doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp cuối năm cần dòng tiền để trả lương, thưởng hay chi phí hàng tồn kho để bán trong năm tiếp theo. Doanh nghiệp cũng cần thu tiền về để có thể nhập các nguyên vật liệu đầu vào chuẩn bị sản xuất năm tới.

Theo thống kê, số liệu tăng trưởng cung tiền của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong năm nay là thấp nhất lịch sử, đồng nghĩa với việc chúng ta không có tiền bơm vào. Cung tiền không có và nhà đầu tư chưa nhìn thấy nhiều tín hiệu khả quan.

Do đó, cuối năm, nhà đầu tư phải thật cẩn trọng khi quyết định vào hoặc ra thị trường, bởi tâm lý đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến giao dịch. Thị trường giao dịch “lình xình” thời gian gần đây là hoàn toàn có thể nhận biết.

Đồng tình với quan điểm trên, BTV Hoàng Nam đưa ra nhận định rằng chỉ khoảng nửa năm trước đây, thanh khoản vẫn dồi dào, nhà đầu tư có thể khớp lệnh một vài triệu cổ phiếu ngân hàng một cách dễ dàng. Song hiện tại, lệnh bán phải trải dài một vài line mới có thể khớp hết hoàn toàn. Nghĩa là vấn đề thanh khoản lúc này đặt ra khó khăn, thách thức đối với dòng tiền lớn.

Chuyen gia noi gi ve viec can thanh khoan tren thi truong chung khoan cuoi nam?-Hinh-2
Các chuyên gia chia sẻ trong chương trình Bí mật đồng tiền. 

Đánh giá về dòng tiền vào thị trường, ông Phạm Lưu Hưng Kinh tế trưởng, Trưởng ban Đào tạo Phát triển CTCP Chứng khoán SSI cho rằng dịp cuối năm thanh khoản lúc nào cũng trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, ông Hưng đánh giá rằng đã xuất hiện những giải pháp gỡ rối khi NHNN đã phát đi những thông điệp hỗ trợ thanh khoản từ giờ đến Tết. Thậm chí, những thời điểm tuần trước đã hút tiền về đẩy mức lãi suất Overnight xuống khá thấp.

"Đối với chứng khoán, mặc dù thị trường vừa trải qua đợt hồi phục về cả điểm số lẫn thanh khoản, song thời điểm cuối năm các công ty chứng khoán và Ngân hàng phải đưa tỷ lệ tiền về mức an toàn nên khó có thể kỳ vọng dòng tiền dồi dào đổ vào thị trường thời điểm này", ông Hưng cho hay.

Dự báo về thanh khoản trong năm tới, Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho rằng dòng tiền trên thị trường chứng khoán sẽ bớt căng thẳng hơn nhờ các vấn đề về tỷ giá và lạm phát đang tạm ổn định, NHNN bắt đầu có những động thái bơm tiền hỗ trợ nền kinh tế.

Điểm nghẽn khó khăn nhất hiện vẫn nằm ở vấn đề thanh khoản trung dài hạn, lãi suất và đáo hạn trái phiếu và sẽ cần nhiều thời gian hơn để khắc phục. Tuy nhiên, có lẽ thời điểm khó khăn nhất của dòng tiền đã qua.

Đồng quan điểm, ông Lưu Chí Kháng, Trưởng phòng tự doanh Chứng Khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) nhận định có nhiều yếu tố hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư trong năm tới, điển hình như chính sách tiền tệ sẽ dần được nới lỏng đi kèm Nghị định được ban hành/ sửa đổi giúp “tháo gỡ” nút thắt cho thị trường Trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời, nhiều quan điểm cho rằng NHNN sẽ quay trở lại mua ngoại tệ để cung ứng lượng tiền mặt ra lưu thông.

2022 - Năm 'ác mộng' của chứng khoán Việt Nam

(Vietnamdaily) - Hàng trăm cổ phiếu bị cuốn vào đà lao dốc mạnh khiến sự hưng phấn của năm 2021 bỗng trở thành cơn ác mộng với chứng sĩ trên thị trường.

Tiếp nối năm 2021 thăng hoa, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 ghi dấu một năm đầy biến động khi VN-Index lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 1.500 nhưng cũng có thời điểm nhúng xuống dưới 900, mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.

Năm này đối mặt với nhiều rủi ro bên ngoài xuất hiện như tín hiệu Fed tăng lãi suất và Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Hay rủi ro xuất hiện như giao dịch bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC của cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - Trịnh Văn Quyết. Tín hiệu Fed tăng lãi suất và căng thẳng Nga - Ukraine diễn ra trong 3 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trụ vững và dao động trong vùng 1.450 - 1.550 điểm.

Năm 2022 khối ngoại quay trở lại mua ròng tỷ USD sau 2 năm miệt mài bán

(Vietnamdaily) - Một trong những động lực giúp thị trường bứt phá chính là sự trở lại mạnh mẽ của dòng tiền khối ngoại. Lực mua rất quyết đoán với giá trị mua ròng nhiều phiên lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Năm 2022, chứng kiến đà suy giảm mạnh của nhiều cổ phiếu. Có những thời điểm, VN-Index giảm hơn 35% kể từ đỉnh, kéo theo việc nhiều cổ phiếu lao dốc mạnh, cá biệt có những cổ phiếu mất từ 70 – 80% giá trị, bất kể là cổ phiếu cơ bản hay đầu cơ.

Nếu năm 2021 chứng kiến tâm lý hưng phấn quá đà thì năm 2022, trong nhiều thời điểm lại chứng kiến tâm lý hoang mang thái quá của nhà đầu tư khi nhiều nhà đầu tư nội đã thực hiện việc bán tháo cổ phiếu.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.