Chuyên gia Nga:”Không nên lật đổ Triều Tiên”

(Kiến Thức) - Theo nhà phân tích chính trị Sergei Strokan, việc Triều Tiên sụp đổ sẽ là thảm họa ảnh hưởng đến các nước láng giềng, bao gồm cả Nga.

Một số chính trị gia và nhà báo phương Tây cho rằng, các vấn đề của bán đảo Triều Tiên như phi hạt nhân hóa và thống nhất hai miềnTriều Tiên chỉ có thể được giải quyết bằng cách lật đổ chế độ của ông Kim Jong-un. Ý kiến này đã vang lên gần đây tại Hội nghị Nhà báo Quốc tế ở Seoul. Trong khi đó, báo giới tin rằng, chế độ Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ như kết quả vụ giết hại nhà lãnh đạo nhà nước hoặc một cuộc tổng nổi dậy.
Người dân Triều Tiên ở các địa điểm công cộng.
Người dân Triều Tiên ở các địa điểm công cộng. 
Hiện nay không có tiền đề nào cho việc lật đổ chế độ hiện tại ở Bắc Triều Tiên. Nhà phân tích chính trị Sergei Strokan, bình luận viên của tờ báo Nga có uy tín "Kommersant" nhận định: “Trong nhiều thập kỷ qua, các chính trị gia, các nhà phân tích và các nhà báo phương Tây nhắc đi nhắc lại “câu thần chú” về sự cần thiết phải lật đổ chế độ Bắc Triều Tiên. Nhưng, hiện nay có ấn tượng rằng, Bắc Triều Tiên đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất trong sự phát triển của mình. Cuộc khủng hoảng không phải là nghiêm trọng lắm. Người dân CHDCND Triều Tiên đã quen với cuộc sống khó khăn vất vả. Để giải quyết các vấn đề của Bắc Triều Tiên không nên lật đổ chế độ. Một thí dụ về điều này là Iran. Ở nước này cuộc cải cách đã bắt đầu sau khi tân tổng thống lên nắm chính quyền, nhưng, Iran đã duy trì hệ thống chính trị. Sự sụp đổ của chế độ Bắc Triều Tiên sẽ là một thảm họa ảnh hưởng đến các nước láng giềng, trong đó có Nga”.
Bắc Triều Tiên nên thay đổi dần dần, làm theo tấm gương của Trung Quốc. CHND Trung Hoa đã trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới mà không thay đổi hệ thống chính trị và duy trì sự ổn định chính trị. 
Theo ông Sergei Strokan, nhiệm vụ của các quốc gia tham gia cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề Triều Tiên không phải là lật đổ chế độ mà từng bước và rất thận trọng thúc đẩy cuộc cải cách ở CHDCND Triều Tiên để nước này trở thành một quốc gia có trách nhiệm lớn hơn và mở rộng cửa cho các nước trên thế giới.

Hai miền Triều Tiên sẽ thống nhất?

(Kiến Thức) - Trước những lùm xùm tổn tại giữa hai miền Triều Tiên, liệu rằng giấc mơ thống nhất có sớm được hiện thực hóa?

Vấn đề thống nhất hai miền Triều Tiên giờ đây không còn là quá mới mẻ đối với dư luận quốc tế, song mới đây, trong một bài báo của Brusce Dennett, điều này lần nữa được để cập tới. Mặc dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong các cuộc tranh luận, nhưng các nhà phân tích chính trị đều hi vọng hai miền Triều Tiên sẽ có một ngày “đoàn viên”.
Xét về vị trí địa lý, cho đến cuối chiến tranh thế giới thứ 1, hai miền vẫn là một thực thể chính trị thống nhất ở bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, sau trong chiến tranh Liên Triều kéo dài từ năm 1950-1953, bán đảo này bị chia cắt thảnh hai quốc gia khác nhau: CHDCND Triều Tiên ở phía bắc, còn Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam.

Triều Tiên dọa thiêu rụi văn phòng Tổng thống Hàn Quốc

(Kiến Thức) - Đánh dấu kỷ niệm vụ nã pháo đảo Yeonpyeong năm 2010, Bình Nhưỡng mạnh mẽ đe dọa nhấn chìm văn phòng Tổng thống Park Geun-hye trong biển lửa, nếu bị chọc giận.

Binh sĩ Hàn Quốc đi tuần trên đảo tiền tiêu Yeonpyeong.
 Binh sĩ Hàn Quốc đi tuần trên đảo tiền tiêu Yeonpyeong.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.