Chuyên gia Mỹ: Nên tiêm vắc xin COVID-19 hàng năm

Nhiều chuyên gia nhận định vắc xin COVID-19 rất cần thiết hàng năm, tương tự cách tiêm phòng cúm được khuyến cáo mùa mỗi mùa thu.

Chuyên gia Mỹ: Nên tiêm vắc xin COVID-19 hàng năm

CNN dẫn lời TSArchana Chatterjee, Hiệu trưởng Trường Y khoa Chicago, Đại học Rosalind Franklin, Mỹ: “Để kiểm soát dịch, chúng ta có thể cần một số hình thức tiêm chủng định kỳ. Chúng tôi sẽ thu thập thêm dữ liệu để xác định nên tiêm phòng hàng năm hay hai năm một lần hoặc 5 năm một lần”.

Về quan điểm này, cựu ủy viên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, TS Scott Gottlieb nhận định: "Tôi nghĩ cần hướng tới việc tiêm vắc xin hàng năm, ít nhất là trong tương lai gần, cho đến khi chúng ta thực sự hiểu về dịch tễ của căn bệnh này và liệu nCoV có đang suy giảm giống 4 chủng corona khác hay không”.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng chúng ta nên tiêm vắc xin 6 tháng/lần để thực sự được bảo vệ và chống lại triệu chứng cũng như ảnh hưởng khác tới cơ thể. Có thể COVID-19 sẽ không sớm biến mất, nên một số nhà nghiên cứu dự báo đại dịch sẽ chuyển sang giai đoạn đặc hữu hay bệnh lưu hành. Nói cách khác, nó có thể là bệnh thường xuyên xuất hiện trong một quần thể nhưng không ảnh hưởng số lượng lớn đến mức báo động.

Virus corona lây nhiễm sang người lần đầu tiên vào những năm 1960, trong đó, 4 chủng gây ra bệnh cảm lạnh thông thường. Các virus corona khác ở người là MERS, SARS và SARS-CoV-2.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra khả năng miễn dịch chống lại nCoV của vắc xin Pfizer, Moderna, J&J có thể suy giảm trong vài tháng, đặc biệt ở nhóm người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu. Cùng với biến chủng mới, tình hình dịch có thể trở nên căng thẳng hơn.

Các chuyên gia đồng tình với việc tiêm mũi tiêm tăng cường trong tương lai với công thức khác với vắc xin hiện hành. Một số công ty như Pfizer cũng đang phát triển vắc xin có hiệu quả với mọi biến chủng của nCoV. Mong muốn của họ là “tạo ra sản phẩm có thể bảo vệ trong ít nhất một năm”.

Trong khi đó, Moderna và Novavax cũng nghiên cứu vắc xin kết hợp chống được cúm lẫn COVID-19.

Các chiêu thức lợi dụng dịch COVID -19 để lừa đảo trên Facebook

Thời gian vừa qua cơ quan công an liên tiếp bắt giữ các đối tượng lợi dụng dịch COVID -19 để lừa đảo trên mạng xã hội Facebook.

Các chiêu thức lợi dụng dịch COVID -19 để lừa đảo trên Facebook
Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, nhiều đối tượng đã lên mạng xã hội Facebook để lừa đảo bằng hình thức rao bán các mặt hàng như kit test, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19... 
Lừa bán que test COVID-19 giá rẻ

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý việc bán thuốc trị COVID-19 tràn lan trên mạng

Ngày 17/3, Bộ Y tế đã có công điện gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương về việc tiếp tục thanh tra, kiểm tra, tăng cường quản lý về thuốc trị COVID-19.

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý việc bán thuốc trị COVID-19 tràn lan trên mạng

Theo nhận định của Bộ Y tế, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và nhu cầu sử dụng thuốc điều trị COVID-19 tăng cao dẫn đến đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc, bán thuốc không đúng quy định, rao bán thuốc giá cao trên mạng xã hội.

Do đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ đạo Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định pháp luật và hướng dẫn về mua, bán, sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Lấy mẫu kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng thuốc, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID-19 tại các cơ sở kinh doanh dược.

Bé sơ sinh tím tái, co giật do gia đình đắp tỏi chữa COVID-19

Bé bị nhiễm COVID-19 ngày thứ 4, sốt cao, bú kém, uống thuốc hạ sốt không giảm nên gia đình đã đắp tỏi vào bụng bé.

Bé sơ sinh tím tái, co giật do gia đình đắp tỏi chữa COVID-19

Ngày 18/3, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) cho biết BV mới cấp cứu bé sơ sinh 2 tháng tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, sốt cao 40 độ, li bì, co giật nhiều cơn kéo dài, tím tái, bỏng vùng bụng độ I. Kết quả test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2.

Gia đình cho biết bé bị nhiễm COVID-19 ngày thứ 4, sốt cao, bú kém, ở nhà uống thuốc hạ sốt không giảm nên gia đình đã đắp tỏi bụng bé để chữa COVID-19 và đắp lá vùng thóp để hạ sốt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.