Bé sơ sinh tím tái, co giật do gia đình đắp tỏi chữa COVID-19

Bé bị nhiễm COVID-19 ngày thứ 4, sốt cao, bú kém, uống thuốc hạ sốt không giảm nên gia đình đã đắp tỏi vào bụng bé.

Bé sơ sinh tím tái, co giật do gia đình đắp tỏi chữa COVID-19

Ngày 18/3, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) cho biết BV mới cấp cứu bé sơ sinh 2 tháng tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, sốt cao 40 độ, li bì, co giật nhiều cơn kéo dài, tím tái, bỏng vùng bụng độ I. Kết quả test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2.

Gia đình cho biết bé bị nhiễm COVID-19 ngày thứ 4, sốt cao, bú kém, ở nhà uống thuốc hạ sốt không giảm nên gia đình đã đắp tỏi bụng bé để chữa COVID-19 và đắp lá vùng thóp để hạ sốt.

Tuy nhiên tình trạng bé ngày càng nặng, sốt li bì, vùng bụng phồng rộp nên gia đình đã đưa bé đến bệnh viện cấp cứu.

Be so sinh tim tai, co giat do gia dinh dap toi chua COVID-19

Sau khi được cấp cứu tích cực bé đã may mắn vượt qua giai đoạn nguy hiểm. Ảnh: BVCC

Tại BV, bé được thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, các BS đã tiến hành hội chẩn và thống nhất chẩn đoán: Theo dõi viêm não, màng não, sốc nhiễm khuẩn/ nhiễm Corona Virus.

Bé đã được xử trí cấp cứu đặt ống nội khí quản, thở máy và dùng vận mạch, an thần, kháng sinh. Sau khi được cấp cứu tích cực bé đã may mắn vượt qua giai đoạn nguy hiểm.

BS trực tiếp cấp cứu và điều trị bệnh nhi cho biết: Bé nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, các BS phải chạy đua để cấp cứu kịp thời. Các bé sơ sinh khi nhiễm COVID-19 rất dễ chuyển biến nặng nếu không được theo dõi và chăm sóc kịp thời.

BS khuyến cáo, phụ huynh khi có con không may nhiễm COVID-19 nếu thấy trẻ sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, cần cho trẻ đến viện để được thăm khám và xử trí. Ngoài tình trạng co giật do sốt, trẻ còn dễ bội nhiễm vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, hoặc bản thân virus SARS-CoV-2 có thể tấn công vào nhiều cơ quan đặc biệt nguy hiểm như tim, phổi, thần kinh… Đặc biệt không được dùng tỏi, lá thuốc hoặc bất cứ loại thuốc nào không được các BS khuyến cáo đắp hoặc cho trẻ uống.

Hãy cho trẻ mắc COVID-19 nhập viện ngay khi:

- Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt, co giật do sốt cao đơn thuần.

- Nhịp thở nhanh.

- Thần kinh: Mệt, bỏ hoặc không ăn uống được, khó chịu, quấy khóc, ý thức giảm khó đánh thức.

- Dấu hiệu khác: Tiêu chảy nhiều, nôn, mất nước rõ: mắt trũng, môi khô, khóc không có nước mắt. 

Các di chứng hậu COVID-19 cần chú ý

Ngoài mệt mỏi, ho, đau nhức cơ thể, người bệnh sau khi khỏi COVID-19 có thể gặp phải một số di chứng đáng quan tâm như trầm cảm hay vấn đề về tim mạch.

Các di chứng hậu COVID-19 cần chú ý

Trong khi biến chủng Omicron gây ra hàng triệu ca bệnh mỗi ngày, các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang nghiên cứu về di chứng hậu COVID-19 để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và tác động của nó.

Tình trạng di chứng hậu COVID-19, hay còn gọi là Long COVID, cũng nguy hiểm như khi mọi người mắc bệnh. Tuy nhiên, không may là nhiều người không nhận ra tác hại của Long COVID cho đến khi nó ảnh hưởng và làm trầm trọng tình trạng sức khỏe. Do đó, điều quan trọng là mọi người cần tìm hiểm về các triệu chứng hậu COVID-19 để có thể được hỗ trợ y tế kịp thời.

HLV Park Hang Seo đau đầu với COVID-19 ở đội tuyển Việt Nam

Kế hoạch tập trung đội tuyển Việt Nam của HLV Park Hang Seo đang có những xáo trộn khi một số cầu thủ mắc COVID-19 ngay trước ngày hội quân.

HLV Park Hang Seo đau đầu với COVID-19 ở đội tuyển Việt Nam
Ngày 10/3, HLV trưởng Park Hang Seo công bố 28 cái tên được lựa chọn vào danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho trận đấu gặp Oman và Nhật Bản trong khuôn khổ vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á.

WHO công bố 3 di chứng COVID-19 phổ biến nhất

Sau khi khỏi bệnh, nhiều người vẫn phải tiếp tục đối mặt với một số biến chứng, được gọi là tình trạng COVID-19 kéo dài.

WHO công bố 3 di chứng COVID-19 phổ biến nhất
Tiến sĩ Janet Diaz, Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có hơn 200 triệu chứng được mô tả từ những tài liệu của bệnh nhân đã từng bị COVID-19. Trong đó, 3 di chứng rất phổ biến đó là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.