Chuyên gia giải mã bí ẩn "cây ôm tượng Phật" ở Trung Quốc

Ngày nay, cây cổ thụ ở làng Khảo Đình được mệnh danh là “một trong những di tích độc đáo nhất ở Trung Quốc - Cây long não nghìn năm ôm tượng Phật”.

Chuyên gia giải mã bí ẩn "cây ôm tượng Phật" ở Trung Quốc
Bí ẩn "cây ôm tượng Phật"

Làng Khảo Đình (Phúc Kiến, Trung Quốc) có một cây cổ thụ vô cùng đặc biệt. Cây này có niên đại hàng nghìn năm và đã trở thành một phần của ngôi làng nhỏ, chứng kiến biết bao lịch sử và đổi thay, được dân làng trìu mến gọi là “cây thiêng”.

Chuyen gia giai ma bi an

Ảnh minh họa.

Được biết, cây cổ thụ này thuộc giống long não, dù đã trải qua hàng nghìn năm nhưng vẫn tươi tốt và tràn đầy sức sống. Cây cao 36 mét, chu vi thân 10,5 mét, diện tích tán hơn 900 mét vuông. Tất nhiên, chỉ những điều này thôi thì không thể gọi là kỳ quan được.

Điều kỳ lạ là trên thân cây cổ thụ có một hốc nhỏ cách mặt đất khoảng 1m, to bằng nắm tay người lớn. Trong hốc có một bức tượng Phật, cao khoảng 60cm.

Làm sao một bức tượng Phật có thể nhét vừa hốc cây nhỏ như vậy?

Chuyen gia giai ma bi an
 

Hầu hết các giả thuyết về bí mật này đều có phần hoang đường, đương nhiên không đáng tin cậy đối với những chuyên gia tin vào khoa học. Nhưng khi cố gắng tìm hiểu làm thế nào pho tượng lại được đặt trong một hốc cây nhỏ như vậy, họ không thể tìm ra câu trả lời thuyết phục. Vậy chính xác thì điều gì đã làm nên hiện tượng kỳ lạ này? Có một truyền thuyết địa phương có thể cung cấp một số manh mối.

Truyền thuyết về cổ thụ nghìn năm tuổi

Để tìm ra bí mật về bức tượng Phật trong cây long não cổ thụ, các chuyên gia đã tìm đến một cụ ông cao tuổi nhất trong làng Khảo Đình. Theo ông, truyền thuyết về tượng Phật trong hốc cây có liên quan đến Chu Hi.

Chu Hi là là một nhà thư pháp, nhà sử học, nhà triết học, nhà chính trị và nhà văn Trung Quốc thời nhà Tống.

Chuyen gia giai ma bi an

Tượng Chu Hi ở làng Khảo Đình được xây dựng sau này.

Theo truyền thuyết kể lại, Chu Hi từng sống ở làng Khảo Đình, ông đã dạy dân làng tiếp thu nhiều kiến thức khác nhau, được dân làng kính trọng sâu sắc vì kiến thức và sự chính trực.

Sau khi Chu Hi qua đời, để tưởng nhớ những đóng góp xuất sắc của ông, dân làng đã đúc một bức tượng Phật tượng trưng cho những giá trị tinh thần và đạo đức. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí xây dựng ngôi chùa nên họ phải tìm một nơi đặc biệt để đặt bức tượng. Cuối cùng, họ quyết định đặt tượng Phật vào hốc cây linh thiêng ở làng Khảo Đình.

Chuyen gia giai ma bi an

Người ta kể rằng cây cổ thụ này nằm ở giữa làng, Chu Hi đã đứng dưới gốc cây này khi dạy học cho thanh niên trong làng. Khi đó, hốc cây rất rộng, có thể chứa được một bức tượng Phật tương đối lớn, thậm chí vẫn còn chỗ trống.

Theo thời gian, lỗ trên cây “lành” lại một cách tự nhiên và cây tiếp tục lớn lên khiến tượng Phật trông như bị cây “nuốt chửng”. Cảnh tượng này khiến cây nghìn năm tuổi trở thành một điểm thu hút độc đáo của địa phương, là nhân chứng cho truyền thuyết và lịch sử.

Chuyên gia giải mã

Qua câu chuyện của cụ ông, chuyên gia đã nắm được điểm mấu chốt, đó là khi ông nói: "Hồi nhỏ tôi thường tò mò nhìn vào hốc cây, khi đó nó rộng hơn bây giờ rất nhiều, nhìn thấy rõ ràng tượng Phật bên trong, nhưng bây giờ cái hốc chỉ to bằng nắm tay. Có lẽ trong vài năm nữa, nó sẽ biến mất mãi mãi".

Chuyen gia giai ma bi an

Theo đó, các chuyên gia tin rằng hiện tượng kỳ diệu này có khả năng liên quan đến quá trình sinh trưởng của cây long não cổ thụ. Tốc độ sinh trưởng của cây nhanh đến mức vỏ cây có thể không thích ứng được với tốc độ này. Kết quả là vết nứt dần xuất hiện ở thân cây. Khi dân làng nhìn thấy vết nứt, họ quyết định đặt pho tượng vào trong để tưởng nhớ Chu Hi.

Tuy nhiên, không ai ngờ rằng vì cây tiếp tục lớn lên và to ra, vỏ cây mới dần bao bọc xung quanh vết nứt hiện có, cuối cùng tạo thành một hốc cây nhỏ. Bức tượng trong hốc cây này được bao quanh bởi thân cây, tạo nên cảnh tượng đáng kinh ngạc.

Giả thuyết có thể không giải thích đầy đủ hiện tượng bí ẩn này, nhưng nó cũng là một cách giải thích hợp lý có nhiều cơ sở nhất.

Tất nhiên, độ tin cậy của tuyên bố vẫn chưa được xác nhận, nhưng truyền thuyết và điểm hấp dẫn này tiếp tục thu hút vô số khách du lịch và học giả từ khắp nơi đến khám phá.

Ngày nay, cây cổ thụ ở làng Khảo Đình được mệnh danh là “một trong những di tích độc đáo nhất ở Trung Quốc - Cây long não nghìn năm ôm tượng Phật”. Ở địa phương còn có niềm tin rằng, ai nhìn thấy tượng Phật trong hốc cây này sẽ khỏe mạnh và bình an.

Thăm ngôi làng làm hương nổi danh bậc nhất Trung Quốc

(Kiến Thức) - Những người thợ làm hương trầm phải đứng liên tục trong vòng 10 giờ đồng hồ mỗi ngày và kiếm được gần 7 triệu đồng/tháng.

Thăm ngôi làng làm hương nổi danh bậc nhất Trung Quốc
Tham ngoi lang lam huong noi danh bac nhat Trung Quoc
Làng Xinchang, Thành Đô được biết tới với danh xưng “ngôi làng làm hương trầm số 1 ở tỉnh Tứ Xuyên” (Trung Quốc). Hầu như gia đình nào ở làng trên cũng đều biết làm hương trầm bằng cách thủ công vốn được lưu truyền từ nhiều thế hệ.  

Độc đáo thân cây sống như rồng bay phượng múa thực

Nghệ nhân người Trung Quốc biến những thân cây sống thành những tác phẩm nghệ thuật "rồng bay phượng múa" vô cùng ấn tượng.

Độc đáo thân cây sống như rồng bay phượng múa thực
Doc dao than cay song nhu rong bay phuong mua thuc
 Những nghệ sĩ yêu thiên nhiên ở Trung Quốc được một công ty thắng cảnh ở huyện Tượng Sơn, Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang cho phép điêu khắc trực tiếp trên thân cây long não trong khu vực, biến những thân cây sống thành những cây cột chạm lộng rồng bay phượng múa hết sức ấn tượng. 

Điều kỳ diệu trong thân rỗng của cây long não 300 tuổi

Cư dân ở Dongxiang, tỉnh Giang Tây, TQ, đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra một cái cây đang không ngừng phát triển phía trong cây long não 300 năm tuổi.

Điều kỳ diệu trong thân rỗng của cây long não 300 tuổi
Những cư dân ở Dongxiang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra một cái cây đang không ngừng phát triển phía trong cây long não 300 năm tuổi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới