Chuyên gia Đức: Omicron có thể khiến đại dịch COVID-19 kết thúc sớm hơn

Karl Lauterbach, chuyên gia về dịch tễ học Đức, cho rằng biến chủng Omicron là "món quà Giáng sinh", có thể khiến đại dịch sớm kết thúc.

Chuyên gia Đức: Omicron có thể khiến đại dịch COVID-19 kết thúc sớm hơn
Theo Giáo sư Karl Lauterbach, biến chủng mới có thể là một tín hiệu tích cực nếu nó gây ra bệnh nhẹ hơn.
Ông Lauterbach lưu ý việc biến chủng Omicron có tới 32 đột biến gai, nhiều hơn gấp đôi so với Delta đồng nghĩa nghĩa nó có thể được tối ưu hóa để lây nhiễm nhưng ít gây bệnh nặng hơn. Điều này cũng phù hợp với cách mà hầu hết các virus hô hấp phát triển.
Trước đó, các chuyên gia Nam Phi cũng khẳng định Omicron gây ra các triệu chứng nhẹ hơn so với các biến chủng trước đây.
Chuyen gia Duc: Omicron co the khien dai dich COVID-19 ket thuc som hon
Chuyên gia Đức cho rằng Omicron có thể khiến đại dịch kết thúc sớm hơn. (Ảnh: Reuters) 
Giáo sư Salim Abdool Karim, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Nam Phi, khẳng định các vaccine hiện tại nhiều khả năng vẫn có hiệu quả cao với biến chủng Omicron.
Ông Karim cũng lưu ý còn quá sớm để nói Omicron có dẫn đến các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng hơn các biến thể trước đó hay không.
Biến chủng Omicron được WHO xếp vào nhóm "đáng quan ngại" được phát hiện lần đầu ở Botswana hôm 9/11. Chỉ sau 2 tuần, biến thể này lây lan tới hơn 10 quốc gia.
Với 32 đột biến ở protein gai, Omicron được đánh giá là biến chủng COVID-19 nguy hiểm nhất từ trước tới nay và được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác (được cho là lây lan nhanh hơn 500% so với biến chủng Delta).
Các nhà khoa học cho biết sẽ mất tới vài tuần để đánh giá liệu hiệu quả của các loại vaccine COVID-19 hiện hành có bị suy giảm trước Omicron hay không.
Sự xuất hiện của Omicron khiến hàng loạt các nước đóng cửa biên giới để ngăn biến chủng này xâm nhập.
WHO cho biết sự xuất hiện của Omicron là lời cảnh tỉnh COVID-19 vẫn chưa kết thúc.
“Sự xuất hiện của biến thể Omicron nhấn mạnh tình hình của chúng ta đang nguy hiểm và bấp bênh như thế nào", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Sáng nay, Hải Dương bắt đầu xét nghiệm COVID-19 mẫu gộp cho lái xe, học sinh, sinh viên người Hải Dương đang theo học tại các tỉnh, thành phố khác.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19
Tính từ 18h ngày 04/3 đến 6h ngày 05/3: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, nước ta vẫn có 2.488 bệnh nhân, trong đó có tổng cộng 1572 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước- riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 879 ca.

Sáng 9/3, không ca mắc mới, Hà Nội và Gia Lai triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19

Bản tin 6h ngày 9/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hôm nay, các điểm tiêm chủng ở Hải Dương, BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM và BV Bệnh Nhiệt đới TW tiếp tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch, đồng thời mở rộng triển khai tiêm tại Hà Nội và tỉnh Gia Lai.

Sáng 9/3, không ca mắc mới, Hà Nội và Gia Lai triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tính từ 18h ngày 08/3 đến 6h ngày 09/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Cả nước hiện vẫn có 2.524 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1585 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 893 ca.

Trong đó, riêng Hải Dương có 709 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca)

10 tỉnh, thành phố đã qua 24 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, đã tròn 3 tuần không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng: tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 2 tuần thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Sang 9/3, khong ca mac moi, Ha Noi va Gia Lai trien khai tiem vac xin phong COVID-19
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn giám sát công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng ngày 8/3  Ảnh:Đồ Nghệ 

Ai được tiêm vắc xin COVID-19?

(Kiến Thức) -  Quyết định 2995 về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế vừa được đưa ra ngày 18/6 cho thấy người đến tiêm vắc xin sẽ được phân loại thành 4 nhóm, đó là người đủ điều kiện, người cần thận trọng, đối tượng phải trì hoãn và nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19.

Ai được tiêm vắc xin COVID-19?
Ai duoc tiem vac xin COVID-19?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.