"Chuyên gia diệt MiG" của Mỹ bị... MiG-17 bắn hạ trong chiến tranh Việt Nam

"Chuyên gia diệt MiG" của Mỹ bị... MiG-17 bắn hạ trong chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) - Ngay khi cuộc chiến tranh trên bầu trời phía Bắc giữa Không quân Việt Nam và Không quân Mỹ diễn ra nảy lửa, Mỹ đã điều tới đây "chuyên gia diệt MiG" - người được coi là sẽ tìm ra chìa khoá để giải đáp ẩn số từ máy bay MiG của Việt Nam.

Phi công Đại tá Norman C. Gaddis được Mỹ cử tới Việt Nam năm 1966 để tìm cách giải đáp ẩn số MiG-17 của  Không quân Việt Nam. Trước khi sang Việt Nam, ông là giáo viên dy phi công của Mỹ, có 20 năm kinh nghiệm và... 4200 giờ bay. Nguồn ảnh: USAF.
Phi công Đại tá Norman C. Gaddis được Mỹ cử tới Việt Nam năm 1966 để tìm cách giải đáp ẩn số MiG-17 của Không quân Việt Nam. Trước khi sang Việt Nam, ông là giáo viên dy phi công của Mỹ, có 20 năm kinh nghiệm và... 4200 giờ bay. Nguồn ảnh: USAF.
Thậm chí, vị "chuyên gia diệt MiG" này trước khi sang Việt Nam còn tuyên bố thẳng thừng rằng các phi công của Mỹ ở Việt Nam quá kém do không biết khai thác điểm yếu của phi cơ MiG, không tận dụng được triệt để điểm mạnh của phi cơ F-4 hay F-105 nên mới bị bắn hạ. Nguồn ảnh: USAF.
Thậm chí, vị "chuyên gia diệt MiG" này trước khi sang Việt Nam còn tuyên bố thẳng thừng rằng các phi công của Mỹ ở Việt Nam quá kém do không biết khai thác điểm yếu của phi cơ MiG, không tận dụng được triệt để điểm mạnh của phi cơ F-4 hay F-105 nên mới bị bắn hạ. Nguồn ảnh: USAF.
Với nhiệm vụ xem xét lại chiến thuật của phi công Mỹ, nghiên cứu về lưới lửa phòng không của Việt Nam cũng như tìm ra điểm yếu trong chiến thuật của Không quân Việt Nam, Norman C. Gaddis trực tiếp tham chiến ở miền Bắc thay vì ngồi ở tổng hành dinh xem xét, chỉ đạo. Nguồn ảnh: USAF.
Với nhiệm vụ xem xét lại chiến thuật của phi công Mỹ, nghiên cứu về lưới lửa phòng không của Việt Nam cũng như tìm ra điểm yếu trong chiến thuật của Không quân Việt Nam, Norman C. Gaddis trực tiếp tham chiến ở miền Bắc thay vì ngồi ở tổng hành dinh xem xét, chỉ đạo. Nguồn ảnh: USAF.
Ngày 12/5/1967, sau 1 năm trời chuẩn bị giấy tờ, nghiên cứu cách đánh, rút kinh nghiệm qua hàng trăm bản báo cáo, Norman C. Gaddis leo lên máy bay và dự định triển khai cách đánh mới của mình với Không quân Việt Nam và ông đã được "chiều lòng". Nguồn ảnh: USAF.
Ngày 12/5/1967, sau 1 năm trời chuẩn bị giấy tờ, nghiên cứu cách đánh, rút kinh nghiệm qua hàng trăm bản báo cáo, Norman C. Gaddis leo lên máy bay và dự định triển khai cách đánh mới của mình với Không quân Việt Nam và ông đã được "chiều lòng". Nguồn ảnh: USAF.
Trong trận chiến này, Norman C. Gaddis lái chiếc tiêm kích F-4C, chỉ huy tốp bay hỗn hợp bao gồm F-4 và F-105 từ Lào vòng sang Việt Nam. Trong lúc giao tranh hỗn chiến, Đại tá Norman - người được mệnh danh là "chuyên gia diệt MiG" bất ngờ bị... MiG-17 của Việt Nam bắn hạ. Nguồn ảnh: USAF.
Trong trận chiến này, Norman C. Gaddis lái chiếc tiêm kích F-4C, chỉ huy tốp bay hỗn hợp bao gồm F-4 và F-105 từ Lào vòng sang Việt Nam. Trong lúc giao tranh hỗn chiến, Đại tá Norman - người được mệnh danh là "chuyên gia diệt MiG" bất ngờ bị... MiG-17 của Việt Nam bắn hạ. Nguồn ảnh: USAF.
Phi công bắn hạ chiếc F-4C của Norman C. Gaddis được xác định là Ngô Đức Mai - một phi công trẻ 27 tuổi chưa đầy 300 giờ bay - nghĩa là dưới chuẩn tính giờ của phi công tiêm kích. Norman C. Gaddis nhảy dù rơi xuống ngay đầu sân bay Hoà Lạc, giơ tay đầu hàng khi thấy hàng trăm người cầm súng ống, gậy gộc tiến về phía mình. Nguồn ảnh: TL.
Phi công bắn hạ chiếc F-4C của Norman C. Gaddis được xác định là Ngô Đức Mai - một phi công trẻ 27 tuổi chưa đầy 300 giờ bay - nghĩa là dưới chuẩn tính giờ của phi công tiêm kích. Norman C. Gaddis nhảy dù rơi xuống ngay đầu sân bay Hoà Lạc, giơ tay đầu hàng khi thấy hàng trăm người cầm súng ống, gậy gộc tiến về phía mình. Nguồn ảnh: TL.
Khi được đưa đến nhà tù Hoả Lò - nơi được phi công Mỹ mệnh danh là Hiltol Hà Nội, Norman C. Gaddis đã khẩn khoản xin được gặp người phi công đã bắn hạ mình. Trớ trêu thay, vị Hiệu trưởng Trường Sĩ quan tham mưu Không quân Mỹ giờ đây lại chăm chú ngồi nghe phi công Ngô Đức Mai khi đó mới 27 tuổi giảng giải về phương pháp đánh cự ly gần của phi công Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Khi được đưa đến nhà tù Hoả Lò - nơi được phi công Mỹ mệnh danh là Hiltol Hà Nội, Norman C. Gaddis đã khẩn khoản xin được gặp người phi công đã bắn hạ mình. Trớ trêu thay, vị Hiệu trưởng Trường Sĩ quan tham mưu Không quân Mỹ giờ đây lại chăm chú ngồi nghe phi công Ngô Đức Mai khi đó mới 27 tuổi giảng giải về phương pháp đánh cự ly gần của phi công Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Tất nhiên, những kiến thức quý giá này cũng chỉ để Norman C. Gaddis thoả mãn được trí tò mò mà qua đó phải tâm phục, khẩu phục Không quân Việt Nam. Ông không thể truyền thụ kiến thức này cho những phi công Mỹ được, vì phải thụ án tù ở Hoả Lò cho tới tận năm 1973. Nguồn ảnh: TL.
Tất nhiên, những kiến thức quý giá này cũng chỉ để Norman C. Gaddis thoả mãn được trí tò mò mà qua đó phải tâm phục, khẩu phục Không quân Việt Nam. Ông không thể truyền thụ kiến thức này cho những phi công Mỹ được, vì phải thụ án tù ở Hoả Lò cho tới tận năm 1973. Nguồn ảnh: TL.
Norman C. Gaddis là một trong những phi công Mỹ bị ngồi tù ở Việt Nam lâu nhất. Trong suốt thời gian ngồi tại nhà tù Hoả Lò, Norman C. Gaddis đã tiếp xúc với nhiều phi công tù binh như mình, học hỏi được rất nhiều điều từ lối đánh của Không quân Việt Nam qua chính những người may mắn thoát chết khi đối đầu với lối đánh này. Nguồn ảnh: TL.
Norman C. Gaddis là một trong những phi công Mỹ bị ngồi tù ở Việt Nam lâu nhất. Trong suốt thời gian ngồi tại nhà tù Hoả Lò, Norman C. Gaddis đã tiếp xúc với nhiều phi công tù binh như mình, học hỏi được rất nhiều điều từ lối đánh của Không quân Việt Nam qua chính những người may mắn thoát chết khi đối đầu với lối đánh này. Nguồn ảnh: TL.
Năm 1973, sau khi Mỹ tuyên bố rút quân ra khỏi Việt Nam, ông cùng với những phi công Mỹ khác được trả tự do. Norman C. Gaddis về nước, tiếp tục phục vụ Không quân Mỹ tới năm 1976 thì nghỉ hưu. Nguồn ảnh: TL.
Năm 1973, sau khi Mỹ tuyên bố rút quân ra khỏi Việt Nam, ông cùng với những phi công Mỹ khác được trả tự do. Norman C. Gaddis về nước, tiếp tục phục vụ Không quân Mỹ tới năm 1976 thì nghỉ hưu. Nguồn ảnh: TL.
Trong thời gian phục vụ Không quân Mỹ sau khi ra tù cho tới lúc về hưu, Norman C. Gaddis không thể bay tiếp được do sức khoẻ yếu mà chỉ làm nhiệm vụ chỉ huy từ dưới mặt đất. Tính tới lúc về hưu, Norman C. Gaddis có 30 năm phục vụ quân ngũ, 4300 giờ bay và 2124 ngày... ngồi tù. Nguồn ảnh: TL.
Trong thời gian phục vụ Không quân Mỹ sau khi ra tù cho tới lúc về hưu, Norman C. Gaddis không thể bay tiếp được do sức khoẻ yếu mà chỉ làm nhiệm vụ chỉ huy từ dưới mặt đất. Tính tới lúc về hưu, Norman C. Gaddis có 30 năm phục vụ quân ngũ, 4300 giờ bay và 2124 ngày... ngồi tù. Nguồn ảnh: TL.
Mời độc giả xem Video: MiG-17 của Việt Nam hạ gục Thần Sấm F-105 của Mỹ năm 1965. Nguồn: QPVN.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.