Chuyện cầu mưa của “Trạng Lợn” khiến nhà Minh khâm phục

(Kiến Thức) - Nguyễn Nghiêu Tư đỗ trạng nguyên khoa thi Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa 6 (1448), đời vua Lê Nhân Tông. Ông được dân gian yêu mến gọi là “Trạng lợn”. Bằng tài năng ngoại giao của minh, ông đã khiến nhà Minh nể phục khi đi sứ.

Chuyện cầu mưa của “Trạng Lợn” khiến nhà Minh khâm phục
Tọa lạc ở thôn Hiền Lương, xã Phù Lương (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), có một ngôi đền nằm giữa cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Ngôi đền thờ phụng thờ tôn vinh một danh nhân khoa bảng có công lớn với đất nước được sử sách ghi nhận với nhiều giai thoại thú vị – Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư hay “Trạng lợn” theo cách gọi của dân gian.
Theo sử liệu và tư liệu của thôn Hiền Lương (xã Hiền Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) còn lưu giữ đến bây giờ, Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư có tên húy là Nguyễn Trư, hiệu là Tùng Khê, người thôn Minh Lương ( nay là thôn Hiền Lương).
Chuyen cau mua cua “Trang Lon” khien nha Minh kham phuc
 Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư có tên húy là Nguyễn Trư, có cha làm nghề thịt lợn, lại sinh vào tháng 10, tức tháng Hợi, nên gọi là “cậu Lợn”. Với những đóng góp to lớn, ông được gọi bằng cái tên trìu mến: "Trạng Lợn".
Nguyễn Nghiêu Tư vốn là người thông minh sáng dạ nhưng mồ côi cha mẹ từ nhỏ và phải đi làm thuê cho các nhà giàu ở thôn (Đông Sơn, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du). Tại đây, ông được tiến sĩ Vũ Mộng Nguyên quý mến nên đón về nuôi dạy.
Không phụ công nuôi dạy của tiến sĩ Vũ Mộng Nguyên, trong kỳ thi đình, vua đích thân ra đề văn sách, hỏi về lễ nhạc, hình, chính, Nguyễn Nghiêu Tư đỗ trạng nguyên khoa thi Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa 6 (1448), đời vua Lê Nhân Tông.
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Nguyễn Nghiêu Tư có cha làm nghề thịt lợn, lại sinh vào tháng 10, tức tháng Hợi, nên gọi là “cậu Lợn”. Với những đóng góp to lớn, ông được gọi bằng cái tên trìu mến: "Trạng Lợn".
Theo lưu truyền, vào năm 1459, Nguyễn Nghiêm Tư được giao đi sứ sang nhà Minh. Khi vào yết kiến, vua Minh muốn thử tài sứ thần nên ngầm sai trang hoàng cung quán lịch sự, rồi cho viết hai chữ “kính thiên” treo ở giữa. Sau đó, vua Minh lại cho bày đôi sập thất bảo rất cao, xung quanh bày nghi vệ sang trọng, như chỗ giường ngự của thiên tử để xem trạng có dám ngồi đó không?
Khi sắp đến yến tiệc, họ đưa trạng và phó sứ dạo thăm cung điện rồi mới đưa đến đấy. Trạng bèn bảo phó sứ cùng ngồi lên sập thất bảo. Thấy vậy, một viên quan nhà Minh ra hạch rằng: “Cớ sao sứ lại vô lễ đến như vậy? Không trông lên trên kia xem, chỗ này là chỗ nào mà dám nhảy lên ngồi chễm chệ ở đấy?”.
Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư bình thản trả lời: “Dám thưa, ngài lấy tội gì mà cho sứ thần là ngạo? Tôi thấy biển đề chữ “kính thiên”, chiết tự ra là “kính nhị nhân” (chữ thiên là trời, tách ra hai chữ nhị và nhân, tức là hai người) thực hẳn là ý bản quốc muốn đem cái ngôi này mà hậu đãi sứ thần xa lại. Ngài dạy thế, chúng tôi quyết không chịu. Vả lại nghe cổ nhân có nói: Đãi người phương xa cốt lấy bụng thực. Tôi nghe thánh triều lấy thành tín đãi người ngoại quốc. Thế mà, người phương xa tới lại đem cái bụng trí thuật làm oai. Tôi sợ người ta nghe tiếng, dẫu có lòng thực hướng mộ, cũng sinh nghi mà không lại nữa”.
Viên quan nhà Minh thấy trạng nói như đã rõ ruột gan từ trước, vội vàng lạy tạ mà rằng: Xin quý ngài xá lỗi! Nghĩ là buổi ban đầu, thử xem có phải bậc tài giỏi không thôi. Nhưng quý ngài quả là bậc thông minh, đã giỏi mà còn biết trước được như thế còn hề chi?
Một lần, sứ nhà Minh muốn đọ trí cao thấp, bèn xin với vua Lê cho mở hội đánh cờ. Vua Lê lấy làm lo ngại, bèn cho mời Trạng đến để hỏi mẹo. Trạng thưa: “Cứ phúc thư nhận lời, định ngày hội đấu. Hạ thần xin dâng người cao cờ. Người ấy họ Nguyễn, hiện đang giữ chức Thị lang”. Đến ngày hội đấu, Trạng xin đem bàn cờ đặt trong sân rồng để vua Lê đọ trí với sứ nhà Minh và ghé tai vua: Cứ thế, cứ thế. Rồi đem lọng dùi thủng một lỗ, sai Thị lang đứng che lọng cho vua. Đến lúc thi đấu, Thị lang xoay lọng, bóng nắng chiếu vào chỗ nào thời vua nhấc quân đi vào chỗ đấy. Quả nhiên, sứ nhà Minh bị chiếu dồn, không nước gỡ, phải bó gối, chịu thua.
Thua keo này bày keo khác, sứ nhà Minh bèn nghĩ mẹo, cho bào nhẵn cây gỗ, gốc ngọn bằng nhau, rồi cho sơn đen toàn thân cây đề ba chữ trắng vào cây gỗ rằng “Hồ bất thực”. Hỏi quần thần không ai đoán được. Hỏi Trạng, Trạng ứng khẩu tức thì: Hồ bất thực là cáo chẳng ăn. Cáo chẳng ăn thời cáo đói. Cáo đói thời cáo gầy. Cáo gầy là cây gạo! Không tin bổ cây gỗ mà xem.
Bổ ra quả là gỗ gạo. Thấy thế, sứ nhà Minh mồ hôi tuôn ra như tắm mà than rằng: Người nước Nam tài giỏi như vậy, còn lấy trí thuật mà đấu thế nào được!
Ngày ấy, ở Trung Quốc hạn hán kéo dài, nhân có Trạng Lợn sang thăm, vua Minh mời Trạng cầu đảo để thử tài. Trạng Lợn nhận lời, yêu cầu dựng đàn uy nghiêm để ông cầu đảo. Mục đích là để kéo dài thời gian. Khi thấy cỏ gà lang, Trạng bèn lên đàn làm lễ, ông khấn theo cách nói lái: Hường binh, hòa binh, tam tinh, kẹo tinh, bát tinh, linh tinh tinh... Vua Minh nghe thấy khiếp đảm, bái phục Trạng Lợn uyên thâm, tỏ tường thiên văn, thuộc hết ngôi thứ các vị tinh tú trên trời. Khóa lễ vừa xong, lập tức mưa như trút nước, khiến vua Minh đã phục lại càng phục hơn.
Khi Nguyễn Nghiêu Tư về, vua thấy ông có công lớn với xã tắc, bèn gia phong là “Thượng quốc công Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư”, mà dân gian quen gọi với hai tiếng thân thương “Trạng Lợn” - một người nổi tiếng hiếu học, ham hiểu biết, ứng đối thông minh, thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư cũng là một minh chứng, một trong những nhà ngoại giao kiệt xuất của nước ta ở thế kỷ XV, nhất là việc giao tiếp, ứng đối với sứ giả nhà Minh.

Trại Kim Hoa: Người kỹ nữ huyền thoại trong lịch sử Trung Quốc

Năm 1936, sau khi Trại Kim Hoa vừa qua đời 3 tháng, vở kịch “Trại Kim Hoa” của kịch tác gia Hạ Diễn được biểu diễn liên tục 22 buổi vẫn kín rạp.

Trại Kim Hoa: Người kỹ nữ huyền thoại trong lịch sử Trung Quốc
Trai Kim Hoa: Nguoi ky nu huyen thoai trong lich su Trung Quoc
Trại Kim Hoa thời thanh xuân 
Người phụ nữ kỳ lạ đó tên là Trại Kim Hoa (1872- 1936), tuy thân phận là gái điếm, nhưng được dân chúng Bắc Kinh tôn sùng, coi là vị cứu tinh; các văn nhân, học giả, nhà nghiên cứu thì dành những lời có cánh để ca ngợi.
“Hộ quốc nương nương”
Học giả Lâm Ngữ Đường viết: “Bắc Kinh được cứu, tránh khỏi một cuộc thảm sát quy mô lớn, trật tự dần được khôi phục, đó là nhờ vào phúc âm của kỹ nữ Trại Kim Hoa”; Giáo sư, nhà văn Hồ Thích: “Một kỹ nữ chưa từng có trong lịch sử”; nhà viết kịch Hạ Diễn: “Hết thảy các nhân vật lớn trong triều đều không bằng một cô kỹ nữ”; nhà thơ nổi tiếng, Giáo sư Lưu Bán Nông: “Trung Quốc có hai “bảo bối”, Từ Hi và Trại Kim Hoa; một người trong triều, một người ngoài dân gian; một người bán nước, một người bán thân; một người đáng hận, một người đáng thương”; còn họa sĩ lừng danh Tề Bạch Thạch thì mong sau khi chết được mai táng cùng Trại Kim Hoa…
Năm 1936, sau khi Trại Kim Hoa vừa qua đời 3 tháng, vở kịch “Trại Kim Hoa” của kịch tác gia Hạ Diễn được biểu diễn liên tục 22 buổi vẫn kín rạp, gây chấn động thành Bắc Bình (Bắc Kinh). Nhà văn Lỗ Tấn viết cảm thán: “Ngay từ khi ngủ với Thống chế Đức Alfred Graf von Waldersee vào thời Nghĩa Hòa Quyền, Trại Kim Hoa đã trở thành Cửu Thiên Hộ Quốc Nương Nương rồi”.
Trại Kim Hoa, người phụ nữ làm nghề hạ tiện nhưng được ca ngợi hết lời đó là một gái điếm nổi tiếng sống vào cuối đời Thanh, đầu thời Dân Quốc, được báo chí gọi là “Trung Quốc đệ nhất loạn thế giai nhân”. Đã có mấy chục cuốn truyện, vở kịch, bộ phim về Trại Kim Hoa nối nhau ra đời, càng ra đời sau càng được viết ly kỳ, cuốn hút.
Trong đó có mấy cuốn “Trại Kim Hoa ngoại truyện” của Tăng Phồn, “Trại Kim Hoa di sự” của Thẩm Vân Nông là đáng tin hơn cả; đặc biệt cuốn “Trại Kim Hoa bản sự” do Lưu Bán Nông viết theo lời kể của chính Trại Kim Hoa được coi là “có giá trị sử liệu nhất”.
Theo đó, Trại Kim Hoa đã được mô tả với những sự tích kiểu giai thoại như: “cứu hơn 10 ngàn người”, “Trại Kim Hoa là thần hộ mệnh của thành Bắc Kinh”…Cũng có người nghi ngờ điều đó bởi tất cả đều là lưu truyền trong dân gian, nhưng Trại Kim Hoa là nhân vật lịch sử có thật với nhiều chuyện đời thật được ghi nhận…
Trai Kim Hoa: Nguoi ky nu huyen thoai trong lich su Trung Quoc-Hinh-2
Trại Kim Hoa năm 13 tuổi 
Trại Kim Hoa, tên thật Triệu Linh Phi, nhũ danh Triệu Thái Vân, sinh ở Huy Châu, tỉnh An Huy, sinh vào năm Đồng Trị thứ 11 (1872) trong một gia đình thân sĩ. Sau khi mẹ qua đời vì bệnh, theo cha đến Tô Châu. Là một cô gái có vẻ đẹp trời sinh hiếm có, ngay từ nhỏ cô bé đi đến đâu cũng đã cuốn hút ánh nhìn của đám mày râu.
Năm 1886, cô gái xinh đẹp Triệu Thái Vân mới 14 tuổi đã bị bán lên thuyền hoa trên sông Tô Châu làm kỹ nữ tiếp khách “bán nụ cười không bán thân”, đổi tên là Phó Thái Vân. Chỉ ít lâu sau, vẻ đẹp nghiêng thành và nụ cười tươi như hoa của Phó Thái Vân đã khiến danh tiếng cô lan truyền khắp thành Tô Châu.
Năm 1887, Triệu Thái Vân gặp được quý nhân khiến cuộc đời cô thay đổi hẳn. Quý nhân đó là Hồng Quân - Trạng nguyên khoa cử dưới triều Đồng Trị - đang giữ chức Học chính ở Giang Tây vừa về Tô Châu để chịu tang mẹ xong, vừa thấy mặt, quan trạng đã mê mẩn sắc đẹp của nàng nên cưới bằng được về làm người thiếp thứ hai và đổi tên nàng thành Hồng Mộng Loan.
Thế là từ một kỹ nữ thuyền hoa, Thái Vân bỗng chốc trở thành “Trạng nguyên phu nhân”. Khi đó Hồng Quân đã có tuổi, nhưng hai người vợ cũ đều hiền lành, nhu thuận, không tranh chấp gì nên cuộc sống của cô cũng dễ chịu…
Tháng 5/1888, chính phủ nhà Thanh phái Hồng Quân đi làm đại sứ ở 4 nước châu Âu Đức, Nga, Hà Lan, Áo. Theo lệ, đại sứ phải có phu nhân đi theo để tiện cho nghi lễ ngoại giao. Chính thất Vương phu nhân (vợ cả) của Hồng Quân bị ốm không đi được nên ông đưa Hồng Mộng Loan đi theo, nhân cớ đó sắm sửa phục sức cho người đẹp.
Thế là, mới 15 tuổi, Hồng Mộng Loan đã theo chồng đi sứ châu Âu với danh nghĩa Công sứ phu nhân. Vợ chồng họ mang theo một toán tùy viên và người phục vụ đáp thương thuyền “Saxion” tới Berlin. Trong thời gian đi sứ, Hồng Mộng Loan đã cùng chồng sống ở Berlin trong thời gian dài, rồi đến Saint Peterburg, Geneva và cả London, đắm mình trong giới thượng lưu, hân hạnh được Hoàng đế William đệ Nhị và Hoàng hậu Augusta Victoria của Đức tiếp kiến.
Chính trong thời gian này, Hồng Mộng Loan đã quen với Thống chế Đức Alfred Graf von Waldersee, người sau này là Thống soái Liên quân 8 nước ở Bắc Kinh. Cũng trong thời gian sống ở Đức, Hồng Mộng Loan đã sinh con gái với Hồng Quân, đặt tên là Đức Cung. 3 năm sau, tháng 11/1890, Hồng Quân mãn nhiệm trở về Thượng Hải, tháng 12 quay về Bắc Kinh giữ chức Tả thị lang Binh bộ, định cư Bắc Kinh.
Về nước, Hồng Quân báo cáo với chính phủ nhà Thanh: “Những người hiểu biết đều cho rằng trong vòng 10 năm tới sẽ xảy ra chiến tranh ở châu Âu”; cho rằng Trung Quốc cần “tu minh chính sự, lo việc phòng bị”, dự đoán sẽ xảy ra chiến tranh. Ông cũng tinh thông lịch sử, để ý đến chuyện địa lý vùng Tây Bắc.
Ông phát hiện một tấm bản đồ ở Nga, thấy có giá trị bèn nhờ người khắc gỗ để in, mà không biết rằng tấm bản đồ ấy đã vẽ một diện tích lớn lãnh thổ Trung Quốc vào cương vực của Nga. Năm 1892, khi Trung Quốc và Nga xảy ra tranh chấp lãnh thổ, người Nga đưa ra tấm bản đồ do Hồng Quân cho khắc in làm chứng cứ khiến Trung Quốc bị mất phần lãnh thổ rộng 120 ngàn km2. Vì vậy, Hồng Quân bị bãi chức, sau đó phát bệnh rồi chết.
Trai Kim Hoa: Nguoi ky nu huyen thoai trong lich su Trung Quoc-Hinh-3
Gái lầu xanh đời Thanh 
Quay lại chốn lầu xanh
Năm Quang Tự 19 (1893), Hồng Quân qua đời vào ngày 23/8 (âm lịch). Trên đường hộ tống linh cữu Hồng Quân về quê nhà ở Tô Châu, Hồng Mộng Loan đã rời khỏi gia tộc họ Hồng, ở lại Thượng Hải. Bà thuê một căn phòng ở ngõ Ngạn Phong, đường Nhị Mã, bỏ tiền mua về 2 cô gái, treo biển Tư Ngụ, tự đổi tên thành Tào Mộng Lan. Do tên tuổi Trạng nguyên phu nhân và Công sứ phu nhân của bà được lan truyền nên người ta gọi bà là “Hoa bảng trạng nguyên” (hàm ý đầu bảng làng kỹ nữ).

Kỳ tài toán học người Việt khiến sứ giả nhà Minh hổ thẹn

Là người thông minh và có phương pháp học tập, Lương Thế Vinh trở thành nhân tài kiệt xuất, có nhiều đóng góp cho dân tộc.

Kỳ tài toán học người Việt khiến sứ giả nhà Minh hổ thẹn
Lương Thế Vinh (1441-1496), tự là Cảnh Nghị, hiệu Thụy Hiên, quê tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày nay.

10 câu nói lưu danh muôn đời của anh hùng nước Việt

Lịch sử nước ta từng xuất hiện nhiều anh hùng kiệt xuất. Họ để lại những câu nói lưu danh muôn đời, trở thành bài học cho hậu thế noi theo.

10 câu nói lưu danh muôn đời của anh hùng nước Việt
Bà Triệu (225-248) lãnh đạo nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào thế kỷ III. Ở tuổi 19, khi bị ép làm tì thiếp cho một người giàu, bà đã thẳng thừng tuyên bố: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người". Sau đó, bà cùng anh trai Triệu Quốc Đạt tập hợp nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa. Năm 248, cuộc khởi nghĩa thất bại, để không bị rơi vào tay giặc, bảo vệ danh tiết, bà tự sát ở núi Tùng (Thanh Hóa).
 Bà Triệu (225-248) lãnh đạo nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào thế kỷ III. Ở tuổi 19, khi bị ép làm tì thiếp cho một người giàu, bà đã thẳng thừng tuyên bố: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người". Sau đó, bà cùng anh trai Triệu Quốc Đạt tập hợp nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa. Năm 248, cuộc khởi nghĩa thất bại, để không bị rơi vào tay giặc, bảo vệ danh tiết, bà tự sát ở núi Tùng (Thanh Hóa).

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.