Chương trình làm việc của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV ngày 26/10

Ngày 26/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Chương trình làm việc của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV ngày 26/10
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 26/10, các đại biểu thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động. Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Chuong trinh lam viec cua ky hop thu 2 Quoc hoi khoa XV ngay 26/10
 Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.
Trước đó, đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ).
Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, mục đích của việc xây dựng Luật CSCĐ là nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở vững chắc để CSCĐ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước.
Dự thảo Luật gồm 5 chương, 31 điều; xác định 7 nhóm nhiệm vụ cơ bản của CSCĐ, trong đó kế thừa những nhiệm vụ còn phù hợp của Pháp lệnh CSCĐ, đồng thời bổ sung 2 nhiệm vụ cho CSCĐ, đây là các nhiệm vụ trên thực tế CSCĐ đang thực hiện, nay cần được luật hóa để bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, thống nhất, nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực thi, gồm:
- Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với CSCĐ và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân (CAND); huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng bảo vệ thuộc các bộ, ngành, địa phương;
- Phối hợp với các lực lượng trong CAND và các lực lượng, đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ có tính chất phức tạp trong đấu tranh, phòng chống tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc các bộ, ngành, địa phương trong bảo đảm ANTT và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định cụ thể 7 quyền hạn của CSCĐ, trong đó bổ sung thêm 2 quyền hạn mới phù hợp với yêu cầu thực tế thực hiện nhiệm vụ của CSCĐ gồm:
- Được mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay dân sự trong các trường hợp chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm có sử dụng vũ khí; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và sử dụng tàu bay riêng do cấp có thẩm quyền huy động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về ANTT;
- Ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ.
Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 92 điều (bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 2 điều. Tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi gồm 232 điều.
Cũng trong Tờ trình, Chính phủ xin ý kiến của Quốc hội đối với 2 nội dung chính: quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2 phương án về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
Phương án 1: Biện pháp xử phạt hành chính chỉ áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng; các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không bị xử phạt hành chính, mà chỉ bị xử lý bằng biện pháp dân sự.
Phương án 2: Giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành, theo đó, áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV

Nguồn: VOV

Hành trình phá án: Xác nữ giới lột truồng giấu trong bao tải

Thấy mùi tử khí nồng nặc, người dân huyện Long Thành (Đồng Nai) tỏa đi tìm thì phát hiện thi thể nữ giới lột truồng giấu trong bao tải bên đường. Toàn bộ vụ án ghê rợn này được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Xác nữ giới lột truồng giấu trong bao tải
Không có mô tả.

Theo hồ sơ điều tra, chiều 6/2/2017, người dân phát hiện mùi hôi thối bốc lên từ bãi cỏ ven đường thuộc ấp 1, xã Phước Bình, huyện Long Thành, nên tiến hành kiểm tra. Mọi người tá hỏa khi thấy bên trong một chiếc bao tải là thi thể của một người phụ nữ bị trói chặt tay, nên lập tức trình báo cơ quan chức năng. (Ảnh minh họa)

Hành trình phá án: Thi thể bị cháy xém nhét trong chiếc thùng phi

Chỉ vì không có tiền trả nợ Phạm Ngọc Tuấn (SN 1996, ở Hải Phòng) đã nhẫn tâm ra tay sát hại chủ nợ sau đó đốt xác phi tang gây rúng động dư luận. Vụ án ghê rợn này đã được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Thi thể bị cháy xém nhét trong chiếc thùng phi
Hanh trinh pha an: Thi the bi chay xem nhet trong chiec thung phi

Theo hồ sơ vụ án, chiều muộn ngày 22/2/2020, ông Phạm Văn Trường đi làm về nhà ở xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng thì thấy trong nhà mình có mùi khét rất khó chịu.

Hanh trinh pha an: Thi the bi chay xem nhet trong chiec thung phi-Hinh-2
 Ông tìm kiếm xung quanh phát hiện chiếc thùng phi ở góc vườn bên trong có một thi thể đã bốc cháy, ông hô hoán người dân xung quanh cứ nghĩ là con mình đã tự sát ai ngờ thủ phạm của vụ án chính là con ông Phạm Ngọc Tuấn (SN 1996).

Hành trình phá án: Kẻ cuồng dâm “làm bậy” với nhiều cô gái xinh đẹp

Vừa mãn hạn tù, đối tượng đã gây ra hai vụ án hiếp dâm, cướp tài sản làm chấn động dư luận Đà Nẵng. Toàn bộ vụ án ghê rợn này được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Kẻ cuồng dâm “làm bậy” với nhiều cô gái xinh đẹp
Hanh trinh pha an: Ke cuong dam “lam bay” voi nhieu co gai xinh dep

Theo tài liệu điều tra, đêm ngày 22/10/2016, tại cửa ngõ phía nam thành phố Đà Nẵng, khung cảnh vắng lặng khác thường do mưa phùn và gió lạnh. Tại quán cà phê T.A, chị Phạm Thị Mỹ L. (SN 1982, trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) đang ôm con ngủ tại gian nhà phía trong, còn anh Phạm Đức Q. (SN 1991, em trai chị L.) nằm ngủ ở gian ngoài. Cả hai người đều không biết một tai họa khủng khiếp sắp xảy ra.

Hanh trinh pha an: Ke cuong dam “lam bay” voi nhieu co gai xinh dep-Hinh-2

Thời điểm đó, phía bên kia đường đối diện quán cà phê T.A, một thanh niên lặng lẽ ngồi trên xe máy, trầm ngâm hút thuốc và quan sát xung quanh. Sau đó, rạng sáng ngày 23/10/2016, đối tượng táp xe sát vào quán, leo lên mái nhà, đột nhập vào bên trong. Tại đây, đối tượng tiến vào quầy ba lục lọi và tìm một con dao dùng làm hung khí.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.