Chứng khoán phiên 24/11: VCB, STB, CTR... được khuyến nghị

Các công ty chứng khoán đã đưa ra khuyến nghị cho cổ phiếu nào trong phiên ngày 24/11?

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VCB với giá mục tiêu 108.500 đồng/cp
Chứng khoán Vietcap (VCSC): Chúng tôi nâng giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) thêm 3,7% lên 108.500 đồng/CP và điều chỉnh khuyến nghị từ khả quan lên mua.
Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu là do (1) tác động tích cực từ việc cập nhật mô hình định giá của chúng tôi sang cuối năm 2024 và (2) điều chỉnh giảm giả định của chúng tôi về chi phí vốn chủ sở hữu của VCB do cập nhật hệ số beta.
Những diễn biến trên bị ảnh hưởng một phần bởi mức giảm tổng cộng 9,8% trong dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2023-2027 (với mức thay đổi lần lượt là -8,0%/-9,4%/-5,0%/-21,3%/-3,5% vào các năm 2023/2024/2025/ 2026/2027). Chúng tôi duy trì P/B mục tiêu ở mức 3,30x sau phát hành riêng lẻ.
Chúng tôi điều chỉnh giảm 8,0% ở cả dự báo lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023, xuống lần lượt 43,1 nghìn tỷ đồng (tăng 15,4% so với năm trước) và 34,5 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 15,3%).
VCB đã điều chỉnh giảm kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ 15% xuống 10% tại cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư gần đây. Chúng tôi nhận thấy VCB đã vượt mục tiêu kế hoạch lợi nhuận khoảng 15% trong 3 năm gần đây.
Chung khoan phien 24/11: VCB, STB, CTR... duoc khuyen nghi
 

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu STB

Chứng khoán SSI (SSI): Việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB) có dự định trở thành cổ đông của Bamboo Airways (BAV), hãng hàng không đang trong quá trình tái cơ cấu, làm dấy lên một số lo ngại về mặt quản trị doanh nghiệp khi mà ngân hàng vẫn chưa hoàn thành xong đề án cơ cấu của mình.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin rằng STB hoàn toàn có thể kết thúc đề án tái cơ cấu trước thời hạn đề ra, cụ thể là trước năm 2025. Điều này sẽ giúp ngân hàng giải quyết được 590 triệu cổ phiếu đang bị phong tỏa tại VAMC.

Mặc dù chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu STB, nhưng chúng tôi hạ giá mục tiêu 1 năm xuống còn 34.000 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 16%). Việc giảm 9,3% giá mục tiêu so với báo cáo trước đó của chúng tôi nhằm phản ánh rủi ro quản trị doanh nghiệp cũng như điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận năm 2024.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu CTR
Chứng khoán Vietcap (VCSC): Chúng tôi tăng giá mục tiêu cho Tổng CTCP Công trình Viettel (CTR) thêm 15% và duy trì khuyến nghị mua.
Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu đến từ (1) định giá EV/EBITDA theo mô hình tổng của từng phần (SoTP) cao hơn 11% nhờ mảng towerco được định giá cao hơn 21% và (2) định giá theo mô hình chiết khấu dòng tiền (CKDT) cao hơn 18% nhờ chúng tôi mở rộng phạm vi dự báo từ giai đoạn 2023-2027 trước đây thành giai đoạn 2024-2028, với mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2028 dự kiến đạt 15% so với năm trước.
Chúng tôi cho rằng mức định giá EV/EBITDA của mảng towerco cao hơn 21% nhờ việc chúng tôi sử dụng EBITDA năm 2024 so với EBITDA trung bình trong giai đoạn 2023-24 như trước đây, trong khi mức tăng trưởng dự kiến cho năm 2024 là 40%.
Triển vọng tăng trưởng mạnh được thúc đẩy bởi giả định cao hơn đối với số lượng trạm viễn thông mới trong năm 2024 của chúng tôi (3.500 trạm so với mức 2.100 trước đây). Do đó, sự đóng góp của mảng towerco trong định giá EV/EBITDA theo mô hình SoTP, vốn có hệ số EV/EBITDA mục tiêu cao hơn các mảng khác, đã tăng lên 36% so với mức 33% trước đây.

2022 - Năm "ác mộng" của chứng khoán Việt Nam

Hàng trăm cổ phiếu bị cuốn vào đà lao dốc mạnh khiến sự hưng phấn của năm 2021 bỗng trở thành cơn ác mộng với chứng sĩ trên thị trường.

Tiếp nối năm 2021 thăng hoa, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 ghi dấu một năm đầy biến động khi VN-Index lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 1.500 nhưng cũng có thời điểm nhúng xuống dưới 900, mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Năm này đối mặt với nhiều rủi ro bên ngoài xuất hiện như tín hiệu Fed tăng lãi suất và Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Hay rủi ro xuất hiện như giao dịch bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC của cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - Trịnh Văn Quyết. Tín hiệu Fed tăng lãi suất và căng thẳng Nga - Ukraine diễn ra trong 3 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trụ vững và dao động trong vùng 1.450 - 1.550 điểm.

Chứng khoán tuần 6-10/3: VN-Index downtrend về mốc 920-950?

MBS dự báo chỉ số VN-Index có thể kiểm tra ngưỡng tâm lý 1.000 điểm khi thanh khoản tiếp tục xuống thấp hơn và người bán phải hạ giá để tìm kiếm lực cầu mua dài hạn.

Thị trường chứng khoán tuần 27/2-3/3 ghi nhận diễn biến giao dịch giằng co quanh vùng điểm 1.020 điểm. Tổng cộng sau 5 phiên giao dịch, VN-Index giảm 14,79 điểm (-1,42%) và đóng cửa tại 1.024,77 điểm.
Chỉ số VN-Index liên tục rung lắc mạnh trong bối cảnh cả hai bên mua và bán gây sức ép lên lên phía ngược lại. Cổ phiếu dầu khí là nhóm nổi bật nhất khi vẫn giữa được sắc xanh trong khi áp lực lớn đè nặng lên nhóm bán lẻ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.