2022 - Năm "ác mộng" của chứng khoán Việt Nam

Hàng trăm cổ phiếu bị cuốn vào đà lao dốc mạnh khiến sự hưng phấn của năm 2021 bỗng trở thành cơn ác mộng với chứng sĩ trên thị trường.

2022 - Năm "ác mộng" của chứng khoán Việt Nam
Tiếp nối năm 2021 thăng hoa, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 ghi dấu một năm đầy biến động khi VN-Index lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 1.500 nhưng cũng có thời điểm nhúng xuống dưới 900, mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Năm này đối mặt với nhiều rủi ro bên ngoài xuất hiện như tín hiệu Fed tăng lãi suất và Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Hay rủi ro xuất hiện như giao dịch bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC của cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - Trịnh Văn Quyết. Tín hiệu Fed tăng lãi suất và căng thẳng Nga - Ukraine diễn ra trong 3 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trụ vững và dao động trong vùng 1.450 - 1.550 điểm.
Tuy nhiên, tình hình bắt đầu thay đổi khi chủ tịch của một số tập đoàn lớn bị bắt vì tội thao túng thị trường chứng khoán cũng như vi phạm về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. VN-Index đã giảm 23,1% xuống 1.172 điểm chỉ trong một tháng sau thời điểm diễn ra sự kiện trên do đà bán tháo ồ ạt dẫn đến hiện tượng bán giải chấp trên toàn thị trường.
Kể từ đầu tháng 9, VN-Index nối dài xu hướng giảm, tiếp tục lao dốc và ghi nhận mức thấp 947,24 điểm vào ngày 10/11. HNX-Index và UPCoM-Index cũng giảm lần lượt 58,9% và 39,3% kể từ đầu năm.
Trong năm 2022, VN-Index là chỉ số có hiệu suất đầu tư kém tích cực nhất với mức giảm 36,5% kể từ đầu năm và có diễn biến giá xếp sau tất cả các thị trường chứng khoán Đông Nam Á khác, bao gồm Indonesia (JCI Index: +6,8% kể từ đầu năm), Singapore (STI Index: +4,3% kể từ đầu năm), Thái Lan (SET Index: -2,6% kể từ đầu năm), Malaysia (FBMKL CI Index: -8,1% kể từ đầu năm), Philippines (PCOMP Index: -9,7% kể từ đầu năm).
Chứng khoán VNDirect nhận thấy 3 vấn đề chính gây khó khăn cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022, đó là: (1) lãi suất tăng, (2) thắt chặt tín dụng đối với các phân khúc cho vay rủi ro cao, bao gồm đầu tư bất động sản, chứng khoán và (3) kênh huy động vốn dài hạn là thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn do khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư sau sự cố Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát.
2022 - Nam 'ac mong' cua chung khoan Viet Nam
 Nhiều sự kiện diễn biến với chứng khoán Việt năm 2022.
Sau thời gian bán ròng kéo dài, khối ngoại tích cực mua ròng trở lại nổi lên là P-notes
Theo thống kê, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam với khoảng 6.614 tỷ đồng (283 triệu USD) trong quý 1/2022 sau khi căng thẳng chính trị Nga-Ukraine leo thang chiến tranh và Fed bắt đầu nâng lãi suất.
Sau đó, khối ngoại dần quay lại tích cực hơn kể từ tháng 4 và mua ròng mạnh trong đợt giảm giá sâu của thị trường chứng khoán vào tháng 11.
Tính chung, khối ngoại đã mua ròng khoảng 6.821 tỷ đồng trên 3 sàn trong 11 tháng. Đa phần hoạt động mua vào được yểm trợ bởi 11.421 tỷ đồng dòng vốn ETF (chủ yếu từ VNDiamond ETF và Fubon ETF) đổ vào thị trường. Tỷ trọng giá trị giao dịch của khối ngoại đã tăng mạnh từ 6,2% đầu năm 2022 lên 14,8% trên tổng giá trị giao dịch thị trường vào cuối tháng 11.
Lý giải về động thái của khối ngoại, Chứng khoán VNDirect cho rằng, tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu lẫn lãi suất của Mỹ đã làm tăng "khẩu vị rủi ro" của nhà đầu tư nước ngoài nhằm tìm kiếm cơ hội tăng trưởng cao từ những thị trường mới nổi.
Ngoài ra, việc thất thế gần đây của các cổ phiếu công nghệ cũng dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư sang các hoạt động kinh doanh truyền thống, vốn cũng là bản chất của thị trường chứng khoán Việt Nam, nơi ngân hàng, bất động sản, điện lực, tiêu dùng chiếm ưu thế về vốn hóa.
Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), động thái mua ròng liên tiếp của khối ngoại cũng cho thấy "sự kỳ vọng về nhịp phục hồi kéo dài của VN-Index vào cuối năm 2022".
Phân tích chi tiết về dòng vốn của khối ngoại, theo ông Huỳnh Minh Tuấn, chuyên gia lâu năm trên thị trường chứng khoán, sáng lập Công ty cổ phần FIDT, trong tổng giá trị mua ròng của khối ngoại có đóng góp từ quỹ ETF ngoại mà phần lớn là của Fubon ETF khoảng 4.500 tỷ, ETF nội khoảng 1.100 tỷ. Như vậy, các quỹ ETFs chiếm khoảng hơn 30% giá trị mua ròng của tổng giá trị khối ngoại mua ròng khớp lệnh. Vậy phần khối ngoại mua ròng khớp lệnh còn lại đến từ đâu?
Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, tiền này nằm ở một loại công cụ tài chính phái sinh được gọi là chứng chỉ tham gia đầu tư được gọi là Participatory Notes hay còn gọi là P-Notes, được các tổ chức đầu tư phát hành dành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Để phát hành P-Notes, các định chế tài chính lớn thường tích lũy một số lượng cổ phiếu đủ lớn, bao gồm các cổ phiếu lớn, có thanh khoản tốt, hoạt động hiệu quả và mang tính đại diện cho thị trường để lập thành một danh mục. Trên danh mục đó, các tổ chức tài chính này sẽ phát hành P-Notes cho các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư vào thị trường chứng khoán của nước sở tại.
P-Notes đặc biệt thu hút nhà đầu tư nhờ đặc điểm vừa mang tính chất của một chứng chỉ quỹ (CCQ), vừa mang tính chất của một công cụ thanh toán tương tự như thương phiếu. Theo đó, chủ thể sở hữu P-Notes không cần phải đăng ký thông tin với cơ quan quản lý và vẫn được hưởng đầy đủ quyền nhận cổ tức và lãi vốn từ danh mục chứng khoán đầu tư.
Vì vậy, đây là dòng tiền khó lường và tốc độ ra vào nhanh nên sẽ ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến của thị trường trong ngắn hạn và thường được cho là mang tính đầu cơ cao. Rủi ro của P - Notes là sự biến động rất khó dự báo, sự luân chuyển dòng vốn không rõ nguồn gốc và nguy cơ bùng phát tội phạm rửa tiền.
2022 - Nam 'ac mong' cua chung khoan Viet Nam-Hinh-2
 Khối ngoại và nhà đầu tư trong nước đau đầu vì lỗ.
Đầu tư là thua lỗ…
Không chỉ các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, các doanh nghiệp ham mê lướt sóng cổ phiếu ngoài mảng kinh doanh cốt lõi, mà ngay cả những nhà đầu tư tổ chức lớn, các quỹ đầu tư với nguồn lực và kinh nghiệm dày dạn, khả năng tiếp cận các nguồn dữ liệu phong phú và phân tích vượt trội, cũng chứng kiến mức thua lỗ nặng nề.
Đơn cử như quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) – quỹ lớn nhất thuộc Dragon Capital, sau khi chứng kiến giá trị tài sản ròng (NAV) giảm gần 15% trong tháng 9, thì tháng 10 tiếp tục ghi nhận mức lỗ 14%, tương đương giảm gần 259 triệu đô la Mỹ (xấp xỉ 6.132 tỷ đồng), xuống còn hơn 1,55 tỷ đô la Mỹ, do sự lao dốc của cổ phiếu ngành bất động sản mà quỹ này đang nắm giữ khá lớn.
Hay như quỹ đầu tư đến từ Phần Lan là PYN Elite với danh mục đầu tư đã lỗ xấp xỉ 40% tính từ đầu năm, ghi nhận năm giảm mạnh nhất kể từ giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008.
Bối rối trước đà giảm của thị trường, lãnh đạo của quỹ PYN Elite, ông Petri Deryng cho biết: “Chúng tôi không lường trước được những yếu tố khó đoán định tại thị trường nước ngoài, cùng với với một số động thái siết chặt quản lý của Việt Nam có thể tạo ra tình huống đầy thử thách đối với thị trường chứng khoán, nhất là khi lợi nhuận của các công ty vẫn còn tăng trưởng”.

Chứng khoán đỏ lửa, VN-Index mất mốc 1.500 điểm

Động thái mới nhất của Nga khiến thị trường chứng khoán trong nước chìm trong sắc đỏ, VN-Index lao dốc gần 15 điểm trong phiên sáng.

Chứng khoán đỏ lửa, VN-Index mất mốc 1.500 điểm

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên 24/2 tiếp tục chịu những áp lực đáng kể từ căng thẳng chính trị tại Ukraine. VN-Index nhanh chóng chìm trong sắc đỏ.

Thị trường bất ngờ chỉnh mạnh sau thông tin Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ mở chiến dịch quân sự ở miền Đông Ukraine và yêu cầu quân đội nước này hãy buông bỏ vũ khí đi về nhà.

Chứng khoán rơi vào "bão lửa": Nhà đầu tư nên làm gì?

Tâm lý hoang mang đang bao trùm thị trường chứng khoán khi VN-Index trải qua "ngày thứ Hai đen tối" và chỉ số giảm sâu nhất trong hơn một năm trở lại.

Chứng khoán rơi vào "bão lửa": Nhà đầu tư nên làm gì?

Chia sẻ với VTC News, chuyên gia chứng khoán Hoàng Việt Cường cho rằng tâm lý chán nản của nhà đầu tư, kết hợp với thông tin tiêu cực từ chứng khoán thế giới dẫn đến hành động bán tháo là những nguyên nhân chính kéo thị trường chứng khoán lao dốc. Trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro, bảo vệ tài sản, không tham lam “bắt đáy” bằng mọi giá và hạn chế sử dụng margin.

“Thị trường tăng mạnh, giảm sâu là bình thường. Nhà đầu tư cần bình tĩnh, tránh bị cuốn vào các tin đồn tiêu cực. Không vội vàng bán tháo hay "dò đáy bắt dao rơi". Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể chọn lọc mua vào cổ phiếu có triển vọng dài hạn, chờ các chỉ số hồi phục, nhưng nên ưu tiên quản trị rủi ro”, ông Cường nói.

Bộ Tài chính: Giám sát chặt tổ chức kinh doanh chứng khoán

Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo kỷ luật trên thị trường.

Bộ Tài chính: Giám sát chặt tổ chức kinh doanh chứng khoán

Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng nghiên cứu và triển khai kịp thời các giải pháp để hỗ trợ thị trường chứng khoán ổn định. Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ, triển khai các kế hoạch thanh, kiểm tra các công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trên thị trường.

Bộ Tài chính cho biết, sẽ khẩn trương thực hiện và rà soát vướng mắc, bất cập quy định pháp luật chứng khoán, từ Luật Chứng khoán tới các văn bản hướng dẫn; đồng thời, tiếp tục triển khai Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo đúng kế hoạch, cũng như triển khai Chiến lượng phát triển thị trường chứng khoán 2021 – 2030 khi được Chính phủ phê duyệt,…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.