Chứng khoán ngày 5/1: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 5/1.

Khuyến nghị mua GMD với giá mục tiêu 55.700 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Gemadept (GMD) đã ban hành Nghị quyết HĐQT số 117, ngày 30/12/2022. Theo nghị quyết này, GMD sẽ thoái toàn bộ vốn tại Cảng Nam Hải Đình Vũ (NHĐV) tại Hải Phòng mà GMD hiện sở hữu 85% cổ phần.

Cảng NHĐV có tổng công suất 500.000 TEU/năm – tương đương với khoảng 40% công suất container của các cảng biển của GMD tại Hải Phòng (không bao gồm công suất từ cảng Nam Hải ICD).

VCSC hiện chưa đưa diễn biến thoái vốn này vào trong dự báo lợi nhuận và định giá. VCSC cho rằng việc thoái vốn này sẽ có tác động tích cực đối với GMD do kỳ vọng công ty sẽ thoái vốn ở mức định giá cao và có khả năng ghi nhận lãi thoái vốn cao, sau đó sử dụng khoản tiền từ thoái vốn này để tài trợ cho dự án cảng Nam Đình Vũ Giai đoạn 2 và Giai đoạn 3, vốn là dự án có vị trí chiến lược tốt hơn so với cảng NHĐV tại cụm cảng biển Hải Phòng.

VCSC hiện có khuyến nghị MUA cho GMD với giá mục tiêu là 55.700 đồng/CP.

Chung khoan ngay 5/1: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 5/1?

Khuyến nghị khả quan PVD với giá mục tiêu 20.800 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) và điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 35% lên 20.800 đồng/cổ phiếu do nâng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 thêm 21%. P/B dự phóng năm 2023 của PVD tương ứng với giá mục tiêu là 0,8 lần.

Dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 cao hơn là do VCSC giả định giá thuê ngày trung bình tăng khoảng 5%.

VCSC kỳ vọng lợi nhuận của PVD sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023 với LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi dự phóng tăng 4 lần YoY từ mức cơ sở thấp trong năm 2022 do 1) giá thuê ngày trung bình của giàn tự nâng (JU) tăng 20% YoY và 2) đội giàn khoan vận hành với công suất đạt 93% so với 86% trong năm 2022.

Theo VCSC, PVD hiện có định giá hấp dẫn với P/B dự phóng năm 2023 là 0,7 lần và P/E là 42,7 lần (PEG là 0,3 dựa trên CAGR EPS dự phóng giai đoạn 2023-2025 là 138%). VCSC cho rằng mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của PVD phù hợp với P/E cao của công ty.

Yếu tố hỗ trợ: Giá thuê ngày giàn JU của PVD phục hồi nhanh hơn dự kiến. Rủi ro: Kinh tế toàn cầu chững lại ảnh hưởng đến giá thuê ngày; chi phí hoạt động cao hơn dự kiến.

Khuyến nghị khả quan NLG với giá mục tiêu 36.700 đồng/cp

CTCK VNDirect (VND): Các sự cố liên quan bất động sản của các chủ đầu tư và chính quyền địa phương ở Đồng Nai và Cần Thơ đã làm chậm quá trình phê duyệt ba dự án trọng điểm của Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG) là Paragon Đại Phước, Izumi City và Cần Thơ 43ha.

Trong cuộc gặp với nhà đầu tư ngày 12/12/2022, NLG đặt mục tiêu hoàn tất thủ tục pháp lý dự án Cần Thơ 43ha trong tháng 12/2022, nguồn doanh thu chính của năm 2022, tuy nhiên VNDirect cho rằng điều này khó có thể hoàn thành.

VNDirect ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng 2022 sẽ giảm mạnh 26% và 62% so với cùng kỳ, chủ yếu bàn giao các dự án hiện hữu Southgate, Akari và chuyển nhượng 25% cổ phần tại Paragon Đại Phước.

VNDirect điều chỉnh dự báo lợi nhuận ròng giai đoạn 2022-2024 của NLG giảm mạnh do nhu cầu nhà ở suy yếu. Theo đó, VNDirect hoãn dự phóng ghi nhận doanh thu dự án Izumi City sang năm 2024 do thủ tục pháp lý chậm hơn kỳ vọng và nhu cầu mua nhà suy yếu. Từ đó, VNDirect giảm dự phóng lợi nhuận ròng năm 2023-2024 lần lượt là 60,3% và 45%.

VNDirect ước tính lợi nhuận ròng năm 2023 của NLG đạt 757 tỷ đồng (tăng 87% so với cùng kỳ) nhờ bàn giao dự án BCC Mizuki và mức nền thấp 2022, thấp nhất trong 5 năm qua.

VNDirect duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu thấp hơn 36.700 đồng/cổ phiếu dựa trên phương pháp RNAV, với dự phóng lợi nhuận ròng 2023-2024 giảm mạnh, hoạt động ký bán chậm lại và WACC cao hơn.

NLG hiện đang giao dịch tại mức P/B 2023 là 1,2 lần, thấp hơn 29% so với P/B trung bình 3 năm là 1,7 lần. Tiềm năng tăng giá đến từ sự đảo ngược chính sách tiền tệ hỗ trợ thị trường bất động sản.

Dự báo VN-Index quanh vùng 1.010-1.030 trong tuần giao dịch đầu năm 2022

(Vietnamdaily) - Trong tuần đầu năm mới (3-6/1), các công ty chứng khoán hầu như đồng quan điểm khi dự báo VN-Index vẫn duy trì loanh quanh vùng hiện tại với các nhịp hồi kiểm tra lại vùng giá trị tích lũy 1.010 - 1.030 điểm.

Theo Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), thị trường điều chỉnh tuần thứ 2 liên tiếp với thanh khoản cạn kiệt trong tuần giao dịch cuối cùng của năm 2022. Điều này là dễ hiểu khi nhà đầu tư chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ.

Với tuần giảm nhẹ vừa qua thì VN-Index đã kết năm 2022 quanh đường MA50 tại 1.007 điểm và ngay dưới ngưỡng Fibonacci Retracement 38,2% tại 1.010 điểm. Điều này khiến cho tín hiệu kỹ thuật của thị trường vẫn chưa phải là tiêu cực.

SHS kỳ vọng, lực cầu gia tăng trong tuần giao dịch đầu tiên của năm mới 2023 có thể giúp VN-Index hướng đến ngưỡng kháng cự tiếp theo quanh 1.030 điểm (MA20).

Theo SHS, thị trường chứng khoán Việt nam trong năm 2022 chủ yếu vận động trong xu hướng giảm điểm và kết thúc năm vẫn chưa thoát khỏi kênh giảm giá trung hạn. Tuy nhiên, những tuần cuối năm cho thấy một số tín hiệu tích cực để có thể hy vọng thị trường bước vào năm mới 2023 khả quan hơn.

Đó là khối nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng, nhiều cổ phiếu chủ chốt đã bước vào giai đoạn tích lũy chờ thời cơ, VN-Index giữ được mốc hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm. Thị trường sẽ thoát được kênh giảm giá trong thời gian tới nếu chỉ số tiếp tục vận động trên 1.000 điểm thêm một thời gian nữa.

Kỳ nghỉ Tết Âm lịch sắp tới nên với sự vận động của VN-Index hiện tại, SHS cho rằng chưa có nhiều cơ hội trong ngắn hạn. Thị trường vẫn đang vận động trong kênh giảm giá trung hạn nên khả năng giảm điểm vẫn có thể xảy ra, do đó nhà đầu tư ngắn hạn giai đoạn này nên hết sức cẩn trọng trong việc giải ngân.

Du bao VN-Index quanh vung 1.010-1.030 trong tuan giao dich dau nam 2022
 CTCK nhận định gì về phiên giao dịch phiên đầu năm 3/1?

Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cho rằng với phiên đóng cửa 30/12, đồ thị khung tuần của chỉ số đã xác nhận nhịp giảm điều chỉnh khi đóng cửa thấp hơn giá trị tuần trước đó và thấp hơn vùng tích lũy ngắn 1.010 điểm.

Thị trường đang trong giai đoạn tạo đáy 2 trung hạn nên xu hướng giảm điểm đang chiếm chủ đạo và xen kẽ các phiên phục hồi. Đà giảm chỉ kết thúc khi VN-Index đóng cửa tăng vượt 1.030 điểm với thanh khoản lớn.

Trong tuần đầu năm mới, dự báo chỉ số vẫn duy trì loanh quanh vùng hiện tại với các nhịp hồi kiểm tra lại vùng giá trị tích lũy 1.010 - 1.030 điểm.

Còn Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo trong phiên giao dịch 3/1 tới, thị trường sẽ phát ra tín hiệu xu hướng rõ hơn nếu thanh khoản hai sàn gia tăng trở lại.

Chân dung Tân Tổng giám đốc Thaiholdings

(Vietnamdaily) - HĐQT CTCP Thaiholdings (THD) đã có quyết định bổ nhiệm ông Phan Mạnh Hùng vào vị trí Tổng giám đốc công ty kể từ ngày 1/1/2023.

Ông Phan Mạnh Hùng được bổ nhiệm sau khi ông Nguyễn Văn Dũng xin rút khỏi chức vụ Tổng giám đốc với lý do cá nhân. Ông Dũng vẫn đang là Thành viên HĐQT Thaiholdings.

Ông Phan Mạnh Hùng sinh năm 1978, có hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán đồng thời liên tục giữ các vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp lớn như: Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn VFAM Việt Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán và Tư vấn Thuế Việt Nam, thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc CTCP Du lịch Kim Liên, Chủ tịch HĐQT CTCP Tôn Đản… và gần đây nhất là Phó Tổng giám đốc Thaiholdings.

Chan dung Tan Tong giam doc Thaiholdings
Ông Phan Mạnh Hùng. 

Trước đó, HĐQT Thaiholdings công bố quyết định miễn nhiệm vị trí Tổng giám đốc của ông Nguyễn Văn Dũng kể từ ngày 1/1/2023.

Trong đơn từ nhiệm, ông Dũng viết: “Trong quá trình làm việc, tôi đã luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên vì một số lý do khách quan, tôi không thể tiếp tục đảm đương nhiệm vụ này”.

Ông Dũng trở thành CEO của Thaiholdings từ ngày 5/7/2021 thay cho ông Vũ Ngọc Định. Bên cạnh chức Tổng Giám đốc, ông Dũng còn là thành viên HĐQT của Thaiholdings.

Hiện nay thành viên HĐQT của Thaiholdings gồm 5 người: Ông Nguyễn Văn Thuyết (Chủ tịch HĐQT) và các ông Vũ Ngọc Định, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Khoa và bà Trần Thị Thanh Giang (thành viên độc lập).

Trong năm 2022, nhân sự cấp cao của Thaiholdings liên tục biến động. Hồi tháng 9, công ty bổ nhiệm bà Vũ Thanh Huệ giữ chức Phó Tổng Giám đốc kiêm người phụ trách quản trị công ty. Trước đó, bà Huệ đảm nhiệm vị trí Giám đốc Ban Pháp chế.

Hồi tháng 8, ông Bùi Lê Quang có đơn từ nhiệm vai trò Trưởng Ban Kiểm soát sau hơn 3 năm đảm nhiệm vị trí này. Sau đó, các thành viên ban kiểm soát bầu bà Nguyễn Thu Vân làm Quyền Trưởng Ban Kiểm soát kể từ ngày 1/10.

Trong giai đoạn đầu năm, Thaiholdings đã miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc đối với ông Trịnh Văn Thiệm, miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Chí Kiên và bà Phạm Thu Hằng. Đồng thời, ông Nguyễn Chí Kiên cũng có đơn từ nhiệm vai trò thành viên HĐQT.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.