Chứng khoán ngày 3/8: BSR trung lập, NT2 và BVH khả quan

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu BSR, NT2 và BVH trong phiên ngày 3/8?

Chứng khoán ngày 3/8: BSR trung lập, NT2 và BVH khả quan
BVH (Khuyến nghị Khả quan): Thu nhập tài chính cao giúp giảm ảnh hưởng từ việc chi phí bồi thường tăng mạnh
Chứng khoán VietCap: Tập đoàn Bảo Việt (BVH) đã công bố KQKD hợp nhất nửa đầu năm 2023 với tổng phí bảo hiểm gốc đạt 21 nghìn tỷ đồng (-0,5% YoY) và LNTT đạt 1,2 nghìn tỷ đồng (+12,9% YoY), lần lượt hoàn thành 45% và 49% dự báo năm 2023 của chúng tôi. Lợi nhuận trong nửa đầu năm 2023 phù hợp với dự báo của chúng tôi chủ yếu nhờ thu nhập tài chính ròng tăng 33,6% YoY, vượt xa mức tăng 41,1% YoY của lỗ từ HĐKD.
Phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ nửa đầu năm 2023 lần lượt đạt 16 nghìn tỷ đồng (-1,1% YoY) và 4,8 nghìn tỷ đồng (+1,9% YoY) phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi và lần lượt hoàn thành 45% và 46% dự báo cả năm của chúng tôi.
Tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ dự phòng trong nửa đầu năm 2023 lần lượt đạt 46,6% (+12,1 điểm % YoY) và 49,2% (-4,6 điểm % YoY). Ngoài ra, chi phí dự phòng toán học nửa đầu năm 2023 đạt 9 nghìn tỷ đồng (-10,6% YoY), hoàn thành 49% dự báo cả năm của chúng tôi.
Thu nhập tài chính ròng nửa đầu năm 2023 đạt 5,2 nghìn tỷ đồng (+33,6% YoY), hoàn thành 54% dự báo cả năm của chúng tôi. Chúng tôi ước tính trái phiếu Chính phủ và tiền gửi có kỳ hạn chiếm 91% tổng danh mục đầu tư của BVH. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 4,0% tổng danh mục đầu tư tính đến quý 2/2023.
Tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ dự phòng trong nửa đầu năm 2023 lần lượt đạt 46,6% (+12,1 điểm % YoY) và 49,2% (-4,6 điểm % YoY). Ngoài ra, chi phí dự phòng toán học nửa đầu năm 2023 đạt 9 nghìn tỷ đồng (-10,6% YoY), hoàn thành 49% dự báo cả năm của chúng tôi.
Thu nhập tài chính ròng nửa đầu năm 2023 đạt 5,2 nghìn tỷ đồng (+33,6% YoY), hoàn thành 54% dự báo cả năm của chúng tôi. Chúng tôi ước tính trái phiếu Chính phủ và tiền gửi có kỳ hạn chiếm 91% tổng danh mục đầu tư của BVH. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 4,0% tổng danh mục đầu tư tính đến quý 2/2023.
NT2 (Khuyến nghị Mua): Kết quả kinh doanh sẽ gặp nhiều thử thách
Chứng khoán Phú Hưng: Trong nửa đầu năm 2023, Doanh thu thuần của công ty đạt 4,366 tỷ đồng (-7% YoY) và LNST giảm mạnh xuống còn 378 tỷ đồng (-28% YoY), lần lượt hoàn thành 53% và 56% so với dự báo của chúng tôi cho năm 2023F. Những mức sụt giảm này chủ yếu do giá bán điện trung bình giảm 5% và theo đó là Biên lợi nhuận gộp giảm do sự cạnh tranh gay gắt từ nhiệt điện than, vốn đã vượt qua tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào trên toàn quốc kể từ đầu năm 2023.
Dự phóng: Chúng tôi cho rằng trở ngại trong KQKD sẽ kéo dài trong cả năm 2023. Theo đó, Doanh thu thuần có thể giảm xuống 8,174 tỷ đồng (-7% YoY) và LNST có thể giảm mạnh xuống 671 tỷ đồng (-24.1% YoY). Kể từ quý 1 năm 2023, Biên lợi nhuận gộp đã giảm nhẹ khi giá bán (giá hợp đồng) sụt giảm bởi giá khí giảm và sản lượng bán cũng giảm do nhiệt điện than quay trở lại (nhờ chi phí đầu vào thấp) trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn. Tương tự, Tỷ suất lợi nhuận ròng đã bị bào mòn do chi phí hoạt động cao mặc dù chi phí lãi vay ở mức thấp, do các khoản vay giảm đáng kể qua các thời kỳ (tỷ lệ Nợ/VCSH là gần 7.5% vào ngày 30 tháng 6 năm 2023). Tuy nhiên, xét đến việc mảng thủy điện yếu kém có thể hỗ trợ cho CGM trong nửa cuối năm 2023, chúng tôi kỳ vọng Biên lợi nhuận gộp và Biên lợi nhuận ròng sẽ phục hồi nhẹ và ổn định ở mức 10% và 8% trong cả năm.
Điểm nhấn đầu tư: (1) Lợi nhuận có thể duy trì mức tăng trưởng đi ngang trong năm 2023F, bất chấp việc nhà máy phải tạm dừng trong thời gian dài để thực hiện đại tu. Đó là nhờ triển vọng tươi sáng của nhiệt điện, do hiện tượng La Nina đã qua đi từ đầu năm 2023 và cuốn đi ưu thế thuận lợi của thủy điện. Theo đó, chúng tôi dự báo tổng sản lượng có thể đạt khoảng 4,006 triệu kWh trong năm 2023F, gần tương đương với mức thực hiện trong năm 2022.
(2) Công ty đang tăng tốc giảm nợ và củng cố hoạt động kinh doanh trong bối cảnh lãi suất tăng cao. Điều này cho phép công ty đảm bảo lợi nhuận và tỷ lệ chi trả cổ tức cao trong tương lai.
Định giá & khuyến nghị: Sử dụng phương pháp DCF và P/E, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý là 32,500 đồng/cổ phiếu. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA với mức tăng giá tiềm năng là 11%. Định giá này đã tính đến kế hoạch đại tu nhà máy của NT2 trong năm 2023, dự kiến kéo dài 44 ngày, khiến cho sản lượng chỉ đạt mức tương đương 2022 thay vì tăng trưởng như dự báo trước đó của chúng tôi.
Rủi ro: (1) Biến động bất lợi của giá khí tự nhiên; (2) Sự thay đổi bất lợi trong chính sách điều hành của chính phủ; (3) Rủi ro suy thoái kinh tế ngày càng rõ nét.
Chung khoan ngay 3/8: BSR trung lap, NT2 va BVH kha quan-Hinh-2
 
BSR (Khuyến nghị Trung lập): Crack spread 2023 suy giảm sẽ bất lợi cho ngành công nghiệp lọc dầu nói chung và BSR nói riêng
Chứng khoán Vietcombank: KQKD Q2 kém khả quan. Diễn biến giá dầu thô và giá sản phẩm giảm, đặc biệt giá xăng giảm dẫn đến crack margin xăng giảm mạnh.
KQKD 6 tháng năm 2023 kém tích cực so với cùng kỳ, cụ thể doanh thu đạt 68.958 tỷ đồng (-21% yoy), lợi nhuận sau thuế đạt 2.235 tỷ đồng (-83% yoy). Tuy nhiên công ty đã vượt 129% kế hoạch lợi nhuận năm 2023. 
1. Crack spread các sản phẩm lọc dầu được dự báo suy giảm trong năm 2023 gây bất lợi cho BSR. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu không tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế khó khăn cùng với giá dầu giảm là yếu tố khiến Crack spread giảm so với năm 2022.
2. Tuy nhiên BSR có lợi thế tiêu thụ sản phẩm ở mức cao như cùng kỳ năm 2022 do (1) BSR có lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh về khả năng đàm phán mức Premium tốt hơn đối thủ cạnh tranh; (2) Kế hoạch dời bảo dưỡng tổng thể nhà máy sang năm 2024 giúp tối đa hóa nguồn cung sản phẩm trong bối cảnh nguồn cung nội địa thiếu hụt khi NSRP ngưng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng tổng thể 55 ngày.
Dự án mở rộng và nâng cấp nhà máy đã được Chính phủ chấp thuận điều chỉnh vốn đầu tư
Chúng tôi đưa dự phóng giả định giá dầu Brent cho năm 2023 ở mức 79,54 USD/thùng. Chúng tôi dự phóng doanh thu 2023F đạt 132.964 tỷ đồng (-20% yoy), LNTT năm 2023F đạt 6.926 tỷ đồng (-56% yoy).
Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá dòng tiền DCF và phương pháp so sánh P/E để đưa ra giá mục tiêu của BSR là 22.102 đồng/cp (8,9% so với giá đóng cửa ngày 02/08/2023). Chúng tôi khuyến nghị TRUNG LẬP đối với BSR.

Phiên 23/2: chứng khoán nhận định tiêu cực, dự thủng mốc 1.000 điểm?

Các công ty chứng khoán nhận định khá tiêu cực về phiên giao dịch 23/2 với mốc thủng có về 1.000 điểm.

Phiên 23/2:  chứng khoán nhận định tiêu cực, dự thủng mốc 1.000 điểm?
VN-Index kết phiên 22/2 giảm thêm giảm 28 điểm và rơi khỏi mốc 1.055 điểm; HNX-Index giảm 4,12 điểm và UPCoM-Index giảm 0,8 điểm. Thanh khoản trên cả 3 sàn tiếp tục tăng so với phiên trước - đạt 15.500 tỷ đồng

Chứng khoán ngày 29/5: SSI, MSN và LPB có nên đầu tư?

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu SSI, LPB và MSN trong ngày 29/5?

Chứng khoán ngày 29/5: SSI, MSN và LPB có nên đầu tư?
SSI (Khuyến nghị Mua): Tăng giả định thị phần môi giới chứng khoán

Thị trường chưa rõ xu hướng, nhà đầu tư cân nhắc bảo toàn lợi nhuận?

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận một phần để quản trị tối đa rủi ro trong ngắn hạn, nhất là khi thị trường vẫn đang rung lắc, biến động chưa rõ xu hướng ở vùng kháng cự ngắn hạn.

Thị trường chưa rõ xu hướng, nhà đầu tư cân nhắc bảo toàn lợi nhuận?

Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định cho tuần giao dịch từ 12-16/6, VN-Index ghi nhận áp lực bán và có dấu hiệu tạo đỉnh ngắn hạn trong tuần vừa qua sau khi tiếp cận khu vực điểm 1.115. Việc thanh khoản bán chủ động liên tục gia tăng vào những phiên cuối tuần đã khiến cho thị trường hụt hơi và không còn duy trì được nhịp tăng điểm, đảo chiều về quanh khu vực 1.100.

Về diễn biến cụ thể, VN-Index có được phiên giao dịch đầu tuần tăng điểm mở gap tích cực với sắc xanh lan tỏa ở tất cả các nhóm ngành giúp thị trường tiệm cận lại khu vực 1.100. Với sự hưng phấn và thanh khoản mua chủ động liên tục được cải thiện, VN-Index tiếp tục nối dài nhịp tăng lên vùng điểm 1.110. Tuy nhiên, áp lực chốt lời ngắn hạn liên tục xuất hiện sau đó đã khiến cho thị trường hụt hơi, đảo chiều và đóng cửa tuần tại 1.107.

Theo thống kê, trong tuần vừa qua, nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu thép và xây dựng có được sắc xanh lần lượt là 3,5% và 1,5%. Trái ngược với dòng tiền khối nội, khối ngoại đã chấm dứt đà bán và mua ròng trong phiên cuối tuần với thanh khoản 144 tỷ, tập trung mua VND, SSI, HDG. Kết tuần, VN-Index tăng 16,69 điểm, tương đương với 1,53% so với tuần trước.

Trong nước, giai đoạn này NHNN tiếp tục kiên trì với định hướng kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, tình hình tài chính suy giảm, khó đáp ứng được điều kiện tín dụng. Trên thị trường quốc tế, tuần tới, thị trường dành sự chú ý đến cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed khi khả năng tăng lãi suất trong các kỳ họp tới đây còn đang bỏ ngỏ.

Về góc nhìn kỹ thuật, VCBS phân tích, VN-Index kết tuần tạo nến dạng hammer nhờ lực cầu về gần cuối phiên. Xét về khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI có xu hướng tăng trở lại, tuy nhiên vẫn đang ở mức cao nên xác suất hình thành 2 đỉnh tạo phân kì âm đảo chiều ở vùng đỉnh vẫn cần được tính đến.

Theo lý thuyết Wyckoff, những phiên rung lắc tăng điểm mạnh ở vùng kháng cự vẫn có xác suất hình thành những phiên UTAD đảo chiều “Upthrust after distribution”.

VCBS vẫn giữ nguyên quan điểm, khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận một phần để quản trị tối đa rủi ro trong ngắn hạn, nhất là khi thị trường vẫn đang rung lắc, biến động chưa rõ xu hướng ở vùng kháng cự ngắn hạn.

Thi truong chua ro xu huong, nha dau tu can nhac bao toan loi nhuan?
 
VN-Index có thể hướng về mức 1.135 điểm

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.