Chứng khoán ngày 29/5: SSI, MSN và LPB có nên đầu tư?

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu SSI, LPB và MSN trong ngày 29/5?

Chứng khoán ngày 29/5: SSI, MSN và LPB có nên đầu tư?
SSI (Khuyến nghị Mua): Tăng giả định thị phần môi giới chứng khoán
Chứng khoán VietCap (VCSC): Chúng tôi tăng giá mục tiêu cho CTCP Chứng khoán SSI (SSI) thêm 15,3% lên 27.200 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị MUA.
Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu được thúc đẩy bởi (1) mức tăng 13,5% trong dự báo của chúng tôi đối với LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 (15,5%/17,2%/14,4%/12,5%/11,3% cho năm 2023/24/25/26/27), (2) tác động tích cực của việc cập nhật giá mục tiêu của chúng tôi đến giữa năm 2024 và (3) giả định cao hơn đối với P/B mục tiêu của SSI từ 2,1 lần lên 2,3 lần.
Chúng tôi tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 của SSI thêm 15,5% lên 1,9 nghìn tỷ đồng (+10,4% YoY) chủ yếu nhờ (1) doanh thu môi giới tăng 8,9%, (2) lãi từ FVTPL tăng 7,9% và (3) lỗ từ FVTPL giảm 21,9% do KQKD quý 1/2023 thấp hơn dự kiến. Chúng tôi dự báo LNTT năm 2023 đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 10,4% YoY so với mục tiêu tăng trưởng 20,4% YoY của SSI.
Yếu tố hỗ trợ/(Rủi ro): Thanh khoản thị trường và cho vay ký quỹ cao hơn/(thấp hơn) so với dự kiến; lãi/(lỗ) ròng lớn trong danh mục FVTPL của SSI.
LPB (Khuyến nghị Khả quan): Chi phí dự phòng thấp hỗ trợ lợi nhuận Q1/23
Chứng khoán VNDirect: KQ Q1/23: Chi phí dự phòng thấp bù đắp tổng thu nhập hoạt động (TOI) giảm
LPB ghi nhận TOI và LN ròng lần lượt là 3,1 nghìn tỷ đồng (-3,9% svck) và 1,2 nghìn tỷ đồng (-12,5% svck), hoàn thành 22% và 26% dự phóng 2023 của chúng tôi. TOI giảm đến từ (1) thu nhập lãi giảm 3,5% do biên lãi thuần (NIM) giảm và (2) thu nhập ngoài lãi giảm 6,5% do khoản lỗ thuần 12 tỷ đồng đến từ hoạt động khác (trong khi Q1/22 lãi 191 tỷ đồng), được bù đắp một phần nhờ khoản lãi từ HĐKD ngoại hối đạt 145 tỷ đồng (trong khi Q1/22 lỗ 15 tỷ đồng) và thu nhập phí ròng (NFI) tăng 4,0% svck. TOI giảm và chi phí hoạt động tăng 16,6% svck đã khiến lợi nhuận trước dự phòng giảm 15,5% svck. Tuy nhiên, chi phí tín dụng giảm mạnh 28,2% svck và 82,9% so với quý trước đã giúp LN ròng chỉ giảm 12,5% svck.
NIM giảm không gây bất ngờ; tín dụng / nguồn vốn tăng trưởng tốt
NIM giảm 70 điểm cơ bản svck trong Q1/23 do chi phí vốn (COF) tăng 200 điểm cơ bản svck, được bù đắp một phần từ lợi suất tài sản tăng 105 điểm cơ bản svck. NIM giảm không gây bất ngờ do lãi suất tiền gửi tăng mạnh trong Q4/22. Tín dụng tăng 2,7% kể từ đầu năm, cao hơn so với ngành là 2,1%. Tiền gửi khách hàng tiếp tục tăng mạnh 5,3% sv quý trước (so với mức tăng 11,6% trong Q4/22), khi khách hàng tiếp tục chuyển dịch từ kênh đầu tư nhiều rủi ro hơn như chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), bất động sản sang kênh an toàn hơn là gửi tiết kiệm.
Xử lý nợ xấu tăng nhưng nhìn chung chất lượng tài sản vẫn vững chắc
Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ 10 điểm cơ bản svck lên 1,5% (không đổi sv quý trước). Tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng 50 điểm cơ bản lên 2,0%, cho thấy chất lượng tài sản có suy giảm nhưng chưa đến mức đáng báo động. Đáng chú ý, LPB đã sử dụng dự phòng để xử lý 1,2 nghìn tỷ nợ xấu trong Q1/23 so với mức 1,4 nghìn tỷ đồng trong 2022. Mặc dù xử lý nợ xấu tăng mạnh, chi phí dự phòng chỉ là 226 tỷ đồng, tương đương 0,4% dư nợ do LPB đã chủ động dự phòng trong 2022. Do đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) đã giảm từ 142% vào cuối năm 2022 xuống còn 111% vào cuối Q1/23.
Dự phóng lợi nhuận 2023-24 không có nhiều thay đổi
Chúng tôi giảm dự phóng NIM, TOI và chi phí dự phòng nhưng nhìn chung vẫn giữ nguyên dự phóng LN ròng 2023-24 là 4,9 nghìn tỷ đồng/5,6 nghìn tỷ đồng. Với việc lãi suất huy động tiếp tục giảm và Thông tư 02 sẽ giúp ngành ngân hàng kiểm soát tốt hơn nợ xấu/ dự phòng, chúng tôi tự tin rằng LPB sẽ đạt được dự phóng.
Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 17.400 đồng/cp
LPB hiện đang giao dịch ở mức P/B 2023 là 0,8 lần, thấp hơn nhiều so với mức TB 3 năm là 1,2 lần. Ở mức định giá này, chúng tôi tiếp tục nhận thấy giá trị dài hạn ở cổ phiếu. Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao không đổi là 17.400 đồng. Tiềm năng tăng giá gồm (1) NIM cao hơn kỳ vọng và (2) phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Rủi ro giảm giá bao gồm (1) tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến và (2) dự phòng nợ xấu cao hơn dự kiến.
Chung khoan ngay 29/5: SSI, MSN va LPB co nen dau tu?
 
MSN (Khuyến nghị Mua): Triển vọng năm 2023 vẫn gặp nhiều thách thức do sức tiêu dùng yếu
VCSC: Chúng tôi điều chỉnh giảm 15% giá mục tiêu cho CTCP Tập đoàn Masan (MSN) nhưng nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA do giá cổ phiếu của công ty đã điều chỉnh khoản 25% trong 3 tháng qua.
Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi do (1) chúng tôi điều chỉnh dự báo lợi nhuận từ HĐKD (EBIT) năm 2023 của WinCommerce (WCM) xuống mức lỗ 271 tỷ đồng so với lợi nhuận ròng 68 tỷ đồng trong dự báo trước đây do lợi nhuận trong quý 1/2023 thấp hơn dự kiến và (2) chúng tôi điều chỉnh giảm 8% dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 của TCB (xem thêm Báo cáo Cập nhật TCB của chúng tôi ngày 09/05/2023). Những yếu tố này được bù đắp một phần do chúng tôi cập nhật mô hình định giá sang giữa năm 2024.
Trong năm 2023, chúng tôi duy trì kỳ vọng rằng sức tiêu dùng yếu sẽ ảnh hưởng đến mảng kinh doanh bán lẻ tiêu dùng của MSN và chi phí tài chính cao hơn so với cùng kỳ sẽ làm giảm thu nhập năm 2023 của MSN. Tuy nhiên, do chúng tôi kỳ vọng chi tiêu tiêu dùng tích cực hơn và bối cảnh kinh tế thuận lợi hơn trong năm 2024, chúng tôi dự báo tăng trưởng EBIT của MSN là 8%/24%/17% và đóng góp từ tăng trưởng LNST của TCB là -8%/13%/26% trong các năm 2023/24/25. Do NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất điều hành 100 điểm cơ bản trong năm 2023, chúng tôi kỳ vọng chi phí lãi vay trung bình của MSN trong năm 2024 sẽ giảm khoảng 100 điểm cơ bản so với năm 2023.
Yếu tố hỗ trợ: Niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam phục hồi sớm hơn dự kiến; các giao dịch bán vốn chiến lược để tăng chỉ số thanh khoản và giảm nợ vay sau đó, điều mà ban lãnh đạo đã cam kết tại ĐHCĐ năm nay.
Rủi ro chính đối với quan điểm tích cực của chúng tôi: Niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam yếu hơn dự kiến; mở rộng cửa hàng không hiệu quả đối với WCM và Phúc Long Heritage (PL).

Người Việt ‘lao’ vào chứng khoán… Tiền đâu nhiều thế?

Song song với việc người dân rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng thì số lượng nhà đầu tư F0 trên thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh.

Người Việt ‘lao’ vào chứng khoán… Tiền đâu nhiều thế?
Hàng nghìn người đua nhau mở tài khoản mới, tăng bơm tiền làm bùng nổ thị trường chứng khoán.
Người dân không mặn mà gửi tiền ngân hàng vì lãi suất thấp
Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của người dân tại các ngân hàng đã giảm hai tháng liên tiếp trong bối cảnh lãi suất huy động duy trì ở mức rất thấp.
Từ tháng 3/2021 đến nay, tiền gửi của người dân tăng trưởng èo uột, không có tháng nào tăng trên 0,5%, thậm chí là có nhiều tháng sụt giảm. Đây là diễn biến chưa từng thấy ở những năm trước đây.
Từ cuối quý 3/2021, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 10,55 triệu tỷ đồng, tăng hơn 530.000 tỷ so với đầu năm, tương đương tăng 5,3%. Mức tăng trưởng này chủ yếu nhờ khách hàng doanh nghiệp khi tiền gửi của nhóm khách hàng này tăng hơn 380.000 tỷ, tương đương tăng 7,8%. Trong khi đó, tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng yếu, chỉ tăng thêm hơn 150.000 tỷ, tương đương tăng 2,9%.
Đáng chú ý, tiền gửi của cá nhân đã giảm hai tháng liên tiếp tháng 8, tháng 9/2021. Tiền gửi này trong tháng 9 sụt giảm tới gần 1.500 tỷ đồng xuống còn hơn 5.291 triệu tỷ đồng. Trước đó, trong tháng 8, tiền gửi của cá nhân cũng đã giảm gần 1.000 tỷ đồng.
Nguoi Viet ‘lao’ vao chung khoan… Tien dau nhieu the?
 
Theo giới chuyên môn, việc tiền gửi cá nhân sụt giảm mạnh trong hai tháng này có thể do đúng vào thời điểm làn sóng COVID-19 bùng phát mạnh. Khó khăn chung của nền kinh tế khiến cho thu nhập của nhiều người bị ảnh hưởng, đồng thời giãn cách xã hội cũng khiến khách hàng khó đến ngân hàng để gửi tiết kiệm. Nhiều người có tiền nhàn rỗi cũng không còn mặn mà gửi ngân hàng vì lãi suất quá thấp.
Tại buổi họp báo gần đây, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhìn nhận, nếu huy động với lãi suất quá thấp thì người dân sẽ không gửi tiền ngân hàng, chuyển sang mua nhà, đầu tư chứng khoán. Và điều này có thể dẫn đến bất ổn cho nền kinh tế.
“Các ngân hàng chủ yếu vay từ người dân để cho vay trở lại nền kinh tế. Do đó, các tổ chức tín dụng phải duy trì được nguồn vốn đầu vào, ổn định lãi suất, đảm bảo lợi ích người gửi tiền mới có thể huy động”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Song song với việc người dân rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng thì số lượng nhà đầu tư F0 (người tham gia lần đầu) trên thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh. Nhiều người đua nhau mở tài khoản mới, bơm tiền, làm bùng nổ thị trường chứng khoán.
Sự gia nhập ồ ạt của nhà đầu tư F0… bùng nổ thị trường chứng khoán
Thông tin từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) cho biết số lượng tài khoản chứng khoán đến ngày 31/12 đã tăng lên 4.310.211 tài khoản. Xô đổ kỷ lục vừa thiết lập khi lần đầu số tài khoản mở mới trong tháng 11 vượt mức 200.000 tài khoản, đã có 226.886 tài khoản được mở mới tháng cuối năm.
Động lực lớn nhất vẫn đến từ nhóm cá nhân trong nước. Số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tháng 12 đạt 226.390 tài khoản, tăng hơn 2,29% so với tháng 11. Đây cũng là tháng thứ 10 liên tiếp số lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới duy trì trên 100.000 đơn vị. Trong 11 tháng năm 2021, cá nhân mở mới gần 1,54 triệu tài khoản, gấp hơn 3,88 lần so với cả năm 2020.
Trong khi số lượng tài khoản các các cá nhân trong nước tiếp tục tăng và xác lâp các kỷ lục mới, số lượng mở mới của tổ chức trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài không quá nổi bật. Các tổ chức trong nước mở thêm 190 tài khoản trong tháng 12, nâng tổng số tài khoản trên sàn chứng khoán lên con số 12.977.
Thị trường đón thêm gần 300 tài khoản nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và 8 tài khoản tổ chức nước ngoài, đều khiêm tốn hơn tháng liền trước. Tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại thời điểm 30/11 đạt 39.600 tài khoản.
Nguoi Viet ‘lao’ vao chung khoan… Tien dau nhieu the?-Hinh-2
 
Thị trường chứng khoán không chỉ hấp thụ dòng vốn tiết kiệm mà còn thể hiện trên dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán. Tính đến hết quý 3/2021, có đến 60 công ty chứng khoán hàng đầu có dư nợ cho vay đạt gần 154.000 tỷ đồng, cao kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Khép lại phiên cuối năm (31/12/2021), chỉ số VN-Index tăng 12,31 điểm (tương đương 0,83%) lên mức 1.498,28 điểm, mức kết năm cao nhất từ trước đến nay, với thanh khoản ở mức 31.000 tỷ đồng. So với đầu năm 2021, VN-Index tăng hơn 35% và lọt top 7 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất trên thế giới.
Số lượng tài khoản ngày càng gia tăng, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng đây là thông tin tích cực.
“Thứ nhất tỷ lệ nhà đầu tư đang có tài khoản, đã đầu tư chứng khoán trên tổng dân số Việt Nam tạm tính khoảng 4-5%, so với tỷ lệ ở các quốc gia lân cận vẫn là thấp (10-20%). Ở các nước phát triển đã dao động 30-50%/tổng dân số. Tôi tin xu hướng này còn tiếp diễn trong thời gian tới vì đây là kênh đầu tư chính thống, được pháp luật bảo vệ, thông tin minh bạch…
Với nhà đầu tư mở mới chắc chắn dòng tiền đổ vào thị trường còn lớn. Như đã đề cập, thống kê sơ bộ có khoảng 90.000 tỷ đồng tiền mặt đang nằm sẵn trong các công ty chứng khoán.
Với lượng mở mới tiếp tục trong những tháng cuối năm thì lượng tiền đổ vào thị trường sẽ khoảng vài chục nghìn tỷ. Với dòng tiền hoàn toàn mới và tích cực là điều tốt cho thị trường chứng khoán, cho những nhà đầu tư đang tham gia trên thị trường” - ông Phương cho hay.
Chứng khoán “nóng sốt”, liệu có tốt?
Nhiều chuyên gia nhắc đến dòng vốn này như là chất xúc tác đưa nhiều người tiếp cận với thị trường chứng khoán hơn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang được tiếp sức bằng dòng vốn “rẻ” to lớn chưa từng thấy trong lịch sử, hấp thụ hết lượng bán ròng của khối ngoại. Điều này là yếu tố chính giúp duy trì đà tăng nhất quán của thị trường từ đầu năm đến nay.
Trong thời gian gần đây dòng tiền trên thị trường đổ dồn vào các cổ phiếu nhỏ có xu hướng đầu cơ rất nhiều. Thực tế cho thấy diễn biến của dòng vốn trong thời gian tới sẽ tương đối khó lường khi rủi ro về lạm phát, bong bóng tài sản và nợ.
Về vấn đề này, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cũng cảnh báo rằng, trong khi các ngành sản xuất kinh doanh trì trệ, thì việc thị trường chứng khoán, bất động sản “sốt nóng” là tín hiệu không tốt. Trong khi, gốc của nền kinh tế là sản xuất kinh doanh, cho nên dòng tiền đổ vào các lĩnh vực này quá lớn sẽ làm giảm nguồn lực để phát triển kinh tế nói chung.
Bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây, đến nay trong cơn suy thoái vì dịch bệnh, nhiều người không khỏi nghi ngại nguy cơ bong bóng tài sản một lần nữa xuất hiện. Điều khó khăn trong lúc này là diễn biến dịch còn phức tạp, bất định và mọi dự báo chỉ nằm trên lý thuyết, nếu không có sự điều tiết thận trọng có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung.

Chứng khoán rơi vào "bão lửa": Nhà đầu tư nên làm gì?

Tâm lý hoang mang đang bao trùm thị trường chứng khoán khi VN-Index trải qua "ngày thứ Hai đen tối" và chỉ số giảm sâu nhất trong hơn một năm trở lại.

Chứng khoán rơi vào "bão lửa": Nhà đầu tư nên làm gì?

Chia sẻ với VTC News, chuyên gia chứng khoán Hoàng Việt Cường cho rằng tâm lý chán nản của nhà đầu tư, kết hợp với thông tin tiêu cực từ chứng khoán thế giới dẫn đến hành động bán tháo là những nguyên nhân chính kéo thị trường chứng khoán lao dốc. Trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro, bảo vệ tài sản, không tham lam “bắt đáy” bằng mọi giá và hạn chế sử dụng margin.

“Thị trường tăng mạnh, giảm sâu là bình thường. Nhà đầu tư cần bình tĩnh, tránh bị cuốn vào các tin đồn tiêu cực. Không vội vàng bán tháo hay "dò đáy bắt dao rơi". Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể chọn lọc mua vào cổ phiếu có triển vọng dài hạn, chờ các chỉ số hồi phục, nhưng nên ưu tiên quản trị rủi ro”, ông Cường nói.

Bộ Tài chính: Giám sát chặt tổ chức kinh doanh chứng khoán

Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo kỷ luật trên thị trường.

Bộ Tài chính: Giám sát chặt tổ chức kinh doanh chứng khoán

Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng nghiên cứu và triển khai kịp thời các giải pháp để hỗ trợ thị trường chứng khoán ổn định. Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ, triển khai các kế hoạch thanh, kiểm tra các công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trên thị trường.

Bộ Tài chính cho biết, sẽ khẩn trương thực hiện và rà soát vướng mắc, bất cập quy định pháp luật chứng khoán, từ Luật Chứng khoán tới các văn bản hướng dẫn; đồng thời, tiếp tục triển khai Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo đúng kế hoạch, cũng như triển khai Chiến lượng phát triển thị trường chứng khoán 2021 – 2030 khi được Chính phủ phê duyệt,…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.