Khuyến nghị phù hợp thị trường cho HT1 với giá mục tiêu 15.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì đánh giá PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho CTCP Xi măng VICEM Hà Tiên (HT1) trong khi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 5% xuống 15.500 đồng/CP chủ yếu do điều chỉnh giảm trung bình 5% lợi nhuận dự báo giai đoạn 2021-2025 và số dư tiền mặt thấp hơn vào cuối quý 1/2021.
LNST sau lợi ích CĐTS quý 1/2021 giảm 9% so với cùng kỳ đạt 95 tỷ đồng chủ yếu do biên LN gộp giảm mạnh YoY do HT1 giảm giá bán để hỗ trợ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ.
VCSC điều chỉnh giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 giảm 4% xuống 631 tỷ đồng (+ 4% YoY) do kỳ vọng sản lượng tiêu thụ sẽ phục hồi nhẹ từ năm 2020 trong khi tình hình cạnh tranh hiện tại và dư cung trong ngành xi măng sẽ tiếp tục khiến HT1 duy trì giá bán thấp và do đó gây áp lực lên biên LN gộp.
VCSC tiếp tục kỳ vọng rằng chi phí lãi vay giảm sẽ hỗ trợ LNST sau lợi ích CĐTS dự báo năm 2021 của HT1 do công ty sẽ thanh toán hết khoản nợ dài hạn còn lại trong năm.
Yếu tố hỗ trợ: Sản lượng bán hàng cao hơn dự kiến và tối ưu hóa chi phí sản xuất. Rủi ro: Chi phí đầu vào cao hơn dự kiến (như than và điện).
Cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên 3/6? |
Cân nhắc mua CEO tại mức 10.400 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): CEO đang hình thành nhịp hồi phục sau khi tích lũy trung hạn tại ngưỡng giá 9.5. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên trong các phiên giao dịch gần nhất.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku báo hiệu nhịp tăng giá trung hạn.
Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 10.4 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 12.5. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 9.5.
Khuyến nghị mua TLG với giá mục tiêu 47.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị MUA đối với CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) trong khi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 2% còn 47.000 đồng/CP do điều chỉnh giảm 10% LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 trong bối cảnh chi phí nhựa đầu vào cao được bù đắp phần lớn bởi tác động của tỷ lệ WACC thấp hơn do chi phí vốn chủ sở hữu thấp hơn cũng như chúng tôi cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến giữa năm 2022.
TLG báo cáo KQKD quý 1/2021 khả quan với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 85 tỷ đồng so với mức lỗ 20 tỷ đồng trong quý 1/2020, chủ yếu do 1) nhu cầu văn phòng phẩm phục hồi trong quý 1/2021 so với mức cơ sở thấp trong quý 1/2020 và 2) TLG tiếp tục hưởng lợi từ tồn kho nguyên liệu nhựa đầu vào giá rẻ.
VCSC giảm 10% LNST dự báo năm 2021 xuống còn 285 tỷ đồng (+19% YoY) khi 1) điều chỉnh giảm 6% dự báo doanh thu năm 2021 trong bối cảnh doanh thu từ phân phối sản phẩm thương mại thấp hơn dự kiến và 2) điều chỉnh giảm dự báo biên LN gộp do giá nhựa tăng mạnh vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021.
Duy trì quan điểm rằng KQKD TLG dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2021 - đặc biệt là khi cho rằng các tác động của dịch COVID-19 tại Việt Nam năm 2021 (cụ thể như thời gian đóng cửa trường học ngắn hơn, các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt chỉ áp dụng tại các khu vực có rủi ro cao thay vì áp dụng trên toàn quốc) sẽ ít nghiêm trọng hơn so với năm 2020.
Lợi thế cạnh tranh của TLG (như danh mục sản phẩm đa dạng, mạng lưới phân phối rộng khắp và liên thục thực hiện hoạt động R&D sản phẩm mới) sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng dài hạn của TLG.
VCSC cho rằng định giá của TLG là hấp dẫn với P/E dự phóng 2021/2022 lần lượt là 11,3 lần/ 8,8 lần so với mức trung bình P/E trung vị trượt 12 tháng của các công ty cùng ngành là 14,5 lần với mức tăng trưởng EPS dự phóng năm 2021/2022 là 19%/28% YoY cho TLG.
Rủi ro: Biên lợi nhuận thấp hơn dự kiến do chi phí nhựa cao; kéo dài thời gian đóng cửa trường học.