Khuyến nghị phù hợp BID với giá mục tiêu 41.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BID) đã công bố KQKD năm 2022 với tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) đạt 69,6 nghìn tỷ đồng (+11,4% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 18,2 nghìn tỷ đồng (+72,6% YoY), lần lượt hoàn thành 99,3% và 104,9% dự báo năm tài chính 2022.
Lợi nhuận tăng chủ yếu nhờ (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 19,7% YoY, (2) lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 65,6% YoY và (3) chi phí dự phòng giảm 18,6% YoY, bị ảnh hưởng một phần bởi thu nhập phí (NFI) ròng giảm 14,4% YoY, thu nhập ròng khác giảm 31,8% YoY và chi phí HĐKD (OPEX) tăng 15,8% YoY. LNST sau lợi ích CĐTS quý 4/2022 đạt 4,2 nghìn tỷ đồng (- 20,7% QoQ & +91,6% YoY).
Tăng trưởng tiền gửi được cải thiện trong quý 4/2022. BID ghi nhận tăng trưởng tiền gửi trong quý 4/2022 đạt 4,2% QoQ so với tăng trưởng tín dụng là 1,8% QoQ, trong đó cho vay khách hàng tăng 1,8% QoQ và dư nợ trái phiếu doanh nghiệp tăng 0,2% QoQ. Tăng trưởng tiền gửi năm 2022 đạt 6,8% so với tăng trưởng tín dụng là 12,1%.
NII 2022 phù hợp với kỳ vọng. Thu nhập ngoài lãi (NOII) thấp do NFI ròng và thu nhập ròng khác thấp hơn cũng như hoạt động đầu tư kém khả quan. Chi phí dự phòng năm 2022 giảm 18,6% YoY - xu hướng tương tự như tại VCB - hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận cao. Tỷ lệ nợ xấu của BID vẫn trong tầm kiểm soát; Tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng trong quý 4/2022.
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 3/2? |
Khuyến nghị mua DGW với giá mục tiêu 55.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): DGW đã công bố KQKD năm 2022, bao gồm doanh thu đạt 22,1 nghìn tỷ đồng (+5% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 684 tỷ đồng (+4% YoY), hoàn thành 96% và 100% dự báo cả năm. Doanh thu từ mảng ĐTDĐ thấp hơn kỳ vọng nhưng doanh thu từ mảng hàng tiêu dùng vượt kỳ vọng.
Trong quý 4/2022, doanh thu của DGW đạt 4,1 nghìn tỷ đồng (-48% YoY) với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 156 nghìn tỷ đồng (-52% YoY).
Doanh thu từ mảng ĐTDĐ (49% tổng doanh thu năm 2022) giảm 49% YoY trong quý 4/2022, nguyên nhân chủ yếu do (1) doanh số bán Xiaomi thấp cùng với (2) nguồn cung iPhone toàn cầu thiếu hụt do cam kết của Trung Quốc đối với các biện pháp zero-COVID trong khi quý 4/2021 là mức cơ sở so sánh cao cho doanh số bán iPhone của các nhà bán lẻ và nhà phân phối ĐTDĐ. Trong năm 2022, doanh thu từ mảng ĐTDĐ tăng 9% YoY nhờ doanh số bán iPhone vượt trội so với các thương hiệu khác tại Việt Nam.
Doanh thu laptop & máy tính bảng (32% tổng doanh thu năm 2022) giảm 64% YoY trong quý 4/2022 và giảm 11% YoY trong năm 2022 do nhu cầu giảm so với mức cơ sở cao trong nửa cuối năm 2021 khi nhu cầu làm việc từ xa tăng mạnh do các biện pháp giãn cách xã hội.
Trong quý 4/2022, doanh thu từ mảng thiết bị văn phòng giảm 2% YoY; tuy nhiên, doanh thu từ mảng hàng tiêu dùng tăng 47% YoY nhờ đóng góp mới từ các thương hiệu mới.
Biên lợi nhuận ròng quý 4/2022 đã tăng 3,8 điểm phần trăm YoY lên 11,5%, mà VCSC cho rằng một phần nhờ vào đóng góp lớn hơn từ tổng doanh thu của các danh mục mới nổi có biên lợi nhuận gộp khoảng 11%-15% như thiết bị gia dụng và hàng tiêu dùng, đã tăng 6 điểm phần trăm YoY lên 8% trong quý 4/2022. Biên lợi nhuận ròng năm 2022 của DGW đạt 3,1%, phù hợp với mục tiêu biên lợi nhuận ròng trung hạn của DGW là 3,0%.
Khuyến nghị khả quan GVR với giá mục tiêu 16.300 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) công bố KQKD quý 4/2022 với doanh thu giảm 7% YoY đạt 9 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS giảm 37% YoY đạt 912 tỷ đồng.
Doanh thu giảm chủ yếu do doanh thu mảng cao su tự nhiên (bao gồm mủ cao su và các sản phẩm làm từ cao su) và mảng chế biến gỗ giảm, trong khi lợi nhuận bị ảnh hưởng do biên lợi nhuận ròng giảm 4,8 điểm % YoY.
Trong năm 2022, doanh thu giảm 3% YoY đạt 25,3 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS giảm 8% YoY đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do mảng cao su tự nhiên kém tích cực và được bù đắp một phần nhờ thu nhập ròng khác tăng, chủ yếu là thu nhập từ bồi thường chuyển đổi đất cao su thành đất KCN.
GVR ghi nhận thu nhập bồi thường trị giá 757 tỷ đồng trong năm 2022, chủ yếu từ việc công ty con của GVR là CTCP Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) chuyển đối đất cho KCN Việt Nam Singapore (VSIP) III tại Bình Dương.
Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 lần lượt hoàn thành 100% và 97% dự báo cả năm. VCSC nhận thấy không có thay đổi đáng kể đối với dự báo năm 2023 do kỳ vọng thu nhập tài chính của GVR tăng từ việc thoái vốn sẽ bù đắp cho mức giảm trong thu nhập ròng khác, dù cần thêm đánh giá chi tiết.