Chứng khoán ngày 31/8: PNJ, VIB và MWG được khuyến nghị thế nào?

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu MWG, VIB và PNJ trong phiên ngày 31/8?

Chứng khoán ngày 31/8: PNJ, VIB và MWG được khuyến nghị thế nào?
PNJ (Khuyến nghị Mua): Lửa thử vàng
Chứng khoán KB Việt Nam: Kết thúc 2Q2023, PNJ đạt doanh thu thuần 6,663 tỷ đồng giảm 17.4% yoy do sức mua còn đang khá yếu hơn nữa thời điểm cùng kỳ bùng nổ sức mua cũng tạo ra mức nền cao. Biên LNG tăng nhẹ từ 17.8% lên 18% nhờ những nỗ lực tối ưu hàng hoá, tăng bán sản phẩm giá trị cao. LNST đạt 338 tỷ đồng giảm 8% yoy, luỹ kế nửa đầu năm 2023 PNJ đã hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận.
Doanh thu các mảng kinh doanh chính của PNJ đều giảm tương đối so với cùng kỳ. Mảng kinh doanh chính là bán lẻ trang sức chỉ đạt 3,919 tỷ (-21.3% yoy), mảng bán sỉ chỉ đạt 620 tỷ (-41.5% yoy), duy chỉ có mảng vàng miếng PNJ vẫn duy trì được doanh thu do đặc thù tài sản tích trữ giá trị. Mặc dù doanh thu bán lẻ giảm sút nhưng mảng bán sỉ giảm mạnh hơn nhiều cho thấy thị trường vàng gặp nhiều khó khăn và PNJ cũng đã phần nào chiếm được thị phần từ cửa hàng nhỏ lẻ.
KQKD các tháng gần đây của PNJ liên tục giảm mạnh phản ánh sức mua kém vào mùa thấp điểm. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực trong tháng 6 khi LNST lần đầu tăng trưởng dương kể từ đầu năm. Dự báo KQKD sẽ hồi phục vào thời điểm cuối năm nhờ (1) mùa cao điểm cưới, ngày lễ (2) sức mua hồi phục nhờ những chính sách kích cầu, hỗ trợ kinh tế.
Chúng tôi dự phóng KQKD năm 2023 của PNJ với doanh thu thuần đạt 31,939 tỷ đồng (-5.7% yoy), LNST đạt 1,838 tỷ đồng (+1.4% yoy). Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu 91,600 VND/cổ phiếu.
Chung khoan ngay 31/8: PNJ, VIB va MWG duoc khuyen nghi the nao?
 
VIB (Khuyến nghị Khả quan): Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2023
Chứng khoán VNDirect: Tăng trưởng tín dụng yếu trong môi trường lãi suất cao
Thu nhập lãi thuần (NII) Q2/23 tăng 19% svck nhờ (1) tín dụng tăng 5,2% svck và (2) NIM tăng 0,4 điểm % svck lên 4,9%. Mặc dù lãi suất tăng cao, VIB vẫn ghi nhận NIM cải thiện nhờ (1) tăng huy động tiền gửi ngân hàng (+41,3% svck) nhằm giảm chi phí vốn trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng giảm và (2) có lợi thế về đàm phán lãi suất với dư nợ cho vay bán lẻ chiểm 87% tổng dư nợ của VIB. Thu nhập ngoài lãi tăng 5,8% svck nhờ ghi nhận 9,8 tỷ đồng lãi ròng từ ngoại tệ trong Q2/23 (so với khoản lỗ 87,1 tỷ đồng trong Q2/22). Nhìn chung, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của VIB đạt 5.364 tỷ đồng, tăng 16,4% svck trong Q2/23.
Lợi nhuận bị xói mòn do làm dày bộ đệm dự phòng rủi ro nợ xấu
VIB chứng kiến CIR (tỷ lệ chi phí/ thu nhập) của Q2/23 giảm quý thứ 3 liên tiếp, giảm xuống 29,0% từ mức 31,8% trong Q1/23 nhờ tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trong Q2/23 (+8,8% sv quý trước) trong khi đó chi phí hoạt động giảm nhẹ 0,8% sv quý trước. Trong Q2/23, VIB đã nâng cao chất lượng tài sản và tăng cường bộ đệm dự phòng thông qua (1) xử lí 650 tỷ đồng nợ xấu (+1.026% svck) và (2) tăng trích lập dự phòng 136,7% svck và 28,7% sv quý trước. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trong Q2/23 giảm xuống còn 2,45% từ mức 2,6% trong quý trước và LLR tăng 1,1 điểm % sv quý trước lên 39,1%. Nhìn chung, LN ròng của VIB tăng 7,4% svck lên mức 2.358 tỷ đồng trong Q2/23.
NIM thu hẹp để tạo động lực tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2023
Chúng tôi kỳ vọng LN ròng của VIB trong nửa cuối năm 2023 sẽ đạt 4.700 tỷ đồng (+6,5% svck) nhờ (1) tăng trưởng tín dụng 2023 đạt 13% sv đầu năm, tăng tốc từ mức 0,8% sv đầu năm trong 6T23 nhờ môi trường lãi suất thấp và nhu cầu nhóm bán lẻ quay trở lại; (2) NIM giảm nhẹ 0,25 điểm % svck do VIB tập trung vào chiến lược tăng trưởng tín dụng (3) trích lập dự phòng tăng 32,6% svck nhằm làm dày bộ đệm dự phòng. Trong năm 2023, chúng tôi kì vọng LN ròng của VIB có thể đạt ~ 9.300 tỷ đồng (+9,3% svck) nhờ NIM và tăng trưởng tín dụng lần lượt đạt 4,7% và 13% sv đầu năm. Trong năm 2024, chúng tôi kì dự phóng LN ròng sẽ tăng lên ~ 11.200 tỷ đồng (+20,8%) do NIM duy trì như mức hiện tại và tín dụng tăng 18% sv đầu năm.
Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn 25.900 đồng
Chúng tôi điều chỉnh chi phí vốn từ 16,7% xuống 15,1% do giảm hệ số beta, lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro vì chênh lệch CDS của VN bị thu hẹp. Ngoài ra, chúng tôi giảm EPS năm 2023/24 xuống -3,0%/-0,7% với giả định rằng chi phí tín dụng có thể tăng 0,15 điểm %/0,04 điểm % sv dự báo trước đó nhằm phản ánh chiến lược tập trung tăng cường bộ đệm dự phòng. Vì vậy, chúng tôi nâng giá mục tiêu lên mức 25,900 đồng, tăng 9,7% sv mục tiêu trước đó của chúng tôi. Rủi ro tăng giá: NIM cải thiện tốt hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá (1) tăng trưởng tín dụng yếu hơn dự kiến (2) dự phòng nợ xấu cao hơn dự kiến.
MWG (Khuyến nghị Nắm giữ): Tiếp tục cuộc chiến giá
Chứng khoán KB Việt Nam: Kết thúc 2Q2023, MWG đạt doanh thu thuần 29,465 tỷ đồng giảm 14.2% yoy do sức mua đối với các sản phẩm không thiết yếu như ICT&CE vẫn còn khá thấp do ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô. Biên LNG giảm xuống 18.5% mức thấp nhất kể từ năm 2020, giảm 2.9 điểm phần trăm yoy. LNST đạt vỏn vẹn 17 tỷ, đây là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ khi công ty lên sàn.
Nhận thấy sức mua ICT&CE vẫn còn khá yếu, MWG tiếp tục thực hiện chiến lược giá rẻ cạnh tranh với các đối thủ khác. Mặc dù biên lợi nhuận giảm tuy nhiên tín hiệu tích cực là công ty đã đưa tỷ lệ hàng tồn kho về mức rất thấp, thị phần bán lẻ công nghệ đã tăng khoảng 5%, lượng tiền mặt của công ty cũng được đưa lên mức trên 1 tỷ USD, cao nhất kể từ khi thành lập.
BHX sau khoảng thời gian tái cơ cấu liên tục hoạt động hiệu quả, doanh thu tăng trưởng đều đặn qua các tháng mặc cho sức mua còn yếu. Doanh thu tăng trưởng từ nội tại chuỗi hoạt động tốt hơn (khách hàng cũ quay lại, thu hút khách hàng mới thể hiện ở số lượng hoá đơn tăng), mặc dù giá trị giỏ hàng chưa tăng do nhu cầu yếu. Công ty dự báo BHX sẽ đạt điểm hoà vốn vào cuối năm nay và bắt đầu đóng góp lợi nhuận kể từ năm sau.
Chúng tôi dự phóng KQKD năm 2023 của MWG với doanh thu thuần đạt 124,736 tỷ đồng (-6.5% yoy), LNST đạt 843 tỷ đồng (-79.5% yoy). Chúng tôi đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 54,900 VND/cổ phiếu.

Phiên 23/2: chứng khoán nhận định tiêu cực, dự thủng mốc 1.000 điểm?

Các công ty chứng khoán nhận định khá tiêu cực về phiên giao dịch 23/2 với mốc thủng có về 1.000 điểm.

Phiên 23/2:  chứng khoán nhận định tiêu cực, dự thủng mốc 1.000 điểm?
VN-Index kết phiên 22/2 giảm thêm giảm 28 điểm và rơi khỏi mốc 1.055 điểm; HNX-Index giảm 4,12 điểm và UPCoM-Index giảm 0,8 điểm. Thanh khoản trên cả 3 sàn tiếp tục tăng so với phiên trước - đạt 15.500 tỷ đồng

Chứng khoán ngày 29/5: SSI, MSN và LPB có nên đầu tư?

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu SSI, LPB và MSN trong ngày 29/5?

Chứng khoán ngày 29/5: SSI, MSN và LPB có nên đầu tư?
SSI (Khuyến nghị Mua): Tăng giả định thị phần môi giới chứng khoán

Thị trường chưa rõ xu hướng, nhà đầu tư cân nhắc bảo toàn lợi nhuận?

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận một phần để quản trị tối đa rủi ro trong ngắn hạn, nhất là khi thị trường vẫn đang rung lắc, biến động chưa rõ xu hướng ở vùng kháng cự ngắn hạn.

Thị trường chưa rõ xu hướng, nhà đầu tư cân nhắc bảo toàn lợi nhuận?

Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định cho tuần giao dịch từ 12-16/6, VN-Index ghi nhận áp lực bán và có dấu hiệu tạo đỉnh ngắn hạn trong tuần vừa qua sau khi tiếp cận khu vực điểm 1.115. Việc thanh khoản bán chủ động liên tục gia tăng vào những phiên cuối tuần đã khiến cho thị trường hụt hơi và không còn duy trì được nhịp tăng điểm, đảo chiều về quanh khu vực 1.100.

Về diễn biến cụ thể, VN-Index có được phiên giao dịch đầu tuần tăng điểm mở gap tích cực với sắc xanh lan tỏa ở tất cả các nhóm ngành giúp thị trường tiệm cận lại khu vực 1.100. Với sự hưng phấn và thanh khoản mua chủ động liên tục được cải thiện, VN-Index tiếp tục nối dài nhịp tăng lên vùng điểm 1.110. Tuy nhiên, áp lực chốt lời ngắn hạn liên tục xuất hiện sau đó đã khiến cho thị trường hụt hơi, đảo chiều và đóng cửa tuần tại 1.107.

Theo thống kê, trong tuần vừa qua, nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu thép và xây dựng có được sắc xanh lần lượt là 3,5% và 1,5%. Trái ngược với dòng tiền khối nội, khối ngoại đã chấm dứt đà bán và mua ròng trong phiên cuối tuần với thanh khoản 144 tỷ, tập trung mua VND, SSI, HDG. Kết tuần, VN-Index tăng 16,69 điểm, tương đương với 1,53% so với tuần trước.

Trong nước, giai đoạn này NHNN tiếp tục kiên trì với định hướng kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, tình hình tài chính suy giảm, khó đáp ứng được điều kiện tín dụng. Trên thị trường quốc tế, tuần tới, thị trường dành sự chú ý đến cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed khi khả năng tăng lãi suất trong các kỳ họp tới đây còn đang bỏ ngỏ.

Về góc nhìn kỹ thuật, VCBS phân tích, VN-Index kết tuần tạo nến dạng hammer nhờ lực cầu về gần cuối phiên. Xét về khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI có xu hướng tăng trở lại, tuy nhiên vẫn đang ở mức cao nên xác suất hình thành 2 đỉnh tạo phân kì âm đảo chiều ở vùng đỉnh vẫn cần được tính đến.

Theo lý thuyết Wyckoff, những phiên rung lắc tăng điểm mạnh ở vùng kháng cự vẫn có xác suất hình thành những phiên UTAD đảo chiều “Upthrust after distribution”.

VCBS vẫn giữ nguyên quan điểm, khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận một phần để quản trị tối đa rủi ro trong ngắn hạn, nhất là khi thị trường vẫn đang rung lắc, biến động chưa rõ xu hướng ở vùng kháng cự ngắn hạn.

Thi truong chua ro xu huong, nha dau tu can nhac bao toan loi nhuan?
 
VN-Index có thể hướng về mức 1.135 điểm

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.