Chứng khoán ngày 29/11: Cổ phiếu nào nên chú ý?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 29/11.

Khuyến nghị khả quan LPB với giá mục tiêu 28.400 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1,7% xuống 28.400 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB).

Giá mục tiêu thấp hơn chủ yếu xuất phát từ việc định giá thấp hơn theo phương pháp P/B mục tiêu do chúng tôi giảm P/B mục tiêu cho LPB từ 1,63 lần xuống 1,42 lần, điều này được bù đắp một phần bởi định giá cao hơn theo phương pháp thu nhập thặng dư, vốn được hỗ trợ bởi tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá của chúng tôi đến cuối năm 2022 mặc dù giảm 0,9% trong dự báo tổng LNST giai đoạn 2021-2025.

LNST dự báo năm 2021-2025 giảm là do (1) tổng thu nhập từ lãi (NII) giảm 0,2%, một phần là kết quả của giả định tăng trưởng tín dụng năm 2021 giảm 4 điểm % và (2) tổng mức tăng 5,7% trong chi phí dự phòng từ giả định cao hơn đối với chi phí dự phòng bổ sung phân bổ trong 3 năm cho các khoản vay được tái cơ cấu theo TT14 từ 2,1 nghìn tỷ đồng lên 2,4 nghìn tỷ đồng. Những khoản mục này được bù đắp một phần nhờ tỷ lệ thu nhập phí thuần (NFI) tăng tổng cộng 3,8%.

Chuyển giả định huy động vốn từ nhà đầu tư nước ngoài thông qua phát hành riêng lẻ 66,7 triệu cổ phiếu (tương đương 5,3% cổ phần sau phát hành) từ năm 2021 sang năm 2022 trong khi vẫn duy trì giả định rằng LPB sẽ sớm tham gia vào một thỏa thuận bancassurance độc quyền mới vào đầu năm 2022 sau khi hợp đồng 5 năm với Dai-ichi Life hết hạn.

Tuy nhiên, trong Báo cáo cập nhật này, VCSC giả định rằng LPB sẽ nhận và ghi nhận một nửa phí ứng trước từ hợp đồng bancassurance độc quyền mới vào năm 2022 và phần còn lại vào năm 2023 (so với giả định trước đây về việc ghi nhận toàn bộ phí ứng trước vào năm 2022). Ước tính cho tổng phí ứng trước là 1,9 nghìn tỷ đồng.

Rủi ro: (1) LPB không huy động được vốn cổ phần mới thông qua các đợt chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2022; (2) LPB không ký được hợp đồng bancassurance mới vào đầu năm 2022 để thay thế hợp đồng với Dai-ichi Life; (3) các PTO được nâng cấp không mang lại doanh thu như mong đợi.

Chung khoan ngay 29/11: Co phieu nao nen chu y?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 29/11?

Mở vị thế mua FCN tại mức giá 18.500 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): FCN đang hình thành xu hướng tăng giá tích cực từ ngưỡng 18.6. Thanh khoản cổ phiếu đang nằm tại ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá này. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, cho thấy tín hiệu vận động tích cực.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 18.5, chốt lãi tại ngưỡng 21.3 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 17.3.

Khuyến nghị mua KBC với giá mục tiêu 56.900 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh khuyến nghị của (KBC) xuống KHẢ QUAN từ MUA vào mặc dù đã nâng giá mục tiêu thêm 19% lên 56.900 đồng/CP. Giá cổ phiếu của KBC đã tăng 36% trong 3 tháng qua.

Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu là do (1) phát hành riêng lẻ thành công 100 triệu cổ phiếu với giá 34.096 đồng/CP vào tháng 10/2021 so với giả định trước đó là 30.000 đồng/CP, (2) tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến cuối năm 2022 và (3) dự báo về giá bán trung bình (ASP) cao hơn cho KĐT Tràng Cát tại Hải Phòng.

Điều chỉnh giảm 29% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021, chủ yếu là kéo dài giả định về việc bắt đầu ghi nhận doanh số bán đất KĐT cho KĐT Phúc Ninh đến năm 2022 so với dự báo trước đó là 2021. Điều chỉnh chủ yếu phản ánh việc phê duyệt bị trì hoãn đối với việc xác định tiền sử dụng đất của dự án KĐT này.

Trong giai đoạn 2022-2025, VCSC nâng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS lên 5,5% để phản ánh giả định giá bán trung bình cao hơn đối với KĐT Tràng Cát và giả định kéo dài về việc bắt đầu ghi nhận bán đất tại KĐT Phúc Ninh.

Dự báo doanh thu năm 2021 sẽ đạt 5,2 nghìn tỷ đồng (+142% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS là 1,1 nghìn tỷ đồng (+386% YoY), chủ yếu nhờ vào việc bán 157 ha đất KCN (+165% YoY) và 5,0 đất KĐT (+108% YoY).

Đối với năm 2022, VCSC dự báo doanh thu sẽ đạt 6,6 nghìn tỷ đồng (+27% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS 2,2 nghìn tỷ đồng (+98% YoY), mà chúng tôi kỳ vọng chủ yếu nhờ bán đất từ các KĐT Tràng Cát và Phúc Ninh, lần lượt chiếm 31% và 26% dự báo LNTT cả năm.

KBC là công ty hưởng lợi lớn từ sự chuyển dịch cơ cấu của ngành sản xuất toàn cầu sang Việt Nam và có thành tích thu hút các khách thuê lớn như LG, Foxconn, Luxshare, Canon và GoerTek. Ngoài ra, KBC đã gia tăng đầu tư phát triển KĐT khi nhắm đến mục tiêu công nghiệp hóa và đô thị hóa đang gia tăng xung quanh các cụm công nghiệp ở phía Bắc.

Rủi ro đối với quan điểm tích cực: Trì hoãn triển khai các dự án mới và/hoặc trì hoãn đầu tư từ các khách hàng tiềm năng; biến động vốn lưu động liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh ngoài cốt lõi.

Chứng khoán ngày 26/11: Cổ phiếu nào nên chú ý?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 26/11.

Khuyến nghị khả quan DRC với giá mục tiêu 37.700 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu thêm 0,8% lên 37.700 đồng/CP và duy trì đánh giá KHẢ QUAN đối với CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC).

Giá vàng hôm nay: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng trở lại

(Vietnamdaily) - Giá vàng hôm nay 27/11 bật tăng mạnh mẽ và chính thức chạm mốc 61 triệu đồng/lượng tại nhiều nơi. Trên thế giới, giá vàng cũng tăng do lo ngại về sự lây lan của biến thể COVID-19 mới.

Giá vàng thế giới hôm nay 27/11, tính đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.792 USD/ounce,  tăng 3 USD so với phiên giao dịch liền trước.
Theo giới phân tích, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) họp khẩn cấp về "siêu biến thể" mới COVID-19 đang lây lan tại Nam Phi khiến nhiều người lo ngại tăng trưởng kinh tế thế giới gặp khó khăn.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.