Chứng khoán ngày 27/6: Những cổ phiếu đáng chú ý

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu KBC, HAH và VHM trong phiên ngày 27/6?

HAH (Khuyến nghị Khả quan): Hướng đến những chuyển biến tích cực hơn

SSI Research: Công ty đặt kế hoạch NPATMI giảm 40% trong năm 2023 do ngành vận tải container đang trong chu kỳ đi xuống ở cả thị trường thế giới cũng như tại Việt Nam, dẫn đến giá cước thấp hơn đáng kể (giá giao ngay giảm 70% svck trong khi giá cho thuê tàu giảm 50% svck). Về khối lượng, công ty đặt kế hoạch cao hơn một chút ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh (vận tải biển, cảng và depot), nhờ công suất hoạt động cao hơn từ các tàu mới (3 tàu mới vào năm 2023) và các dịch vụ quốc tế mới (với liên doanh ZIM-Hải An và gần đây đã chính thức đổi tên thành Lotus Link).

Về đầu tư, công ty sẽ tiếp tục kế hoạch mở rộng đội tàu, cùng với việc nhận tàu Haian Rose từ cuối 2022, cũng như nhận 4 tàu feeder được đóng mới, mỗi quý một tàu từ Q4/2023 với tổng vốn đầu tư là 120 triệu USD. Khi kết thúc chu kỳ đầu tư này, HAH sẽ có một đội tàu gồm 15 tàu lớn hơn nhiều so với thời điểm trước COVID (7 tàu), và tiếp tục sở hữu đội tàu container lớn nhất trong nước, đồng thời công ty cũng đặt mục tiêu được xếp trong nhóm 100 Công ty vận tải container toàn cầu theo công suất hoạt động trong năm 2024.

Để tài trợ cho các khoản đầu tư này, công ty sẽ trích từ lợi nhuận giữ lại (dưới hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu 50% để tăng vốn điều lệ) và phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, cả hai phương án đều đã được ĐHCĐ thông qua. Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu dài hạn có kỳ hạn 5 năm, với lãi suất coupon tối đa là 6%/năm và với giá chuyển đổi không thấp hơn 1,1 lần giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu HAH tại thời điểm chuyển đổi (hiện tại, 1,1 lần giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu HAH là 37.000 đồng/cổ phiếu tính tại thời điểm cuối Q1/2023). Trái phiếu dự kiến phát hành vào năm 2023 hoặc 2024, tùy thuộc vào điều kiện thị trường và sự chấp thuận của cơ quan chức năng. 

Ngành vận tải container đã cải thiện đúng như kỳ vọng, quay trở lại trạng thái cân bằng hơn và chờ đợi sự phục hồi nhu cầu nhiều hơn. Về phía nguồn cung, chúng tôi nhận thấy các hãng tàu đều nỗ lực kiểm soát nguồn cung, giảm tốc độ tàu (tốc độ tàu trung bình giảm 5% svck trong 5T2023), tăng phá dỡ tàu (dữ liệu so với đầu năm cao hơn cả năm 2021 và 2022 cộng lại) dựa trên dữ liệu của Clarksons.

Việc cải thiện giá cho thuê tàu từ 15-20% so với mức đáy cũng cho thấy các hãng vận chuyển đang ở vị thế tốt hơn, vì chúng tôi nhận thấy công suất tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu sắp tới khi xử lý hàng tồn kho kết thúc và việc nhập hàng lại bắt đầu trong những tháng tới. Với những diễn biến này, chúng tôi nhận thấy triển vọng của HAH vào năm 2024 khả quan hơn so với trước đây, mặc dù chúng tôi không loại trừ rủi ro từ việc bổ sung công suất mới (khoảng 30% công suất đội tàu hiện tại) vào năm 2023 đến năm 2025, điều này có thể gây thêm áp lực cho giá cước và nhu cầu tàu. Trong năm 2023, chúng tôi đồng quan điểm với quan điểm của chúng tôi về triển vọng nửa cuối năm sẽ cải thiện tốt hơn và hiện tại chúng tôi ước tính NPATMI năm 2023 cao hơn khoảng 10% so với kế hoạch của công ty.

Cụ thể, chúng tôi duy trì giảm định cho năm 2023 và thay đổi một số giả định cho năm 2024 như sau:

Giá cho thuê tàu 1700 TEU trung bình giả định: đạt 19.500 USD/ngày trong năm 2023 và 16.000 USD/ngày trong năm 2024 (so với giả định trước đó là 12.000 USD/ngày vào năm 2024)

Cơ cấu đội tàu: 3 tàu nội địa và 12 tàu cho thuê định hạn. Giá cước giao ngay trung bình trong nước giảm 40% svck trong năm 2023 và +20% svck trong năm 2024. Sản lượng nội địa giảm 20% YoY svck trong 2023 và +8% svck trong năm 2024. Giá nhiên liệu giảm 25% svck trong năm 2023 và đi ngang trong năm 2024.

Chúng tôi kỳ vọng sản lượng nội địa sẽ phục hồi 8% svck trong năm 2024 do nhu cầu bên ngoài phục hồi, gián tiếp dẫn đến nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào và vận chuyển thành phẩm từ các cảng trung chuyển đến cảng nước sâu ở khu vực cảng Lạch Huyện và Cái Mép tăng cao hơn.

Nhìn chung, chúng tôi dự báo NPATMI của HAH sẽ giảm mạnh đạt 554 tỷ đồng (-33% svck) trong năm 2023 trước khi đi ngang ở mức 553 tỷ đồng (-0,2% svck) trong năm 2024. Kết quả NPATMI dựa trên giả định công suất tăng 40% (từ 4 tàu đóng mới) và giá cho thuê tàu bình quân thấp hơn, trong khi giá cho thuê nội địa và sản lượng được cải thiện so với cùng kỳ. 

Kể từ báo cáo gần đây nhất (với khuyến nghị KHẢ QUAN) giá cổ phiếu đã tăng 27%, điều này có thể nhận thấy triển vọng tích cực hơn trong những tháng tới đối với ngành, cũng như việc định giá lại cổ phiếu như chúng tôi đã kỳ vọng trong báo cáo trước. Ở mức giá hiện tại, HAH đang giao dịch với P/E dự phóng 2024 là 6x và P/B là 0,98x.

Do ngành vẫn đang trong giai đoạn đầu phục hồi, chúng tôi kỳ vọng các yếu tố cơ bản của ngành sẽ cải thiện hơn nữa trong những tháng tới (đơn đặt hàng cao hơn, giá cước giao ngay cao hơn...) sẽ giúp việc định giá lại cổ phiếu đối với toàn ngành. Với quan điểm đầu tư dài hạn, chúng tôi áp dụng P/E mục tiêu 2024 mới là 7x đối với cổ phiếu HAH, và đưa ra giá mục tiêu 1 năm mới là 52.900 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá khoảng 20%) và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN. Và các phiên giảm giá sẽ là cơ hội để tích lũy cổ phiếu.

Trong ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận Q2/2023 có thể vẫn thấp do thị trường giao ngay hiện tại vẫn chưa yếu, tuy nhiên điều này đã được thị trường kỳ vọng do đó tác động sẽ ít tiêu cực hơn đến giá cổ phiếu.

Rủi ro giảm đối với khuyến nghị của chúng tôi bao gồm giá dầu cao hơn và/hoặc nhu cầu và đơn hàng phục hồi chậm hơn so với giả định trong kịch bản cơ sở chúng tôi là phục hồi vào nửa cuối năm 2023.

VHM (Khuyến nghị Mua): Tăng trưởng vượt bậc

Chứng khoán Mirae Asset: Kết quả kinh doanh quý 1 vượt xa kỳ vọng

Quý 1/2023, Vinhomes ghi nhận doanh thu đạt hơn 29.3 nghìn tỷ đồng (+228% sv ck) từ việc bàn giao khoảng 2,600 căn hộ thấp tầng thuộc Ocean Park 2. Đây là quý có doanh thu cao thứ 2 trong lịch sử, chỉ đứng sau quý 4/2022. Đặc biệt, trong quý vừa qua Vinhomes cũng ghi nhận hơn 8,500 tỷ đồng từ việc bán sỉ một phần của 2 dự án Ocean Park 2 và 3. Nếu tính gộp cả doanh thu từ bán sỉ và bán lẻ, tổng doanh thu của VHM trong quý 1/2023 đạt hơn 37.8 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

Lợi nhuận sau thuế quý 1 đạt 11.9 nghìn tỷ (+162% sv ck), biên lợi nhuận gộp giảm chỉ còn 22.7% (so với 43.3% cùng kỳ năm trước) do hầu hết sản phẩm bàn giao trong quý 1/2023 đến từ phân khúc thấp tầng tại Ocean Park 2 theo thỏa thuận hợp tác kinh doanh (BCC).

Kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng

Tại ĐHCĐ thường niên 2023, ban lãnh đạo Vinhome đề ra mục tiêu 100,000 tỷ đồng doanh thu và 30,000 lợi nhuận sau thuế cho năm 2023, cao hơn lần lượt 60.3% và 2.9% so với kết quả kinh doanh 2022.

Trong năm nay, các phân khu còn lại của Ocean Park 2 và Ocean Park 3 sẽ là động lực chính cho tăng trưởng, bên cạnh một phần nhỏ của các dự án cũ Ocean Park, Smart City và Grand Park. Vinhomes dự kiến sẽ bán xong 2 dự án Ocean Park 2 và 3 trong 2023-2024. Doanh thu chưa thực hiện tính đến hết quý 1 đạt 92.7 nghìn tỷ đồng (+62.6% sv ck), là nguồn lực để Vinhomes duy trì doanh thu và lợi nhuận cao.

Ngoài ra, Vinhomes cũng đang chuẩn bị mở bán: 1) phân khúc thấp tầng tại 2 dự án mới là Vinhomes Cổ Loa Đông Anh và Vinhomes Wonder Park Đan Phượng; 2) nhà ở xã hội dưới thương hiệu Happy Homes trong nửa cuối năm nay tại 3 dự án tại Hải Phòng, Thanh Hóa và Quảng Trị, với tổng nguồn cung khoảng 8,100 căn hộ cao tầng và 100 căn hộ thấp tầng.

Để có nguồn vốn tài trợ cho các dự án kể trên, tổng dư nợ thuần của VHM đã tăng lên 31.2 nghìn tỷ đồng (+64% sv ck), tuy nhiên các chỉ số nợ vay như tỷ lệ thanh toán lãi vay (23.1 lần), tỷ lệ nợ thuần/vốn chủ (19.4%) vẫn trong mức kiểm soát. Trong năm nay, công ty có kế hoạch chào bán 10 nghìn tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với lãi suất tối đa 15%.

Khuyến nghị Mua, với giá mục tiêu là 72,200 đồng/cổ phiếu

TTM P/E của VHM đang giao dịch ở mức gần 7 lần, gần mức thấp nhất lịch sử. Vinhomes hiện đang là công ty bất động sản hàng đầu Việt Nam và sẽ hưởng lợi đáng kể trong xu hướng hồi phục của thị trường bất động sản.

Chung khoan ngay 27/6: Nhung co phieu dang chu y
 

KBC (Khuyến nghị Khả quan):

SSI Research: Công ty duy trì kế hoạch kinh doanh (đã được thông qua tại ĐHCĐ bất thường tổ chức vào tháng 12/2022) với 9 nghìn tỷ đồng doanh thu (+840% svck) và 4 nghìn tỷ đồng lợi nhuận ròng (+151% svck). Kế hoạch lạc quan này dựa trên kỳ vọng bàn giao: (i) 250 ha đất khu công nghiệp (phần lớn ở KCN Quảng Châu & Nam Sơn Hạp Lĩnh); và (ii) 10 ha đất đô thị (chủ yếu ở KĐT Phúc Ninh) trong năm nay.

Tai ĐHCĐ, ban lãnh cho biết công ty đã đạt được khoảng 70% kế hoạch cho thuê đất khu công nghiệp từ đầu năm đến nay, đây sẽ là động lực chính cho kết quả kinh doanh trong tương lai. Ngoài ra, với việc bàn giao 53 ha đất tại KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh (tại tỉnh Bắc Ninh) vào đầu tháng 5, lợi nhuận sau thuế quý 2 dự kiến đạt khoảng 1 nghìn tỷ đồng trong khi Q2/2022 Công ty ghi nhận khoản lỗ 323 tỷ đồng. Như vậy, trong nửa đầu năm 2023, KBC dự kiến đạt doanh thu và LNST lần lượt là 4,5 nghìn tỷ đồng (+315% svck) và 2 nghìn tỷ đồng (+899% svck). Nếu kết quả đúng như dự tính, KBC có thể hoàn thành 50% kế hoạch cả năm 2023. Mặc dù công ty khá tự tin trong việc ký kết hợp đồng cho thuê đất, chúng tôi lưu ý rằng vẫn có thể có rủi ro chậm giao đất do quá trình giải phóng mặt bằng và hoàn thiện thủ tục pháp lý có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến, và như vậy có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh.

Tại ĐHCĐ, ban lãnh đạo cũng cho biết KBC đang đàm phán với nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Nếu đàm phán thành công, công ty có thể cho thuê tổng diện tích ~194 ha tại KCN NSHL (Bắc Ninh), KCN Tràng Duệ (Hải Phòng) và cụm KCN ở Hưng Yên, và tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho KBC trong tương lai. 

KBC duy trì kế hoạch mua lại tối đa 50 triệu cổ phiếu (~6,5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) đã được thông qua trước đó tại ĐHCĐ bất thường tổ chức vào tháng 12/2022 và được điều chỉnh trong tháng 4/2023. Thời gian thực hiện dự kiến vào Q3/2023. Việc mua lại cổ phần được kỳ vọng sẽ giúp bảo vệ lợi ích của cổ đông, tuy nhiên vốn điều lệ sẽ bị giảm sau khi mua lại. Ngoài ra, việc mua lại cổ phần có thể ảnh hưởng đến dòng tiền của KBC. Do đó, ban lãnh đạo có thể cần xem xét nhu cầu vốn cho việc mở rộng quỹ đất và phát triển dự án trước khi thực hiện việc mua cổ phiếu quỹ này. 

KBC duy trì kế hoạch trả cổ tức tiền mặt 20% trên mệnh giá (tỷ suất cổ tức khoảng 6,9%) trong năm 2023. Với dòng tiền tích cực thu được từ khách hàng, kế hoạch này có thể sẽ được thực hiện trong năm như đã được phê duyệt. 

Tại ĐHCĐ, ban lãnh đạo cho biết đến ngày 22/6/2023, Công ty đã thanh toán toàn bộ số trái phiếu đang lưu hành (3,9 nghìn tỷ đồng tại thời điểm ngày 31/12/2022) do thu được lượng tiền mặt dồi dào từ các khách thuê lớn, giúp giảm bớt áp lực thanh toán nợ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ khả năng KBC sẽ cần huy động vốn để đẩy mạnh tiến độ đền bù tại các dự án sắp triển khai trong thời gian tới, đặc biệt là tại KCN Tràng Duệ 3 hoặc các dự án KCN tại Long An, vì đây được kỳ vọng sẽ là nguồn thu nhập chính từ năm 2024 sau khi các dự án đang hoạt động được cho thuê hết.

Ban lãnh đạo cũng cho biết KBC có thể có thêm quỹ đất (~150 ha) tại Bắc Ninh sau khi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung cho tỉnh Bắc Ninh vào cuối tháng 3. Đối với các dự án tại Hải Phòng (KCN Tràng Duệ 3 và Khu đô thị Tràng Cát), Công ty kỳ vọng đến tháng 8 năm nay, thủ tục pháp lý có thể có những chuyển biến tích cực rõ rệt hơn. Nếu diễn biến thuận lợi, KBC có thể bắt đầu cho thuê KCN Tràng Duệ 3 từ Q4/2023 hoặc Q1/2024. 

Nhìn chung, chúng tôi duy trì triển vọng tích cực đối với hoạt động kinh doanh KCN của KBC, nhờ dòng vốn FDI tiềm năng đổ vào các trung tâm KCN trọng điểm của Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Phòng, là những khu vực có các khu công nghiệp của Công ty đang hoạt động. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kỳ vọng rằng dòng tiền được cải thiện tốt và vị thế đòn bẩy thấp với tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu là 22% (tính tại thời điểm cuối Q1/2023) sẽ tạo dư địa đòn bẩy cho công ty khi cần (ví dụ: tạm ứng chi phí giải phóng mặt bằng tại các dự án sắp triển khai).

Như vậy, sau khi hủy kế hoạch phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu (đã được phê duyệt tại ĐHCĐ bất thường tổ chức vào tháng 12/2022), Công ty không có bất kỳ kế hoạch tăng vốn nào trong năm nay, mà chúng tôi cho là điểm tích cực.

Chúng tôi giữ nguyên ước tính LNST cho năm 2023 và 2024 lần lượt là 2,7 nghìn tỷ đồng (+66,5% svck) và 4 nghìn tỷ đồng (+51,3% svck). Tại mức giá 30.000 đồng/cổ phiếu, KBC giao dịch ở mức P/E 2023 và 2024 lần lượt là 8,9x và 5,9x.

Chúng tôi lưu ý rằng việc mua cổ phiếu quỹ chưa được chúng tôi đưa vào mô hình định giá, do chúng tôi cho rằng công ty sẽ ưu tiên dòng tiền cho việc phát triển các dự án mới. Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN và giá mục tiêu không đổi ở thời điểm hiện tại là 33.000 đồng/cổ phiếu.

Chủ tịch HBC: 89 đối tác đồng ý cấn trừ nợ 650 tỷ bằng cổ phiếu

(Vietnamdaily) - Đến ngày 23/6 đã có 89 nhà cung cấp và nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu cho HBC với giá trị 650 tỷ; hoàn nhập nợ ngắn hạn phải thu khó đòi lũy kế 2.059 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Lê Viết Hải vừa có tâm thư gửi cổ đông sau nhiều biến cố. 

Lần đầu lỗ lên đến 2.572 tỷ đồng, dự phòng cho các khoản nợ phải thu ngắn hạn khó đòi trên 2.059 tỷ đồng

Đổi Chủ tịch và Tổng giám đốc, HAH lên kế hoạch kinh doanh đi lùi

(Vietnamdaily) - CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) vừa thông qua việc bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc mới nhiệm kỳ 2023-2028. 

Cụ thể, ông Vũ Thanh Hải được bầu làm Chủ tịch HĐQT HAH nhiệm kỳ 2023-2028 thay thế ông Vũ Ngọc Sơn. Đồng thời, ông Nguyễn Ngọc Tuấn làm Tổng Giám đốc nhiệm kỳ 2023-2028 thay ông Hải.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.