Chứng khoán ngày 20/7: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 20/7.

Khuyến nghị mua NT2 với giá mục tiêu 28.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) đã công bố KQKD quý 2/2022 mạnh mẽ với LNST báo cáo đạt 365 tỷ đồng, cao hơn 15 lần so với quý 2/2021 do sản lượng điện thương phẩm phục hồi mạnh và giá trên thị trường phát điện cạnh tranh mạnh mẽ (CGM).

Những yếu tố này bù đắp cho giá khí cao và cạnh tranh gay gắt từ thủy điện và năng lượng tái tạo.

LNST 6 tháng đầu năm 2022 của NT2 đạt 525 tỷ đồng, gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 69% dự báo LNST báo cáo năm 2022. Ngoài ra, kết quả này đã hoàn thành 92% dự báo LNST điều chỉnh năm 2022 (không bao gồm 200 tỷ đồng bồi thường cho các khoản lỗ tỷ giá của EVN trong năm trước).

VCSC khuyến nghị mua NT2 với giá mục tiêu 28.000 đồng/cp.

Chung khoan ngay 20/7: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 20/7?

Khuyến nghị mua CTR với giá mục tiêu 94.600 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM) đã công bố KQKD quý 2/2022 với doanh thu và LNST lần lượt đạt 125 tỷ đồng và 51 tỷ đồng. Doanh thu tăng 10,4% YoY nhờ mức tăng sản lượng 5,7% YoY và giá nước thương phẩm tăng 5% YoY trong khi LNST tăng 5,0% YoY.

Sự chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận trong quý 2/2022 chủ yếu do chi phí khấu hao cao hơn từ các nhà máy nước mới (Dĩ An giai đoạn 3 và Bàu Bàng giai đoạn 2) cũng như trích lập dự phòng dành cho đầu tư tài chính.

LNST báo cáo 6 tháng đầu năm 2022 giảm 45,1% YoY do không có thu nhập cổ tức từ BWE; tuy nhiên, LNST từ mảng cung cấp nước tăng 14,7% YoY. VCSC lưu ý rằng công ty liên kết BWE của TDM đã tạm ứng cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt vào cuối năm 2021.

LNST 6 tháng đầu năm 2022 đạt 92 tỷ đồng và hoàn thành 43% dự báo cả năm. VCSC nhận thấy rủi ro giảm đối với dự báo LNST trong năm 2022 do trích lập dự phòng đầu tư tài chính và sản lượng nước thương phẩm thấp hơn dự kiến, dù cần thêm đánh giá chi tiết

VCSC khuyến nghị khả quan BWE với giá mục tiêu 39.900 đồng/cp.

Khuyến nghị mua IDC với giá mục tiêu 93.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): VCSC đã tham gia cuộc gặp gỡ NĐT và chuyến tham quan các dự án dành cho các chuyên viên phân tích lần đầu tiên được Tổng Công ty IDICO (IDC) tổ chức vào ngày 15/07/2022.

Chương trình chính của chuyến tham quan này là tham quan các dự án lớn của các khách hàng thuê của IDC (bao gồm POSCO, Heineken và Tập đoàn Hòa Phát, …) trong các dự án KCN của IDC tại Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) cũng như tham gia cuộc thảo luận của ban lãnh đạo công ty về các hoạt động kinh doanh và triển vọng của công ty.

Nhìn chung, chuyến tham quan này đã cung cấp các thông tin toàn diện về IDC, bao gồm các mảng kinh doanh chính và các dự án lớn của IDC. Ngoài ra, ban lãnh đạo cho thấy quan điểm tích cực đối với kế hoạch kinh doanh 5 năm của IDC, điều này tái khẳng định quan điểm tích cực của chúng tôi về công ty.

Doanh số bán đất KCN khả quan trong 6 tháng đầu năm 2022 - đang trên đà hoàn thành mục tiêu bán đất KCN cả năm của IDC là 160 ha. Ban lãnh đạo IDC cho biết ghi nhận doanh số từ KCN Nhơn Trạch 5 được hoàn thành vào quý 2/2022.

KQKD sơ bộ 6 tháng đầu năm 2022 khả quan. Kế hoạch tăng trưởng LNTT mạnh mẽ cho giai đoạn 2022-2026. Dự án KCN Tân Phước 1 sẽ được giấy phép đầu tư vào năm 2022. Mảng BĐS nhà ở sẽ là động lực tăng trưởng trong trung và dài hạn cho IDC. IDC được cấp phép phân phối điện tại KCN Hựu Thạnh.

VCSC khuyến nghị mua IDC với giá mục tiêu 93.200 đồng/cp.

Chứng khoán ngày 19/7: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 19/7

Khuyến nghị khả quan DRC với giá mục tiêu 32.900 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) đã công bố KQKD quý 2/2022 sơ bộ với doanh thu thuần đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (-4,8% YoY) và LNTT đạt 104 tỷ đồng (-21,8% YoY).

Lãi suất cho vay sẽ tăng đồng pha với lãi suất huy động?

(Vietnamdaily) - Mặt bằng lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ nhích tăng trong nửa cuối năm 2022 do lạm phát tăng trở lại khiến ngân hàng cần nâng lãi suất huy động để duy trì lãi thực dương đủ hấp dẫn và nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi.

Lãi suất huy động đã xuất hiện mức 8,8%/năm

6 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, duy trì nguồn vốn chi phí thấp tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế khôi phục trở lại.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính hết 30/06 mức tăng trưởng tín dụng đạt 9.35% (6 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 6.47%) cho thấy sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đã tăng lên khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã trở lại bình thường.

Tại thời điểm cuối tháng 6, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn, đặc biệt lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã giảm về gần mức nền thấp của năm 2021. Cụ thể lãi suất qua đêm, 1 tuần và 1 tháng thay đổi lần lượt là - 136 bps, -102 bps và -21 bps so với cuối tháng 3 - khi thanh khoản hệ thống căng thẳng nhất, điều này cho thấy thanh khoản hệ thống dồi dào hơn.

Trong khi đó, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng gần đây đã tăng lên nhiều, thậm chí đã có nhà băng nâng lên mức trên 8%/năm.

Cụ thể, Ngân hàng An Bình (ABBank) sẽ chính thức áp dụng mức lãi suất 8,8%/năm (lãi suất tham chiếu cho các khoản vay) đối với kỳ hạn 13 tháng từ ngày 20/7 tới.

Còn ở mức trên 7%/năm với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên xuất hiện ở khá nhiều ngân hàng như Ngân hàng Bảo Việt (BaoVietBank), Ngân hàng Xây Dựng (CBBank), Ngân hàng Đông Á (DongABank), Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank, KLB), Ngân hàng Quốc Dân (NCB), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng SCB...

Lai suat cho vay se tang dong pha voi lai suat huy dong?
 

Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ có xu hướng tăng đồng pha với lãi suất huy động

Theo Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), trong quý 2, mặt bằng lãi suất huy động có xu hướng tăng ở cả kỳ hạn ngắn và dài do thanh khoản các ngân hàng chịu nhiều áp lực khi nhu cầu tín dụng tăng cao, tuy nhiên tới tháng 6 đà tăng đã có phần chững lại khi tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại đã chạm mức trần tín dụng NHNN cấp cho đầu năm nên dư địa để các ngân hàng cho vay tiếp là không còn. Các ngân hàng nhỏ có mức tăng lãi suất huy động cao (dao động từ 0.5 - 1%), trong khi nhóm ngân hàng quốc doanh có mức biến động tương đối hẹp (< 0.5%). 

Trong kịch bản cơ sở lạm phát bình quân tăng 3.8% như nhận định ở trên và không có thêm cú sốc về giá dầu, KBSV cho rằng NHNN có dư địa để tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhưng với mức độ hạn chế hơn, trước áp lực lạm phát và tỷ giá (giữ nguyên các loại lãi suất điều hành ở mức thấp, và mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% - tương đương 2021), mà không buộc phải thắt chặt theo xu hướng chung của các NHTW toàn cầu.

KBSV đánh giá mặt bằng lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ nhích tăng trong nửa cuối năm 2022 do lạm phát tăng trở lại khiến ngân hàng cần nâng lãi suất huy động để duy trì lãi thực dương đủ hấp dẫn để duy trì tính cạnh tranh và nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi. Mức tăng nhiều khả năng sẽ tăng 0.5-1%, tương ứng với kịch bản cơ sở lạm phát tăng 3.8%.

Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ có xu hướng tăng đồng pha với lãi suất huy động. Tuy nhiên mức tăng sẽ ít hơn ở mức khoảng 0.4 – 0.7%, do Chính phủ tiếp tục chỉ đạo hệ thống ngân hàng chia sẻ khó khăn với các nhóm ngành chịu tác động bởi dịch bệnh.

Theo SSI Research, nhìn chung, quan điểm điều hành của NHNN vẫn tương đối thận trọng, trước áp lực lạm phát cũng như áp lực mất giá của VND. Với mức tăng trưởng tín dụng chỉ 14% trong năm 2022, chỉ có gần 500 nghìn tỷ đồng sẽ được giải ngân trong nửa cuối năm (so với mức gần 1 triệu tỷ đồng trong nửa đầu năm). Điều này giúp cải thiện mức chênh lệch giữa tín dụng – huy động vốn và từ đó giảm áp lực lên mặt bằng lãi suất huy động.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.