Khuyến nghị mua DRC giá mục tiêu 35.813 đồng/cp
CTCK Viẹtcombank (VCBS): Tình hình xuất khẩu của CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) được hưởng lợi khi trong cuộc điều tra mới nhất, cơ quan chống bán phá giá của Mỹ (DOC) đã có kết luật rất khả quan đối với thị trường Việt Nam thể hiện qua sản lượng xuất khẩu sang Mỹ và Brazil của DRC gia tăng nhanh chóng.
Cụ thể, sản lượng lốp radial xuất khẩu tăng mạnh lên mức 135.915 lốp (tăng 84% so với cùng kỳ và tăng 81% so với quý trước đó) – chiếm 81% sản lượng sản xuất của DRC tăng 5% so với cùng kỳ 2019. Còn với lốp bias, sản lượng xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Trong quá trình lốp radial đang là xu hướng sử dụng của hầu hết các thị trường phát triển trong đó có cả Việt Nam. DRC đang tìm hướng xuất khẩu sang các thị trường mà ở đó nhu cầu tiêu thụ bias vẫn còn lớn.
VCBS đánh giá đây là một chiến lược hợp lý của doanh nghiệp khi mà sản lượng kinh doanh Bias trong nước đang ngay càng sụt giảm do xu hướng radial hóa.
Nhờ sản lượng bán hàng tăng tốt cùng với thặng dư từ việc dự trữ hàng tồn kho giá thấp mà dòng tiền tự do của DRC trong hai quý gần nhất thể hiện sự tăng trưởng tốt.
Chú ý cổ phiếu nào phiên 20/4? |
Giá trị khoản tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn cũng gia tăng tương ứng. VCBS đánh giá, đây là thời điểm quan trọng để DRC gia tăng năng lực sản xuất nhanh nhất có thể để gia tăng thị phần tại thị trường Mỹ.
Với diện tích nhà xưởng và kho chứa sẵn có tại giai đoạn 1, DRC có thể dễ dàng gia tăng công suất bằng cách nhập khẩu máy móc và lắp ráp ngay tại phân xưởng cũ. Sản lượng xuất bán lốp radial đã đạt trên 103% công suất thiết kế trong quý 4/2020. Trong năm 2021, DRC dự tính chỉ đầu tư máy móc thiết bị để mở rộng công suất lên 1 triệu lốp/năm.
Thêm vào đó, tổng giá trị đầu tư dự kiến cho việc mở rộng công suất ước đạt 500 tỷ đồng cộng với việc DRC hiện đã trả xong toàn bộ nợ vay dài hạn. VCBS cho rằng DRC có thể dễ dàng tài trợ cho dự án này bằng khoản nợ vay 200 - 300 tỷ đồng mà không ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp.
Qua đó, VCBS khuyến nghị mua DRC với giá mục tiêu 35.813 đồng/cp.
Chốt lãi BMI tại mốc 32.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): BMI đang ở trong trạng thái tăng giá trở lại sau khi điều chỉnh ngắn hạn về quanh khu vực 25 vào cuối tháng trước. Thanh khoản giữ ở mức cao trong phiên 19/4 đã đẩy giá cổ phiếu đóng cửa tăng mạnh 5.05%, qua đó chính thức vượt qua ngưỡng kháng cự 28.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Mặc dù vậy, chỉ báo động lượng RSI vừa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể xuất hiện một nhịp tích lũy ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của BMI nằm tại khu vực xung quanh 28.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 32.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 27 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua LPB với giá mục tiêu 18.700 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Theo các nguồn truyền thông, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) công bố KQKD quý 1/2021 tích cực, bao gồm:
Tổng tài sản quý 1/2021 đạt 245 nghìn tỷ đồng (+1,18% YTD). Tiền gửi huy động quý 1/2021 từ khách hàng đạt 183 nghìn tỷ đồng (+2,91% YTD).
LNTT quý 1/2021 đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (+84,2% YoY – chiếm 39,6% dự báo cả năm), trong đó thu nhập phí ròng (NFI) đạt 162 tỷ đồng (+67,7% YoY – hoàn thành 20,9% dự báo cả năm).
Ngân hàng cũng cho biết kế hoạch LNTT 2021 đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (+31,9% YoY), hoàn thành 114,0% dự báo hiện tại.
VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng dự báo của chúng tôi và/hoặc giá mục tiêu cho LPB do KQKD quý 1/2021 tích cực, dù cần đánh giá chi tiết hơn khi báo cáo tài chính quý 1/2021 được công bố.
VCSC hiện có khuyến nghị MUA dành cho LPB với giá mục tiêu 18.700 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng -1,3%.