Khuyến nghị khả quan VHC với giá mục tiêu 68.500 đồng/cp
CTCK Bảo Việt (BVSC): BVSC đưa ra dự báo kết quả kinh doanh giai đoạn 2023-2024 cho CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC), với lợi nhuận ròng giảm nhẹ 1,3% so với năm trước đó xuống 304 tỷ đồng; doanh thu thuần chỉ đạt 5.274 tỷ đồng (tăng trưởng 2,8%).
BVSC kỳ vọng kết quả kinh doanh năm 2024 có sự phục hồi nhờ triển vọng vĩ mô toàn cầu cải thiện và nhà máy lốp radial Giai đoạn 3 đi vào hoạt động. Cụ thể, BVSC dự báo doanh thu thuần năm 2024 của DRC phục hồi 10,1% so với năm trước, đạt 5.804 tỷ đồng và lợi nhuận ròng tăng trưởng 11,0% lên 337 tỷ đồng.
Giá mục tiêu 1 năm theo phương pháp DCF (g = 1%; WACC = 14,8%) của BVSC là 24.250 đồng/cp (Upside: 13%), định giá DRC ở mức P/E 2023 hợp lý là 9,5x.
Giá cổ phiếu DRC đã hồi phục đáng kể 32,9% từ mức đáy kể từ Tháng 11/2022 so với mức hồi phục 20,9% của thị trường. Ở mức giá hiện tại, DRC đang giao dịch tại mức P/E forward là 8,4x (2023) và 10,3x (2024) so với mức trung bình 3 năm là 11,1x. Suất cổ tức dự báo ở mức hợp lý 7,0%.
Do triển vọng ngắn hạn có vẻ thách thức hơn, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư nên cân nhắc cổ phiếu này ngay khi hồ sơ rủi ro/lợi nhuận trở nên hấp dẫn hơn. Duy trì khuyến nghị Neutral.
Trong thời gian tới, BVSC cho rằng DRC có khả năng phục hồi nhanh hơn khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhờ DRC nằm ở nhóm các công ty phía trên của chuỗi giá trị. BVSC cũng ưa thích DRC trong dài hạn, nhờ vị thế dẫn đầu thị trường nội địa về hiệu quả và câu chuyện tăng trưởng nhờ mở rộng công suất.
Cuối năm mua cổ phiếu gì? |
Khuyến nghị mua TDM với giá mục tiêu 37.800 đồng/cp
CTCK Mirae Asset Việt Nam (MASVN): Dựa trên số liệu của Bộ Y Tế, IQVIA và IMS, ước tính thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2022 đạt doanh thu 6,25 tỷ USD (giảm 1% so với cùng kỳ). Trong đó, kênh nhà thuốc (OTC) và bệnh viện lần lượt đạt mức 1,8 tỷ USD (tăng 5,7%) và 4,4 tỷ USD (giảm 3,3%).
Ngược lại với các công ty phụ thuộc lớn vào kênh ETC bị ảnh hưởng bởi chính sách đấu thầu thuốc và áp lực chi phí nguyên liệu khiến biên lợi nhuận suy giảm, DHG vẫn tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận năm thứ ba liên tiếp nhờ sự dẫn dắt từ mảng OTC.
Đặc biệt, khi Covid-19 diễn ra, MASVN đánh giá CTCP Dược Hậu Giang (DHG) đã được hưởng lợi khi các dòng hạ sốt giảm đau như Hapacol, kháng sinh như Haginat & Klamentin được sử dụng rộng rãi. Kết hợp với lợi thế chuỗi phân phối rộng khắp (27,000 nhà thuốc toàn quốc/50% tổng số nhà thuốc), ước tính doanh thu mảng thuốc của DHG năm 2022 đạt 4.477 tỷ (tăng 11,8% so với năm trước). Trong đó, doanh thu dòng sản phẩm hạ sốt giảm đau ước đạt 1.074 tỷ đồng (tăng 16,7%), chiếm 24% tổng doanh thu 2022 (so với 20%/tổng doanh thu 2019).
Trong 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng (LNR) của DHG lần lượt đạt 3.722 tỷ đồng (tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước) và 752 tỷ đồng (tăng 24%). Việc kết thúc giãn cách xã hội, và những thay đổi tích cực trong chính sách bán hàng và quản trị đã giúp DHG tăng trưởng vượt 10% kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2022 chỉ trong 9 tháng năm 2022, dẫn dắt bởi hầu hết các dòng thuốc thị trường OTC và các hợp đồng OEM cho đối tác Nhật Bản.
MASVN cho rằng lợi thế về mặt công nghệ từ Taisho cũng như những thay đổi về chính sách quản trị đã giúp DHG đi ngược tình hình chung. Hiện tại trong hơn 300 dòng thuốc của DHG, đã có trên 100 sản phẩm sản xuất trên dây chuyền Japan-GMP. Giai đoạn 6 tháng cuối 2022 - quý IV/2024, DHG tiếp tục đầu tư thêm nhà máy EU/Japan-GMP với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng. MASVN cho rằng, đây chính là động lực tăng trưởng dài hạn cho DHG từ sau năm 2025.
Tuy nhiên, trong 2023-2024, chúng tôi cho rằng doanh thu thuần DHG sẽ khó tăng trưởng mạnh do nhà máy hiện hữu đã đạt trên 90% công suất. Dự phóng doanh thu thuần năm 2022F / 2023F lần lượt 4.477 tỷ đồng (tăng 11,8% so với năm trước) / 4.949 đồng (tăng 10,6%). Dự phóng lợi nhuận ròng của DHG trong năm 2022F/2023F lần lượt đạt 980 tỷ đồng (tăng trưởng 26,3%) /1.085 tỷ đồng (tăng trưởng 10,8%).
Với cơ cấu tài chính lành mạnh và triển vọng từ nhà máy Japan-GMP, MASVN duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu DHG với giá mục tiêu 107.900 đồng/CP (Upside: +24.9%) dựa trên phương pháp FCFE.
Khuyến nghị mua PC1 với giá mục tiêu 29.000 đồng/cp
CTCK Vietcombank (VCBS): PC1 được trực tiếp hưởng lợi từ quy hoạch điện (QHĐ) VIII. Theo đó, điện gió là nguồn năng lượng được ưu tiên phát triển mạnh nhất theo QHĐ VIII. Đây sẽ là cơ sở để PC1 mở rộng công suất NLTT lên đến 350 MW vào năm 2025.
Ngoài ra, PC1 còn được hưởng lợi nhờ nguồn vốn đầu tư lớn mỗi năm cho nguồn và lưới điện, lần lượt khoảng 9 - 12 tỷ đồng/năm và 1,5 - 1,6 tỷ đồng/năm.
VCBS cho biết, mảng khai khoáng của PC1 dự kiến sẽ sản xuất thành phẩm trong năm sau. Dự án khai thác Niken - Đồng vẫn đang đảm bảo tiến độ đề ra ban đầu với nguồn vốn đầu tư đạt 81% kế hoạch năm và dự kiến sẽ sản xuất thành phẩm vào quý 2/2023.
Với các yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá bán Niken trong dài hạn, VCBS ước tính dự án sẽ mang lại cho PC1 739 tỷ đồng doanh thu và 215 tỷ đồng lợi nhuậnG trong năm 2023.
Mảng bất động sản khu công nghiệp của PC1 sẽ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận vào năm sau. Dự án KCN Yên Phong II-A có thể bắt đầu cho thuê vào năm sau với giá cho thuê ước tính khoảng 150 USD/m2/chu kỳ thuê, VCBS ước tính PC1 sẽ ghi nhận khoảng 122 tỷ đồng lợi nhuận liên kết trong năm sau. Ngoài ra, doanh thu dịch vụ từ KCN Nomura Hải Phòng ước tính đạt 600 tỷ đồng/năm với biên lợi nhuận ròng ước tính khoảng 10%.
VCBS dự báo doanh thu thuần năm 2022 của PC1 có thể đạt 8.611 tỷ đồng, giảm 12,4% so với mức thực hiện năm 2021. Lợi nhuận sau thuế dự kiến ghi nhận 429 tỷ đồng, tương đương mức sụt giảm là 43,8%.
Sang năm 2023, VCBS dự phóng PC1 sẽ đạt doanh thu thuần 12.503 tỷ đồng, tăng trưởng 45,2% và lợi nhuận sau thuế đạt 865 tỷ đồng, tăng trưởng 101,4%.
Các dự báo này được VCBS đưa ra dựa trên giả định dự án khai thác Niken sẽ sản xuất thành phẩm vào quý 2/2023 với giá bán Niken giả định ở mức 22.000 USD/tấn; KCN Yên Phong II-A sẽ bắt đầu cho thuê trong năm sau với tỷ lệ lắp đầy ở mức 30%, mức giá cho thuê khoảng 150USD/m2/chu kỳ thuê và dự thảo QHĐ VIII sẽ được phê duyệt trong năm 2023.