Chứng khoán ngày 18/7: NKG và VLC khả quan trong khi GAS trung lập?

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu NKG, GAS và VLC trong phiên ngày 18/7?

NKG (Khuyến nghị Mua): Giá HRC đã tạo đáy, xu hướng phục hồi biên lợi nhuận gộp trong 6 tháng 2023 - 2024

Chứng khoán BSC: Trong Quý 2/2023, sản lượng tiêu thụ của NKG tăng 20-30% so quý trước chủ yếu nhờ xuất khẩu tốt. Dựa trên số liệu tháng 4 và tháng 5, BSC dự báo sản lượng tiêu thụ của HSG đạt 387.000 tấn (-7% yoy) và của NKG đạt 233.000 tấn (-10% yoy). So với quý 1, sản lượng tiêu thụ cải thiện 20% - 30% so quý trước đến từ 2 yếu tố:

▪ Xuất khẩu tăng 40-50% so quý trước. BSC cho rằng sự cải thiện các đơn hàng mang tính ngắn hạn/mùa vụ và đến từ việc các nhà máy thép tại EU, Mỹ cắt giảm sản lượng, gây ra tình trạng thiếu hụt thép trong ngắn hạn, và giúp các doanh nghiệp tôn mạ tại Việt Nam ghi nhận sản lượng xuất khẩu tốt trong Quý 2.

▪ Nội địa (HSG +13% QoQ, NKG -9% QoQ). So với NKG, sản lượng thép nội địa của HSG cải thiện mạnh mẽ hơn nhờ (1) sở hữu hệ thống đại lý lớn hơn, (2) tâm lý đại lý mua vào khi giá thép giảm về mức đáy.

Sang Quý 3.2023, BSC cho rằng sản lượng tiêu thụ tôn mạ giảm nhẹ do:

- Xuất khẩu giảm. Như đã phân tích kể trên, BSC cho rằng sự cải thiện đơn hàng mang tính ngắn hạn. Tại Tháng 5 – Tháng 6, qua trao đổi với đại lý tại Việt Nam và Ấn Độ, tình hình các đơn chào hàng đi Mỹ và EU yếu. BSC cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ trong nửa đầu Q3.2023. Tuy nhiên, BSC kỳ vọng mức độ giảm không quá lớn (-10-15% QoQ) do được hỗ trợ bởi sức mua của các đại lý trên toàn cầu khi thấy giá thép tạo đáy.

- Nội địa đi ngang. Theo diễn biến hằng năm, sản lượng tiêu thụ Quý 3 thường bị ảnh hưởng bởi mùa mưa. Tuy nhiên, BSC kỳ vọng sản lượng tiêu thụ nội địa trong Q3.2023 đi ngang, do (1) mức nền thấp của Quý 2, (2) nhu cầu phục hồi khi các dự án Bất động sản đang có dấu hiệu khởi động trở lại.

Trong Quý 2, giá tôn mạ -5% QoQ, thép ống giảm 3% QoQ. Nguyên nhân là do (1) sức cầu vẫn yếu, đồng thời (2) chi phí đầu vào giảm. Với việc giá HRC đã quay về mức đáy của tháng 11 năm 2022, BSC cho rằng giá tôn mạ, thép ống nói chung cũng đã tạo đáy trong tháng 6 – tháng 7.

Sang Quý 3, BSC kỳ vọng giá thép sẽ trong xu hướng tăng trở lại nhờ tâm lý mua vào đại lý khi giá thép tạo đáy.

Trong Quý 2.2023, biên lợi nhuận gộp kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện nhờ sản lượng tăng do các đơn hàng xuất khẩu khả quan, giúp giảm bớt áp lực chi phí cố định. So sánh với HSG, BSC kỳ vọng KQKD của NKG sẽ cải thiện mạnh mẽ hơn nhờ (1) tỷ trọng xuất khẩu cao hơn có giá bán tốt hơn, và (2) mức nền thấp của quý 1 khi doanh nghiệp không hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho.

BSC cho rằng giá HRC đã tạo đáy trong Tháng 6. Tính đến cuối T6.2023, giá HRC đã quay về mức 600 USD/tấn (CFR Việt Nam), tương đương với vùng giá đáy của tháng 11.2022. BSC cho rằng đây là vùng giá cân bằng của thị trường với các dấu hiệu sau:

1. Nguồn cung đã tạo đáy. Tính đến T6.2023, hàng tồn kho tại các nhà máy thép ở Trung Quốc ở mức 400 triệu tấn, tương đương với Quý 4.2022. Tương tự, tại Việt Nam, nguồn cung thép nhìn chung vẫn ở mức thấp do các nhà máy như HPG, POM đóng lò hàng loạt,. . . các nhà máy như HSG, NKG cắt giảm công suất mạnh vào cuối năm 2022.

2. Nguồn cầu cũng đã tạo đáy trong 1H.2023. Với việc lãi suất tại Việt Nam và các quốc gia lớn trên thế giới đã tạo đỉnh từ Quý 2.2023 – Quý 3.2023, BSC cho rằng sản lượng tiêu thụ thép nói chung cũng đã tạo đáy trong 1H.2023.

BSC đánh giá cả nguồn cung và nguồn cầu đều đang ở mức thấp nhất của chu kỳ thép 2020 – 2023. Do đó, BSC cho rằng giá HRC đã tạo đáy trong Tháng 6 và ít có khả năng sẽ tiếp tục giảm trong Quý 3.2023. Sang 2H.2023, BSC kỳ vọng giá HRC sẽ trong xu hướng tăng giá nhẹ nhờ sức mua vào của đại lý toàn câu quay lại khi thấy (1) Giá thép giảm về vùng đáy, và (2) Chính phú Trung Quốc, và Việt Nam đưa ra các chính sách hỗ trợ thị trường Bất động sản

Đối với triển vọng kinh doanh 2H. 2023, BSC cho rằng biên lợi nhuận gộp cải thiện sẽ là yếu tố dẫn dắt KQKD nhóm tôn mạ, trong khi sản lượng phục hồi chậm. BSC kỳ vọng biên lợi nhuận gộp cải thiện nhờ các yếu tố sau:

I. BSC cho rằng giá HRC đã tạo đáy vào Tháng 6, do đó, các doanh nghiệp tôn mạ có thể tích lũy hàng tồn kho với giá thấp hơn.

II. Xu hướng giá HRC tăng trở lại trong 2H.2023 nhờ sức mua vào của đại lý quay lại khi thấy (1) Giá thép giảm về vùng đáy, (2) Chính phú Trung Quốc đưa ra các chính sách hỗ trợ thị trường Bất động sản.

III. Trong khi đó, BSC cho rằng sản lượng tiêu thụ đã tạo đáy trong 1H.2023 và kỳ vọng sẽ phục hồi chậm trong 2H.2023, giúp giảm gánh nặng chi phí cố định. Với việc lãi suất tại Việt Nam và các quốc gia lớn trên thế giới đã tạo đỉnh từ Quý 2.2023 – Quý 3.2023, BSC cho rằng sản lượng tiêu thụ tôn mạ nói chung đã đạt đáy trong 1H.2023. BSC kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ sẽ phục hồi chậm trong 2H.2023 nhờ chính sách Bất động sản đảo chiều và lãi suất hạ nhiệt. (Chi tiết tại phần dưới).

Triển vọng 2024 kỳ vọng khả quan nhờ cả sản lượng và biên lợi nhuận gộp phục hồi khi sức mua quay lại. Trong năm 2024, BSC kỳ vọng sản lượng tiêu thụ của HSG và NKG + 10- 15% YoY nhờ:

(1) Tiêu thụ nội địa sẽ phục hồi vào năm 2024 nhờ Bất động sản đảo chiều.(1)Thứ nhất, Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ thị trường Bất động sản từ cuối Tháng 3 – tập trung gỡ 2 nút thắt lớn nhất là pháp lý và nguồn vốn tín dụng. (2) Thứ hai, mặt bằng lãi suất trong nước đã hạ nhiệt. BSC kỳ vọng điều này giúp cho các dự án được tái khởi động và mở bán trong 2H.2023 -2024. (Chi tiết Tham khảo Báo cáo Ngành Quý 2.2023). Do đó, BSC kỳ vọng tiêu thụ nội địa của HSG và NKG sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2024.

Xuất khẩu sẽ quay trở lại từ đầu năm 2024 khi lãi suất hạ nhiệt. Trong Quý 1.2023, mặt bằng lãi suất các quốc gia vẫn ở mức cao. Sang tháng 5, BSC nhận thấy một số quốc gia Châu Á bắt đầu chu kỳ hạ lãi suất như Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn như EU được dự báo sẽ đạt đỉnh lãi suất trong Quý 3. Do đó, BSC kỳ vọng xu hướng lãi suất hạ nhiệt sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trong Quý 3, từ đó giúp cho nhu cầu xuất khẩu thép có thể quay trở lại vào đầu Quý 1.2024.

Chung khoan ngay 18/7: NKG va VLC kha quan trong khi GAS trung lap?
 

VLC (Khuyến nghị Mua): Mảnh ghép trong lĩnh vực chăn nuôi của Vinamilk

Chứng khoán Mirae Asset: Sau khi Vinamilk (VNM) thâu tóm, VLC đang hoạt động như mô hình tập đoàn. Từng có vị thế là một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành chăn nuôi với sản phẩm chủ lực là sữa, các sản phẩm từ sữa và thịt gia súc (heo, bò). Từ tháng 12/2019, công ty chính thức hoạt động với tư cách thành viên của VNM, sau đó VLC bắt đầu giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp mạnh mẽ.

Đến thời điểm hiện tại VLC đã dừng hoạt động kinh doanh chăn nuôi và đang hoạt động theo mô hình tập đoàn, với vai trò là công ty mẹ quản lý hoạt động kinh doanh các mảng: (1) Kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa của MCM; (2) Chăn nuôi gia súc thông qua liên doanh là cty TNHH Chăn nuôi Việt Nhật và (3) Bất động sản với các dự án trên các lô đất văn phòng của công ty.

Hoạt động kinh doanh của VLC hiện tại đến từ mảng kinh doanh của MCM. Hoạt động chăn nuôi đã dừng 4-5 năm nay nên riêng VLC hiện tại chưa có sản phẩm trên thị trường, doanh thu năm 2022 và Q1/2023 hoàn toàn đến từ mảng kinh doanh sữa của MCM. Riêng mảng hoạt động này, chúng tôi nhận thấy hiểu quả kinh doanh đang cải thiện dần đêu từ năm 2020 sau khi MCM bắt đầu được VNM tiếp quản từ cuối 2019. Năm 2023 MCM đặt kế hoạch kinh doanh với 3.442 tỷ đồng doanh thu và 364 tỷ đồng LNST, tăng trưởng lần lượt 10% và 5% so với mức thực hiện năm 2022.

Mảng bò thịt sẽ là dấu ấn chuyển mình? Hiện Vilico đang triển khai Dự án bò thịt Vinabeef, liên doanh cùng Tập đoàn Sojitz (VLC chiếm 51%) trên tổng diện tích 75,6 ha tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Dự án có quy mô 3.000 tỷ đồng, dự kiến giai đoạn 1 cung cấp 10.000 tấn thịt bò mát mỗi năm và ước đạt doanh thu đến 2,550 tỷ đồng. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước đang vượt khả năng cung cấp của thị trường nội địa, do đó dự án có tính khả thi cao và sẽ giúp VLC có bước tăng trưởng vượt bậc từ 2024 trở đi.

Theo báo cáo của Fitch Solutions năm 2022, dự kiến giai đoạn 2022-2026, sức tiêu thụ thịt bò sẽ tăng trưởng hơn 13%, gấp đôi so với mức tăng trưởng của thịt heo. Đến năm 2026, Việt Nam sẽ cần hơn 420.000 tấn thịt bò, trong khi sản lượng thịt có thể đáp ứng ước tính chỉ hơn 270.000 tấn. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan năm 2022, Việt Nam nhập khẩu hơn 680.000 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá gần 1.5 tỷ USD.

Năm 2023, chúng tôi đánh giá VLC vẫn trong giai đoạn đầu tư nên nhìn chung doanh thu và LNST cũng tương ứng với phần vốn góp tại MCM. Theo đó VLC có thể ghi nhận 3.450 tỷ đồng doanh thu và 185 tỷ đồng LNST, EPS tương ứng đạt 1.073 đồng/cp, giá trị sổ sách cuối 2023 đạt 20.000 đ/cp.

Định giá: Sử dụng Phương pháp P/B để định giá VLC, chúng tôi kỳ vọng VLC sẽ có mức P/B đạt 1,1 lần trong, theo đó giá mục tiêu của VLC sẽ ở mức 22.000 đ/cp.

GAS (Khuyến nghị Trung lập): Lợi nhuận nửa đầu năm 2023 giảm từ mức đỉnh trong nửa đầu năm 2022

Chứng khoán SSI: Theo kết quả kinh doanh sơ bộ, doanh thu và lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2023 của GAS ước tính lần lượt đạt 45,8 nghìn tỷ đồng và 6,04 nghìn tỷ đồng, tương ứng với mức giảm lần lượt là -16% và -30% svck do giá dầu giảm, trong khi sản lượng tiêu thụ vẫn duy trì ổn định. Do đó, doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt giảm 11% và 51% svck trong Q2/2023 so với mức đỉnh trong nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng lợi nhuận ròng thực tế thường cao hơn so với ước tính sơ bộ khoảng 15-25%.

LNG Thị Vải: Ngày 10/7, GAS đã tiếp nhận tàu LNG đầu tiên từ Indonesia với khối lượng 70 nghìn tấn, do Shell cung cấp để chạy thử nghiệm cho Kho cảng LNG Thị Vải. LNG từ kho cảng có thể được phân phối cho khách hàng qua hệ thống đường ống (LNG được tái hóa khí và bơm vào đường ống Thị Vải – Phú Mỹ để cung cấp cho các khách hàng gần khu công nghiệp Phú Mỹ 3, Cái Mép và khu vực lân cận) hoặc vận chuyển qua xe bồn tới các khách hàng ở xa hệ thống đường ống. Công ty đã ký hợp đồng khung với nhiều nhà cung cấp LNG lớn đến từ Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Châu Á. Kho cảng LNG Thị Vải dự kiến sẽ cung cấp lượng khí hàng năm là 1,4 tỷ m3 khi đạt công suất tối đa, tương đương khoảng 18% sản lượng khí khô tiêu thụ hàng năm hiện tại của GAS. Theo ban lãnh đạo, dự án có thể mang lại khoảng 12-14 nghìn tỷ đồng doanh thu trong giai đoạn đầu và 35 nghìn tỷ đồng sau khi giai đoạn hai hoàn thành, giúp tăng gấp ba công suất của dự án lên 3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, ban lãnh đạo không kỳ vọng mảng LNG sẽ có tác động đáng kể đến lợi nhuận của công ty trong ngắn hạn.

Sơn Mỹ LNG: Ngày 11/7, tỉnh Bình Thuận đã trao quyết định chấp thuận đầu tư cho dự án kho cảng Sơn Mỹ LNG, trong đó GAS nắm giữ 61% cổ phần và AES của Mỹ nắm giữ 39% còn lại. Dự án có vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, giai đoạn 1 có công suất là 3,6 triệu tấn/năm, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2027-2028, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy điện Sơn Mỹ 1 và 2. Công suất của kho cảng Sơn Mỹ có thể mở rộng lên khoảng 6 - 10 triệu tấn/năm trong các giai đoạn tiếp theo.

Luận điểm đầu tư: GAS đang giao dịch với P/E 2024F là 15,5x. Chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu GAS và nâng giá mục tiêu 12 tháng lên 106.000 đồng/cổ phiếu (từ 103.000 đồng/cổ phiếu), dựa trên EPS năm 2024 (từ EPS 2023) và P/E mục tiêu 1 năm không đổi là 16,5x. Các rủi ro tăng/giảm chính đối với khuyến nghị của chúng tôi bao gồm: sản lượng tiêu thụ khí khô cao hơn/thấp hơn dự kiến; và giá nhiên liệu cao hơn/thấp hơn dự kiến.

Chứng khoán ngày 17/7: PHR trung lập, LPB và FPT được khuyến nghị mua

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu PHR, LPB và FPT trong phiên ngày 17/7?

PHR (Khuyến nghị Trung lập): Chuẩn bị chuyển đổi dài hạn

SSI Research: Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ do PHR tổ chức vào ngày 28/6/2023, dưới đây là một số nội dung chính từ cuộc họp:

Hai công ty con của Habeco báo lỗ và lãi đi lùi quý 2/2023

(Vietnamdaily) - Hai công ty con của Habeco công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023 với con số thua lỗ và lợi nhuận đi lùi.

CTCP Bia Hà Nội - Quảng Bình (UPCoM: BQB) công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với doanh thu thuần tăng khá 66% lên gần 14 tỷ đồng.

Giá vốn chiếm hơn 12 tỷ nên lãi gộp về 1,5 tỷ đồng, khả quan hơn mức lỗ gộp 71 triệu của cùng kỳ. Ghi nhận quý thứ 13 liên tiếp Bia Hà Nội - Quảng Bình chìm trong thua lỗ.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.