Khuyến nghị mua PNJ với giá mục tiêu 99.300 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua khi cho rằng CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ sau năm 2020 nhờ nhu cầu trang sức thời trang mạnh mẽ và vị thế dẫn đầu cải thiện của công ty sau khi các đối thủ nhỏ hơn gặp khó khăn do dịch COVID-19.
VCSC tăng giá mục tiêu thêm 4% lên 99.300 đồng/cp khi tăng dự báo LNST giai đoạn 2022-2025 thêm 2% nhờ biên lợi nhuận gộp mảng bán lẻ cao hơn dự kiến; tuy nhiên, giảm dự báo LNST năm 2021 thêm 3% do làn sóng dịch COVID-19 thứ ba gần đây tại Việt Nam và các chi phí liên quan đến việc nâng cấp cửa hàng.
VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) doanh thu mảng bán lẻ đạt 14% trong giai đoạn 2020-2023, được dẫn dắt bởi tăng trưởng doanh thu tại cửa hàng hiện hữu (SSSG) trong khoảng 5%-9% và dự phóng 30 cửa hàng vàng mới mỗi năm. Kỳ vọng lợi nhuận tiếp tục được hỗ trợ bởi cơ cấu sản phẩm và hiệu quả hoạt động cải thiện.
VCSC dự báo biên lợi nhuận gộp mảng bán lẻ sẽ tăng 1,1 điểm phần trăm YoY lên 31,9% trong năm 2021 sau khi chịu tác động tiêu cực do nhu cầu trang sức kim cương/đá quý thấp, vốn là sản phẩm có biên lợi nhuận cao trong quý 2-3/2020.
VCSC nhận thấy PEG 3 năm của PNJ ở mức 0,8 (dựa theo dự báo) là hấp dẫn.
Rủi ro: dịch COVID-19 tái bùng phát có thể ảnh hưởng nhu cầu tiêu thụ cũng như hoạt động của cửa hàng; mở mới cửa hàng chậm hơn dự kiến.
Chọn cổ phiếu nào phiên 15/3? |
Ngưỡng hỗ trợ của SHB nằm tại mốc 17.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): SHB đang ở trong trạng thái hồi phục sau khi đã có giai đoạn giảm mạnh trong nửa cuối tháng 1. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Phiên 12/3, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo động lượng RSI đang ở trên giá trị 50 nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của SHB nằm tại khu vực xung quanh 17. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 19.8, cắt lỗ nếu ngưỡng 16.3 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị phù hợp PVS với giá mục tiêu 20.900 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tăng giá mục tiêu cho Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) thêm 22% lên 20.900 đồng/cp khi:
1) tăng dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2025 thêm trung bình 6% và 2) chuyển sang áp dụng 100% mô hình định giá chiết khấu dòng tiền (DCF) thay vì áp dụng mô hình định giá DCF:P/E theo tỷ lệ 80:20 như trước đây.
Tuy nhiên, điều chỉnh khuyến nghị từ khả quan còn phù hợp thị trường khi giá cổ phiếu của PVS đã tăng khoảng 50% trong 3 tháng qua.
Mức điều chỉnh tăng khoảng 6% trong dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2025 chủ yếu đến từ lợi nhuận mảng Cơ khí Dầu khí (M&C) cao hơn. VCSC cũng tăng dự báo cổ tức tiền mặt thêm khoảng 43% lên 1.000 đồng/CP trong giai đoạn 2021-2022.
Kỳ vọng EPS cốt lõi năm 2021 sẽ giảm 24,1% YoY khi dự báo 1) lượng công việc mảng M&C thấp hơn, 2) khoản hoàn nhập dự phòng đảm bảo cho mảng M&C thấp hơn và 3) giá thuê ngày thấp hơn của FPSO Ruby II – dù đóng góp lợi nhuận từ FSO Sao Vàng – Đại Nguyệt (SV-ĐN).
Dù KQKD dự kiến ở mức thấp trong năm 2021, duy trì quan điểm tích cực cho triển vọng của PVS trong trung hạn khi công ty sẽ hưởng lợi chính từ sự phục hồi của ngành và cơ hội việc làm trong mảng LNG gia tăng.
VCSC kỳ vọng lợi nhuận sẽ phục hồi từ năm 2022 trở đi, đến từ lượng backlog tiềm năng của mảng M&C đạt 2,7 tỷ USD tính đến cuối năm 2021 và lợi nhuận ổn định từ mảng FSO.
Giá dầu tăng gần đây cho thấy rủi ro thanh lý hợp đồng của FPSO Lam Sơn thấp hơn. PVS có 8,5 nghìn tỷ đồng tiền mặt tại quỹ và tỷ lệ tiền mặt ròng/vốn chủ sở hữu đạt 60% tính đến cuối quý 4/2020, hỗ trợ việc gia tăng công suất và dự báo cổ tức tiền mặt/cổ phiếu dự phóng là 1.000 đồng trong giai đoạn 2021-2025.
VCSC cho rằng PVS hiện có định giá hợp lý tại P/E năm 2021 và 2022 lần lượt là 17,2 lần và 14,6 lần. Yếu tố hỗ trợ: cơ hội việc làm mới từ việc mở rộng công suất của trạm LNG Thị Vải.
Rủi ro: lượng công việc của mảng M&C thấp hơn dự kiến trong năm 2021.