Khuyến nghị khả quan cho FPT với giá mục tiêu 81.300 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh khuyến nghị cho CTCP FPT (FPT) từ mua thành khả quan dù tăng nhẹ giá mục tiêu thêm 5% lên 81.300 đồng/cp khi giá cổ phiếu FPT đã tăng 36% trong vòng 3 tháng qua.
VCSC tăng giá mục tiêu thêm 5% nhờ mức tăng 4% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2021-2023 khi tăng dự phóng cho mảng Xuất khẩu Phần mềm (XKPM), Giáo dục và CNTT trong nước.
FPT hiện được giao dịch tại P/E 3 năm hấp dẫn là 0,8, dựa theo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS dự phóng giai đoạn 2020-2023 là 21%, củng cố bởi mảng XKPM, Dịch vụ Viễn thông và Giáo dục.
VCSC cho rằng FPT sẽ hưởng các lợi ích hậu dịch COVID-19 khi Công nghệ thông tin (CNTT) – đặc biệt là chuyển đổi số (DX) – trở nên cần thiết hơn trong hoạt động, tính liên tục và chiến lược kinh doanh.
Ngoài ra, FPT Telecom có khả năng hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng cho giải trí tại nhà và trung tâm dữ liệu.
Rủi ro: cạnh tranh gay gắt trong mảng viễn thông đến từ cả phân khúc cố định và di động; dịch COVID-19 kéo dài tiếp tục ảnh hưởng chi tiêu CNTT toàn cầu.
Đầu tư mã cổ phiếu nào phiên 1/3? |
Ngưỡng hỗ trợ cho VCS nằm tại quanh mốc 83.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): VCS đang ở trong trạng thái tăng giá sau khi đã có giai đoạn giảm mạnh trong nửa cuối tháng 1. Thanh khoản cổ phiếu hiện đang duy trì giá trị ổn định.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Phiên 26/2, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo động lượng RSI đang ở trên giá trị 50 nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VCS nằm tại khu vực xung quanh 83. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 95, cắt lỗ nếu ngưỡng 79.8 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị khả quan cho PTB với giá mục tiêu 72.400 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh khuyến nghị từ mua còn khả quan cho CTCP Phú Tài (PTB) sau khi giá mục tiêu tăng 16% trong 3 tháng qua trong khi chúng tôi giảm giá mục tiêu thêm 6% còn 72.400 đồng/cp.
Do đó, VCSC giữ quan điểm tích cực cho danh mục mỏ đá lớn của PTB, triển vọng tích cực của mảng đá thạch anh mới và tăng trưởng dài hạn của ngành xuất khẩu gỗ nội thất của Việt Nam cũng như tỷ lệ sở hữu xe hơi trong nước.
VCSC giảm giá mục tiêu thêm 6% khi điều chỉnh giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2021-2023 7% chủ yếu do doanh thu mảng đá thấp hơn, một phần được hỗ trợ bởi dự báo doanh số mảng gỗ cao hơn.
Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi (không bao gồm BĐS) sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2020-2023 đạt 17% nhờ mảng đá phục hồi từ mức cơ sở thấp, đóng góp cao hơn từ mảng đá thạch anh và tăng trưởng xuất khẩu gỗ.
Trong khi đó, kỳ vọng dự án căn hộ của PTB sẽ hoàn thành tiến độ bàn giao lần lượt 50%/50% trong năm 2021/2022 (so với dự báo trước đây của chúng tôi là 75%/25%) và đóng góp 20%/17% trong tổng LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021/2022.
Giá mục tiêu tương ứng P/E cốt lõi dự phóng năm 2021 của PTB là 8,7 lần so với P/E trượt trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành là 11,6 lần. VCSC cho rằng mức P/E thấp hơn này là hợp lý do cơ cấu công ty đa ngành của PTB.
Rủi ro cho quan điểm tích cực: hoạt động xây dựng trong nước và đà tiêu thụ xe hơi chững lại do diễn biến vĩ mô bất lợi; mức thuế mới đối với gỗ nội thất Việt Nam; tiến độ triển khai mảng kinh doanh mới chậm (BĐS và đá thạch anh/quartz).