Chùm ảnh: Kỳ lạ hẻm “ông tiên” tặng quan tài ở Sài Gòn

Chùm ảnh: Kỳ lạ hẻm “ông tiên” tặng quan tài ở Sài Gòn

Hẻm "ông tiên" 96 đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận, TP HCM từ lâu xuất hiện rất nhiều dịch vụ miễn phí như đi xe ôm, bơm vá xe, uống trà đá, thậm chí có cả áo quan cho người chết.

Bước chân vào con  hẻm "ông tiên", nhiều người đến lần đầu sẽ ngạc nhiên khi thấy dòng chữ "áo quan miễn phí" cho những gia đình khó khăn.
Bước chân vào con hẻm "ông tiên", nhiều người đến lần đầu sẽ ngạc nhiên khi thấy dòng chữ "áo quan miễn phí" cho những gia đình khó khăn.
Ngay bên cạnh đó có một tủ thuốc y tế từ thiện gồm rất nhiều loại khác nhau.
Ngay bên cạnh đó có một tủ thuốc y tế từ thiện gồm rất nhiều loại khác nhau.
Ngoài tủ thuốc từ thiện, nơi đây còn luôn có một bình trà đá miễn phí. Mỗi bình trà đá tuy ở nơi khác chỉ mất 2.000 đồng nhưng đối với những người lao động nghèo thì đây lại là số tiền không hề nhỏ. Hàng ngày, họ chăm chỉ lao động, kiếm từng đồng bạc lẻ để gửi về quê phụ giúp gia đình.
Ngoài tủ thuốc từ thiện, nơi đây còn luôn có một bình trà đá miễn phí. Mỗi bình trà đá tuy ở nơi khác chỉ mất 2.000 đồng nhưng đối với những người lao động nghèo thì đây lại là số tiền không hề nhỏ. Hàng ngày, họ chăm chỉ lao động, kiếm từng đồng bạc lẻ để gửi về quê phụ giúp gia đình.
Chủ nhân của những hình ảnh đẹp ấy là ông Đỗ Văn Út (54 tuổi). Ông cũng là tác giả của hành động vá xe miễn phí đặt tại con hẻm Ông Tiên giữa đất Sài Gòn này.
Chủ nhân của những hình ảnh đẹp ấy là ông Đỗ Văn Út (54 tuổi). Ông cũng là tác giả của hành động vá xe miễn phí đặt tại con hẻm Ông Tiên giữa đất Sài Gòn này.
Tại con hẻm này, ông Út vá mỗi ruột xe chỉ với 10.000 đồng nhưng khi thấy người nghèo, sinh viên, hay người khuyết tật ông Út cùng một người bạn tên Phúc sẵn sàng vá xe miễn phí cho họ.
Tại con hẻm này, ông Út vá mỗi ruột xe chỉ với 10.000 đồng nhưng khi thấy người nghèo, sinh viên, hay người khuyết tật ông Út cùng một người bạn tên Phúc sẵn sàng vá xe miễn phí cho họ.
“Tôi cũng từng có thời gian nghèo khó sau một tai nạn, bán hết nhà cửa để chạy chữa và mưu sinh. Một thời gian trước, tôi nằm cả năm trời ở vỉa hè cạnh cái máy bơm xe. Vì vậy tôi hiểu được những nỗi nhọc nhằn của người nghèo", ông Út kể.
“Tôi cũng từng có thời gian nghèo khó sau một tai nạn, bán hết nhà cửa để chạy chữa và mưu sinh. Một thời gian trước, tôi nằm cả năm trời ở vỉa hè cạnh cái máy bơm xe. Vì vậy tôi hiểu được những nỗi nhọc nhằn của người nghèo", ông Út kể.
Hiện nay ông Út thuê một căn nhà 9 m2 ở sâu trong một con hẻm. Căn nhà nhỏ chứa tới cả vài chục chiếc bình đựng nước uống. Hằng ngày vợ ông ở nhà đun nước để sẵn cho ông mang đi. Ông chia sẻ, tiền điện hàng tháng đun nước bằng ấm siêu tốc có tháng lên tới cả 700.000 đồng vì mùa hè mọi người uống rất nhiều nước. Vợ ông ủng hộ và chỉ nói: "Ông còn sức làm được giúp ai thì cứ làm".
Hiện nay ông Út thuê một căn nhà 9 m2 ở sâu trong một con hẻm. Căn nhà nhỏ chứa tới cả vài chục chiếc bình đựng nước uống. Hằng ngày vợ ông ở nhà đun nước để sẵn cho ông mang đi. Ông chia sẻ, tiền điện hàng tháng đun nước bằng ấm siêu tốc có tháng lên tới cả 700.000 đồng vì mùa hè mọi người uống rất nhiều nước. Vợ ông ủng hộ và chỉ nói: "Ông còn sức làm được giúp ai thì cứ làm".
Ông chế trà xanh để mọi người qua lại uống cho giải nhiệt hơn nước lọc. Có ngày cao điểm người ta uống tới cả chục bình nước 5 lít.
Ông chế trà xanh để mọi người qua lại uống cho giải nhiệt hơn nước lọc. Có ngày cao điểm người ta uống tới cả chục bình nước 5 lít.
Để tiện cho việc tiếp cận và dễ nhìn thấy bình trà đá, ông Út đã đặt bình trà đá trước trụ điện trên lề đường. Khu vực kệ để bình trà đá luôn có sẵn 2 cái ly nước sạch sẽ, một thùng đựng nước dư thừa với dòng chữ "giữ gìn vệ sinh chung, xin đừng đổ ra đường". Một người đi qua cho biết mỗi ngày anh đều ghé uống nước. "Nhìn thấy bình nước đá lạnh miễn phí ở hẻm này tôi mừng lắm, nhẹ cả người, vậy là khỏi phải tốn tiền mua nước".
Để tiện cho việc tiếp cận và dễ nhìn thấy bình trà đá, ông Út đã đặt bình trà đá trước trụ điện trên lề đường. Khu vực kệ để bình trà đá luôn có sẵn 2 cái ly nước sạch sẽ, một thùng đựng nước dư thừa với dòng chữ "giữ gìn vệ sinh chung, xin đừng đổ ra đường". Một người đi qua cho biết mỗi ngày anh đều ghé uống nước. "Nhìn thấy bình nước đá lạnh miễn phí ở hẻm này tôi mừng lắm, nhẹ cả người, vậy là khỏi phải tốn tiền mua nước".
Góc làm việc của ông cùng người bạn toàn bình nước và dụng cụ vá sửa xe.
Góc làm việc của ông cùng người bạn toàn bình nước và dụng cụ vá sửa xe.
"Con hẻm nằm đối diện chợ Phú Nhuận nên hằng ngày có rất đông phương tiện giao thông qua lại. Vì thế, có nhiều trường hợp bị tai nạn, người thì trầy tay, xước chân, xây xát mặt mũi, người thì bị xỉu ngay tại chỗ. Những trường hợp như thế đều được mọi người dìu vào hẻm này sơ cứu, bôi thuốc sát trùng, cầm máu trước khi chuyển đến bệnh viện", ông tâm sự.
"Con hẻm nằm đối diện chợ Phú Nhuận nên hằng ngày có rất đông phương tiện giao thông qua lại. Vì thế, có nhiều trường hợp bị tai nạn, người thì trầy tay, xước chân, xây xát mặt mũi, người thì bị xỉu ngay tại chỗ. Những trường hợp như thế đều được mọi người dìu vào hẻm này sơ cứu, bôi thuốc sát trùng, cầm máu trước khi chuyển đến bệnh viện", ông tâm sự.
Ông Út chạy xe ôm và gắn liền với con hẻm này đã được hơn chục năm nay. Khách chở toàn là người quen. Nếu người nghèo thì chỉ lấy đủ tiền chi phí xăng dầu đi lại. Còn người tàn tật thì không lấy đồng nào, nhưng chủ yếu người ta biết đến ông là nhờ mai táng miễn phí.
Ông Út chạy xe ôm và gắn liền với con hẻm này đã được hơn chục năm nay. Khách chở toàn là người quen. Nếu người nghèo thì chỉ lấy đủ tiền chi phí xăng dầu đi lại. Còn người tàn tật thì không lấy đồng nào, nhưng chủ yếu người ta biết đến ông là nhờ mai táng miễn phí.
Cách đây 15 năm, mỗi lần ra đường ông chứng kiến bao nhiều cái chết thương tâm. Những người vô gia cư hay nghèo khó đến nỗi không thể mua một cái hòm để cho người chết. Vì chưa có điều kiện, anh Úc không ngại vất vả, đi vận động từng cơ sở trại hòm. Thấy được tấm lòng lương thiện của người đàn ông khắc khổ, nhiều cơ sở đồng ý giúp anh. Từ đó đến nay, anh cũng đã lo chuyện hậu sự cho hơn chục trường hợp. Đối với những người già neo đơn, hoàn cảnh khó khăn thì anh giúp đỡ họ bằng chiếc hòm, có khi đưa đi hỏa táng luôn. Với người vô gia cư, anh Úc lo từ đầu tới cuối, giúp họ sớm được siêu thoát.
Cách đây 15 năm, mỗi lần ra đường ông chứng kiến bao nhiều cái chết thương tâm. Những người vô gia cư hay nghèo khó đến nỗi không thể mua một cái hòm để cho người chết. Vì chưa có điều kiện, anh Úc không ngại vất vả, đi vận động từng cơ sở trại hòm. Thấy được tấm lòng lương thiện của người đàn ông khắc khổ, nhiều cơ sở đồng ý giúp anh. Từ đó đến nay, anh cũng đã lo chuyện hậu sự cho hơn chục trường hợp. Đối với những người già neo đơn, hoàn cảnh khó khăn thì anh giúp đỡ họ bằng chiếc hòm, có khi đưa đi hỏa táng luôn. Với người vô gia cư, anh Úc lo từ đầu tới cuối, giúp họ sớm được siêu thoát.
“Tôi không mưu lợi với việc làm này. Chỉ cố làm, giúp đỡ người kém may mắn hơn mình. Tôi làm từ thiện cốt để tâm hồn mình thanh thản và đem phúc đức cho con cháu sau này”, ông Út nói.
“Tôi không mưu lợi với việc làm này. Chỉ cố làm, giúp đỡ người kém may mắn hơn mình. Tôi làm từ thiện cốt để tâm hồn mình thanh thản và đem phúc đức cho con cháu sau này”, ông Út nói.
Hẻm 96 đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận, TP HCM được người dân gọi là Hẻm Ông Tiên. Nguồn: Google map.
Hẻm 96 đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận, TP HCM được người dân gọi là Hẻm Ông Tiên. Nguồn: Google map.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.