Chửi mắng, nói xấu: Nhân quả khó lường

Có nhiều người chỉ cần nghe chửi, hay bị ai đó nói bóng gió về bản thân là cảm thấy tức tối, phiền não… 

Để cho đệ tử của mình không vướng vào những chướng ngại này, đức Phật đã đưa ra các câu chuyện để chỉ dạy và hướng dẫn vượt qua.
Câu chuyện Bà La Môn chửi Phật
Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, các tu sĩ Bà La Môn ra đón đường chửi Phật vì thấy đệ tử theo Phật nhiều. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau chửi.
Tu sĩ Bà La Môn mắng chửi Phật mà Ngài không đón nhận những lời này.
Tu sĩ Bà La Môn mắng chửi Phật mà Ngài không đón nhận những lời này.
Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn lại hỏi:
– Cù-đàm có điếc không?...
– Ta không điếc.
– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
– Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
– Quà ấy về tôi chứ ai.
– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
“Có thai” với Phật
Sau khi thành đạo, Phật thuyết pháp làm cho vua quan, các nhà giàu có và dân chúng đều theo quy y Phật. Các ngoại đạo lép vế nên tìm cách hạ uy tín Phật.
Các người Bà La Môn đến nói với cô gái Chiến Già (Cinca Manavika) là tín đồ của họ. Hàng ngày cô trang điểm xinh đẹp, ôm bó hoa đi về hướng tịnh xá Kỳ Hoàn. Lúc Phật tử nghe pháp xong, trở về thấy cô xinh đẹp, có người hỏi cô đi đâu thì cô lặng thinh, mỉm cười, trông có vẻ bí mật.
Cô gái Chiến Già (Cinca Manavika) mắng chửi đức Phật và vu khống Ngài là người yêu, làm cô có thai.
Cô gái Chiến Già (Cinca Manavika) mắng chửi đức Phật và vu khống Ngài là người yêu, làm cô có thai.
Một tháng sau nữa thì cô trả lời thẳng thừng, rằng: “Tôi đến tịnh xá Kỳ Hoàn. Đức Thế Tôn là người yêu của tôi”. Khi cô đến trước cổng tịnh xá Kỳ Hoàn thì cô sẽ qua trụ xứ của ngoại đạo để nghỉ đêm.
Rồi một hôm, Phật đang thuyết pháp, cô nói 500 ông Bà La Môn đến.
Cô đứng lên cắt ngang lời Phật: “Lời đức Thế Tôn nói thì hay lắm nhưng việc làm của Ngài không tốt chút nào. Hôm nay em đã bụng mang dạ chửa mà đức Thế Tôn không ngó nghĩ gì hết. Nếu Ngài không làm gì thì giao em cho ông Cấp Cô Độc hay bà Tỳ Xá Khư lo liệu. Ngài thật là người bạc tình bạc nghĩa”.
Năm trăm ông Bà La Môn liền mắng chửi Phật thậm tệ.
Đức Phật hỏi: “Này, Chiến Già, ngươi nói thật hay là vu khống? Chuyện này chỉ có ta và ngươi biết mà thôi”.
Cô Chiến Già trả lời: “Việc này chỉ có em và Thế Tôn biết mà thôi”.
Đế Thích thấy việc dối trá tráo trở của ngoại đạo liền hóa ra bốn con chuột, leo lên mình cô, cắn các dây chằng phía trong. Một khúc gỗ tròn và một cái gối rớt xuống trước mặt mọi người.
Cô Chiến Già quá hổ thẹn, liền chạy, chạy mãi và rơi xuống hố mà chết. Năm trăm ông Bà La Môn cũng liền chuồn mất.
Cần hiểu rõ để khỏi ôm phiền não
Qua 2 câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy, những người Bà La Môn kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận nên không có vướng bận trong lòng. Còn những người như chúng ta, chỉ vì một lời nói bóng, nói gió thôi cũng lắng tai nghe, để rồi ôm buồn phiền vào người.
Sống ở trên đời cần hiểu được thị phi và tránh những điều này, không đón nhận nó cũng có nghĩa là sẽ không phiền não (Ảnh minh họa).
Sống ở trên đời cần hiểu được thị phi và tránh những điều này, không đón nhận nó cũng có nghĩa là sẽ không phiền não (Ảnh minh họa).
Như vậy mới thấy, đức Phật không chấp vào những lời cuồng dại của thế gian, còn chúng ta thì lại cứ ôm trong lòng để khổ đau triền miên.
Những người học Phật cần thấy được điều này mà tu tập theo gương của Ngài. Mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người đời đừng quan tâm, như thế mới được an vui.
Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau, chúng ta có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui. Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu.
Chứ không phải tu là cầu an suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài. Đó là tu chưa tiến.
Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai, thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không phải người trí.
Từ những điều này cho chúng ta thấy, cuộc đời có lắm thị phi. Mỗi con người cần phải tự nhận thức và thấu hiểu để vững bước trên con đường lập nghiệp hay hành đạo.

Hậu quả của việc nói xấu người khác

Gieo những hạt giống từ những hành vi tích cực ấy ở trong tâm thức của mình, chúng ta sẽ tạo nhân duyên cho những mối quan hệ hòa ái và cho sự thành tựu những mục đích tâm linh cũng như những mục đích trong cuộc sống đời thường.

“Tôi nguyện không nói lỗi lầm của người khác”. Trong truyền thống Phật giáo, đây là một trong những lời nguyện của Bồ tát. Đối với những vị tu sĩ thọ Cụ túc giới, một nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong lời phát nguyện là không nói lời phỉ báng. Điều này cũng được nhắc đến trong lời khuyên của Đức Phật đối với tất cả mọi người để tránh 10 bất thiện nghiệp, đó là bất thiện nghiệp thứ năm: nói những lời gây bất hòa, chia rẽ...

Dọn rác trong tâm

Nhân đầu mùa hạ, chư Tăng cấm túc an cư, nên chúng ta bàn đề tài này thấy thích hợp cho việc tu hành.

Trước nhất, chúng ta có câu chuyện Bàn Đặc là bào đệ của Châu Lợi Bàn Đà rất thông lợi và quản lý tinh xá, trong khi Bàn Đặc rất khờ, nên bị đại chúng xem thường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.