Chức năng của những đốm trắng phía trên mắt của cá voi sát thủ

Cá voi sát thủ có thể đạt chiều dài cơ thể tới 9,45 mét, nhưng đôi mắt của nó lại nhỏ đến mức chúng ta thậm chí có thể nghĩ rằng nó không có mắt nếu không nhìn cận cảnh.

Chức năng của những đốm trắng phía trên mắt của cá voi sát thủ

Nhiều người trong chúng ta có thể nghĩ rằng cá voi sát thủ không có mắt hoặc mắt của chúng chính là những đốm trắng trên đầu. Tuy nhiên mắt của chúng lại vô cùng nhỏ và nằm dưới đốm trắng phía trước. Đôi mắt này của chúng rất nhỏ, hoàn toàn không tương xứng với kích thước to lớn của cơ thể và đầu.

Vậy tại sao mắt của cá voi sát thủ lại nhỏ như vậy? Những đốm trắng lớn trên đầu của chúng có tác dụng gì?

 Cá voi sát thủ, còn gọi là cá heo đen lớn hay cá hổ kình là một loài cá heo thuộc phân bộ cá voi có răng, họ hàng là cá heo đại dương. Đây là phân loài cá voi lớn nhất trong họ. Ngoài ra chúng còn rất giỏi đe dọa các sinh vật khác, thậm chí còn dám cả gan bắt nạt cá mập trắng lớn được coi là hung thần đại dương.

Tại sao cá voi sát thủ lại có đôi mắt rất nhỏ?
Trên thực tế, không chỉ cá voi sát thủ, mà hầu như tất cả các loài cá voi đều có một đôi mắt nhỏ, không cân xứng với đầu và cơ thể, chẳng hạn như cá voi xanh, loài động vật lớn nhất còn tồn tại trên hành tinh, chúng có đôi mắt nhỏ đến mức gần như vô hình khi so với kích thước cơ thể.
Chuc nang cua nhung dom trang phia tren mat cua ca voi sat thu
 Cá voi xanh, còn gọi là cá ông là một loài cá voi thuộc về phân bộ Mysticeti. Dài 33,5 mét và nặng 200 tấn hay thậm chí hơn nữa, nó là động vật lớn nhất từng tồn tại và nặng nhất từng tồn tại. Cơ thể cá voi xanh dài và thon, có thể có màu hơi xanh-xám ở mặt lưng và sáng màu hơn ở mặt bụng.

 Là tổ tiên sớm nhất của động vật có vú biển, cá voi Pakicetus cổ đại đã bắt đầu tiến hóa cách đây 50 triệu năm. Khoảng 35 triệu năm trước, những loài động vật biển có vú nguyên thủy đã phát triển một đôi mắt có thể có tầm quan sát mạnh mẽ dưới nước.

 Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về mắt của cá voi, họ đã phát hiện ra một loại protein "rhodopsin", giúp cho mắt của cá voi có khả năng bắt ánh sáng tốt hơn khi dưới nước và giúp chúng có khả năng tìm kiếm con mồi dưới biển sâu. Rõ ràng là với khả năng nhìn dưới nước mạnh mẽ, cá voi sẽ phải tiến hóa để sở hữu đôi mắt to hơn để phát triển tiềm năng này.

 Tuy nhiên, đôi mắt của các loài cá voi lại rất nhỏ, và điều này có liên quan đến môi trường mà chúng sinh sống, năng lực thị giác mạnh mẽ để sinh tồn trong nước là quan trọng, nhưng thị lực mạnh mẽ với một đôi mắt to dưới nước lại có một lỗ hồng chết người. Ánh sáng sẽ tán xạ và khúc xạ trong nước, ngoài ra môi trường này cũng có rất nhiều tạp chất khác nhau và khoảng cách thị giác của các loài động vật trong nước cũng rất ngắn, và điều này không có lợi cho việc kiếm ăn của các loài động vật lớn như cá voi.

 Ngoài ra, phần lớn các loài cá voi đều sống theo bầy đàn, chúng có nhu cầu giao tiếp lớn, bởi vậy chúng cần một cơ quan không chỉ để định vị con mồi từ xa mà còn có thể giao tiếp với đồng loại. Vì vậy chúng đã phát triển hệ thống định vị bằng tiếng vang, cho phép chúng có thể "nhìn" thấy những nơi xa hơn, xác định được nhiều vật thể xung quanh hơn mà không cần tới mắt, đồng thời chúng cũng có thể giao tiếp được với đồng loại bằng hệ thống này.

 Cá voi tấm sừng phát triển khả năng định vị bằng âm thanh tần số thấp, trong khi đó các loài cá voi có răng phát triển khả năng định vị âm thanh tần số cao và những khả năng này không những được củng cố theo quá trình tiến hóa. Tuy nhiên cá voi có răng thường dựa vào trán để bắt âm thanh trong khi cá voi tấm sừng lại dựa vào tai để bắt âm thanh.

 Với một hệ thống "lợi hại" như vậy, đôi mắt của cá voi hiển nhiên sẽ không còn tác dụng, cho dù chúng có tiếp tục tiến hóa thì đôi mắt của cá voi vẫn bị môi trường hạn chế, nên so với các cơ quan khác, mắt của cá voi không còn được tiến hóa đáng kể theo thời gian. Đôi mắt của các loài cá voi nhỏ như vậy là do chúng đã tiến hóa những cơ quan khác để bù đắp những hạn chế của đôi mắt trong môi trường nước.

 Bí ẩn về những đốm trắng phía trên mắt của cá voi sát thủ

 Cá voi sát thủ có đôi mắt nhỏ, nhưng liền kề với mắt lại có đốm trắng lớn nên nhìn từ xa hai đốm mắt trắng này càng giống mắt của nó. Vậy đốm mắt này có tác dụng gì?

 Một số nhà khoa học tin rằng đốm trắng trên mắt cá voi thực chất là để bảo vệ mắt của chúng, mặc dù mắt của cá voi sát thủ không quan trọng bằng hệ thống định vị bằng tiếng vang nhưng nó cũng không thể thiếu.

Chức năng của những đốm trắng phía trên mắt của cá voi sát thủ ảnh 2

Mặc dù chúng sở hữu vẻ ngoài rất dễ thương nhưng chúng không phải là một loài động vật hiền lành, hơn thế nữa, chúng còn được coi là hung thần dưới đại dương.

Giả thuyết này nghe có vẻ hợp lý, nhưng không hoàn toàn đúng. Trước hết, cá voi sát thủ là loài động vật có vú biển có phạm vi phân bố rất rộng, xét theo cách phân loại khoa học hiện nay, cá voi sát thủ có thể được chia thành 4 loại (A,B,C,D), 4 loại cá voi sát thủ này nhìn chung có hình dáng giống nhau, nhưng lại có sự khác biệt lớn về các đốm mắt.

Thứ hai, sở thích săn mồi của 4 loại cá voi sát thủ này cũng rất khác nhau và hơn thế nữa, theo quan sát của các nhà sinh vật học, cá voi sát thủ có rất ít sẹo xung quanh các đốm mắt vì con mồi bị cá voi sát thủ tấn công thường là bị xé ra một cách nhanh chóng và hoàn toàn không có cơ hội tấn công vào vùng đầu, mắt của cá voi sát thủ.

Loài vật này còn được sở hữu chỉ số IQ cực cao và đủ sức đánh bại nhiều loài sinh vật trên hành tinh của chúng ta. Xét cho cùng, cá voi sát thủ hoàn toàn không phải là một sinh vật đơn giản.

Đốm mắt to của cá voi sát thủ để làm gì?

Vì đây là đặc điểm chung của tất cả các loài cá voi sát thủ nên chắc chắn nó phải có chức năng gì đó cần thiết cho sự tồn tại của cá voi sát thủ. Từ ổ sinh thái của loài vật này, các nhà sinh vật học cho rằng những đốm mắt có thể liên quan đến hoạt động săn mồi.

Về tổng thể, cá voi sát thủ có lưng màu đen và bụng màu trắng và đây là màu sắc có khả năng ngụy trang tốt trong môi trường nước. Ví dụ như khi cá voi sát thủ bơi phía trên, các loài động vật bên dưới có thể nhìn thấy bụng màu trắng của cá voi sát thủ hòa nhập với màu trắng của mặt biển, điều này cho phép cá voi sát thủ ẩn mình tốt hơn, từ đó tăng tỷ lệ thành công khi tiếp cận con mồi.

Khi cá voi sát thủ bơi ở giữa hoặc sâu dưới biển, sinh vật biển phía trên nhìn thấy tấm lưng màu đen của cá voi sát thủ, gần như hòa hợp với môi trường nước biển sâu có ánh sáng yếu ớt.

Đốm trắng lớn trên mắt cũng vậy, hãy nhìn vào một bên của cá voi sát thủ, khi cá voi sát thủ đến gần con mồi và con mồi ở cùng độ sâu với nó, cơ thể của chúng sẽ trở nên lốm đốm hơn trong mắt con mồi, và con mồi không dễ phán đoán kích thước của cá voi sát thủ (hầu hết các sinh vật biển sinh vật chỉ có tầm nhìn đen trắng).

Cực kỳ thông minh, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt

Cá voi Beluga là một trong những động vật thông minh nhất đại dương.

Cực kỳ thông minh, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt
Cá voi Beluga, còn được gọi là cá voi trắng, là một trong những loài cá voi nhỏ nhất thế giới động vật. Chúng sở hữu làn da trắng mịn đặc trưng, cùng cái đầu với chiếc "trán bướng" kinh điển giúp chúng có ngoại hình không thể bị nhầm lẫn.

Nóng: Cá voi "gây sốt" ở biển Bình Định không phải cá voi xanh

Mới đây, Tổ chức Sinh vật biển Marine Life Vietnam đã lên tiếng xác nhận cá voi xuất hiện tại Đề Gi – Bình Định trong thời gian gần đây không phải cá voi xanh mà là loài cá voi Bryde.

Nóng: Cá voi "gây sốt" ở biển Bình Định không phải cá voi xanh
Nong: Ca voi
 Gần 1 tháng nay, hình ảnh cá voi di cư theo đàn và tìm kiếm thức ăn liên tục xuất hiện ven biển Đề Gi, Bình Định đã khiến dư luận vô cùng thich thú vì đây là hình ảnh hiếm thấy. 

Cá voi sát thủ chơi đùa cùng cá mặt trời

Được ghi hình tại ngoài khơi bờ biển ở Mexico, Cristobal Alvarez đã cho chúng ta thấy một bộ mặt khác của loài cá voi sát thủ - một kẻ săn mồi đỉnh cao ngoài đại dương.

Cá voi sát thủ chơi đùa cùng cá mặt trời

Cá voi sát thủ có tên khoa học là "Orcinus orca" hay còn được gọi là cá hổ kình, săn mọi thứ từ cá đến hải cẩu, sư tử biển, chim cánh cụt, mực, rùa biển, cá mập và thậm chí cả các loài cá voi khác đều nằm trong thực đơn của chúng.

Tùy thuộc vào mùa và nơi sinh sống, chế độ ăn uống của chúng cũng thay đổi – một số ăn nhiều cá và mực, những số khác chủ yếu ăn hải cẩu và chim cánh cụt. Nhưng ở bất cứ đại dương nào trên thế giới thì một con cá voi cỡ trung bình có thể tiêu thụ khoảng 227 kg thức ăn mỗi ngày!

Đọc nhiều nhất

Tin mới