Chưa có công nghệ nhận dạng vân tay, vì sao người xưa vẫn điểm chỉ vào văn bản?

Công nghệ nhận dạng vân tay là một công nghệ của thời hiện đại nhưng có thể thấy từ thời cổ đại người xưa vẫn điểm chỉ vào các văn bản.

Thời nay chúng ta quá hiểu dấu vân tay có vai trò thế nào. Xác suất trùng vân tay của mỗi người chỉ khoảng 1/15 tỷ. Vậy nên người ta quan niệm vân tay là thẻ minh chứng thân phận của một người.

Nếu xem các bộ phim cổ trang bạn sẽ thấy khi phải ký vào các loại giấy tờ người ta sẽ dùng dấu vân tay. Trên thực tế từ hàng nghìn năm trước người Trung Quốc cổ đại đã thành thạo “kỹ năng nhận dạng dấu vân tay” nhưng với một cách thức khác hiện tại.

Sử dụng dấu vân tay thay cho chữ viết

Vào thời phong kiến, tỷ lệ người mỳ chữ là rất cao. Nhiều người thậm chí còn không biết cách viết tên mình. Ban đầu, người ta sử dụng hình vẽ làm công cụ định dạng danh tính. Mọi người sẽ được yêu cầu vẽ hình tròn hoặc chữ thập. Sau này, người ta nhận ra mọi người đều vẽ chữ thập và hình tròn giống nhau nên không thể phân biệt và xác định được hình vẽ này là của ai.

Để tránh trường hợp không phân biệt được người ta sử dụng dấu vân tay để nhận dạng danh tính bởi dấu vân tay là đặc điểm cố hữu của con người.

Chua co cong nghe nhan dang van tay, vi sao nguoi xua van diem chi vao van ban?

Dùng để đối chiếu

Sau khi ấn tay vào tờ giấy, những đường vân sẽ in lại trên tờ giấy đó. Khi cần, người ta chỉ cần lấy dấu vân tay thêm một lần nữa và đối chiếu với cái trước đó.

Vì dấu vân tay là thứ không thể làm giả nên người xưa rất tin vào nó. Khi chưa có công nghệ hiện đại, dấu vân tay chỉ được nhận biết đơn giản bằng mắt thường bởi đội ngũ kỹ thuật chuyên nhận dạng dấu vân tay. Tuy nhiên, do các đường vân tay quá mịn, khó phân biệt nên người xưa đã ghi lại các đặc điểm của vân tay, điểm trung tâm hoặc điểm phân đôi và sử dụng những điểm khác biệt này để nhận biết đâu là dấu vân tay của tội phạm. Tuy rằng kỹ thuật này còn thô sơ, nhưng xét từ kết quả giám định thì đây vẫn là phương pháp cho kết quả chính xác nhất.

Dùng để bảo mật thông tin

Thời xưa, các dữ liệu bí mật thường được viết trên các phiến tre. Sau khi viết xong, chúng sẽ được cuộn lại và niêm phong bằng đất thó có ấn dấu vân tay của người thảo. Nếu có bất cứ ai trộm, chắc chắn dấu vân tay đó sẽ bị hỏng. Lúc đó, kẻ xem trộm sẽ phải làm một dấu ấn vân tay khác để giả mạo.

Tuy nhiên, vì vân tay mỗi người đều khác nhau, cho nên nếu tinh ý sẽ nhận ra sự không bình thường.

Giai thoại về loài hồ ly 9 đuôi đáng sợ nhất thời cổ đại

Theo giai thoại thời xưa, cáo chín đuôi - cửu vĩ hồ ly có khả năng biến hóa khôn lường. Đặc biệt, chúng có thể hóa thành dạng người và thường là những cô gái đẹp vô cùng xinh đẹp, thông minh, có sức quyến rũ kì lạ...

Giai thoai ve loai ho ly 9 duoi dang so nhat thoi co dai
Cáo chín đuôi hay Cửu vĩ Hồ ly là một loài yêu quái nổi tiếng trong văn hóa dân gian của các nước Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản. Theo chuyện kể dân gian, chúng là những con cáo sống lâu, hấp thụ tinh hoa trời đất để thành tinh.
Giai thoai ve loai ho ly 9 duoi dang so nhat thoi co dai-Hinh-2
Những con cáo thành tinh tu luyện 100 năm thì ba cái đuôi sẽ mọc, tu luyện 1.000 năm thì có sáu đuôi, và mất hàng nghìn năm nữa thì chúng đạt cảnh giới cao nhất là có chín đuôi.

Những cách kiểm tra trinh tiết vô căn cứ ở thời cổ đại

Thời xưa, các bà mối xem tướng lông mày và "thủ cung sa" để xác định phụ nữ còn trinh tiết trước khi cưới hay không.

Thời cổ đại, xã hội phong kiến coi trọng công dung ngôn hạnh của người phụ nữ, trong đó trinh tiết được đánh giá là thứ quý giá nhất của người phụ nữ. Nhìn chung, phụ nữ không được quan hệ tình dục trước khi hôn nhân. Nếu vi phạm, không những không có người đàn ông nào muốn cưới mà cả gia đình cũng chịu hổ thẹn, nhục nhã cùng.

Đối với vấn đề này, thời xa xưa, mỗi đám cưới đều có người mai mối chịu trách nhiệm dẫn dắt nhân duyên. Nhà trai thực sự vô cùng quan tâm đến chuyện trong sạch của nàng dâu mới, vì vậy xuất hiện hai phương pháp cơ bản để xác định xem người phụ nữ có còn trinh tiết hay không.

Đọc nhiều nhất

Tin mới