Những cách kiểm tra trinh tiết vô căn cứ ở thời cổ đại

Thời xưa, các bà mối xem tướng lông mày và "thủ cung sa" để xác định phụ nữ còn trinh tiết trước khi cưới hay không.

Những cách kiểm tra trinh tiết vô căn cứ ở thời cổ đại

Thời cổ đại, xã hội phong kiến coi trọng công dung ngôn hạnh của người phụ nữ, trong đó trinh tiết được đánh giá là thứ quý giá nhất của người phụ nữ. Nhìn chung, phụ nữ không được quan hệ tình dục trước khi hôn nhân. Nếu vi phạm, không những không có người đàn ông nào muốn cưới mà cả gia đình cũng chịu hổ thẹn, nhục nhã cùng.

Đối với vấn đề này, thời xa xưa, mỗi đám cưới đều có người mai mối chịu trách nhiệm dẫn dắt nhân duyên. Nhà trai thực sự vô cùng quan tâm đến chuyện trong sạch của nàng dâu mới, vì vậy xuất hiện hai phương pháp cơ bản để xác định xem người phụ nữ có còn trinh tiết hay không.

Nhung cach kiem tra trinh tiet vo can cu o thoi co dai

Thực tế, người xưa rất ngại ngùng khi nhắc đến chuyện hôn nhân, cưới hỏi. Đặc biệt là con gái, ngay cả chuyện hôn sự của mình cũng không được tự ý hỏi han vì như thế là không có lễ nghi, không được dạy bảo.

Chính vì vậy, bà mối là cầu nối giữa hai gia đình trai - gái và cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin giữa hai gia đình.

Trước khi chính thức cưới xin, bà mối cần phải thường xuyên đi lại giữa nhà trai và nhà gái. Bên cạnh việc hỏi thăm gia đình của cô dâu tương lai, bà mối còn có vai trò quan trọng hơn, đó là xác định xem người phụ nữ có còn "thủ thân như ngọc" không, có giữ được bản thân trong trắng không.

Những cách nhận biết trinh tiết phi lý

Một trong hai cách cơ bản mà các bà mối thời xưa hay dùng để đánh giá người phụ nữ xem họ còn trinh tiết hay không đó là xem tướng lông mày. Theo quan niệm xưa, nếu phụ nữ vẫn giữ được tấm thân trong sạch thì lông mày thanh tú, mượt mà, gọn gàng, còn nếu đã có tư tình với đàn ông thi lông mày rậm rạp, lộn xộn, không có đường lối.

Nhung cach kiem tra trinh tiet vo can cu o thoi co dai-Hinh-2

Cách thứ hai là xem "thủ cung sa" của người phụ nữ. Tương truyền rằng người xưa sẽ bắt một con tắc kè và cho nó ăn 7 cân chu sa. Khi con tắc kè phát triển đến một cân nặng nhất định thì đem giết, phơi khô rồi xay nhuyễn. Tiếp đó, gia đình sẽ đem thứ bộ đỏ này chấm lên cánh tay của con gái mình, tạo thành một nốt ruồi son. Nốt ruồi son này được gọi là "thủ cung sa".

Nếu phụ nữ con giữ được thân mình trong sạch, nốt ruồi son trên tay sẽ còn. Nếu đã quan hệ với ai đó thì nốt ruồi son cũng biến mất. Ngay cả khi đang tân hôn, nếu người chồng phát hiện vợ không còn "thủ cung sa", anh ta hoàn toàn có thể bỏ vợ, đưa trả về gia đình.

Thực tế thì chuyện xem tướng lông mày và xem thủ cung sa để xác định trinh tiết của phụ nữ đều không có cơ sở, căn cứ khoa học nào cả. Tuy nhiên vào thời cổ đại, khi kiến thức còn nông cạn, đa số mọi người đều tin vào lời của những bà mối, không nghi ngờ chút gì.

Điều này cũng dẫn đến oan khiên, không ít phụ nữ vô tội, trong trắng vì thế mà chịu nhục nhã, bị hiểu lầm là người lăng loàn, không còn thuần khiết.

Giải mã bí ẩn thế giới bùa ngải thời cổ đại

Nhiều thầy pháp sư vì lợi ích cá nhân thường luyện những loại bùa ngải hại người: ngải yêu, mê tâm ngải... Những người bị trúng ngải tâm thần mê man, mất ăn, mất ngủ.

Giải mã bí ẩn thế giới bùa ngải thời cổ đại
Trong thế giới của những thầy pháp sư thời cổ đại tồn tại nhiều bí kíp kỳ lạ. Bùa ngải là một trong số đó. Ngày nay khoa học đã cho thấy đó là những điều hoang đường, tuy nhiên những câu chuyện đồn đại xung quanh chúng vẫn là những điều đầy hấp dẫn và nhuốm màu huyền bí.
Giai ma bi an the gioi bua ngai thoi co dai
Ảnh minh họa. 
Thuật luyện những giống thực vật đặc biệt và truyền cho chúng những khả năng siêu nhiên để đoán biết tương lai, cải tạo số phận, hay chữa trị bệnh nan y... thời xa xưa khá thịnh hành ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Người ta gọi đó là luyện ngải và tin rằng ngải giúp con người chế ngự sức mạnh huyền bí.
Những pháp sư cao thủ dành cả cuộc đời mình để luyện "công lực". Họ có thể biểu diễn những kỹ năng kinh dị như nhúng tay vào vạc dầu sôi, hay dùng đinh đâm xuyên qua người... Sau khi đã luyện thành cao thủ, họ sẽ tìm và chăm sóc một số loài thực vật mà theo họ có khả năng đặc biệt để truyền "công lực" sang. Các thầy pháp thuộc diện cao thủ bao giờ cũng là tay chuyên luyện bùa ngải hay độc trùng. Thông qua việc nuôi ngải, luyện độc trùng, các pháp sư khẳng định quyền năng của họ, qua đó đánh giá tài cao thấp.
Theo những câu chuyện lưu truyền, loại ngải quý hiếm nhất là Phù phấn ngải. Đây là một loại thực vật giống hoa lan đất nhưng có bộ rễ lớn hơn, thường mọc trong rừng thẳm. Loại ngải này có một lớp bột mịn phủ trên lá, nếu ai vô ý đụng phải sẽ thấy ngứa ngáy khó chịu, sau đó toàn thân sưng phù, đau đớn trong khoảng 100 ngày sẽ chết nếu không được các vị cao tăng cứu chữa. Loại ngải này rất hiếm, được gọi là "Phù phấn ngải" vì lớp bột rất độc trên lá. Nhưng nếu được tôi luyện đúng cách, nó sẽ trở thành một loại ngải cứu người rất quý.
Những cao tăng muốn tìm được loại ngải này phải vào sâu trong rừng thẳm. Khi tìm được, phải loại bỏ lớp phấn độc bên ngoài một cách rất khéo rồi đem trồng vào chậu đất nung, cho các chất tượng trưng cho Ngũ hành vào (gồm có đất núi, diêm sinh, sắt, gỗ mục, muối biển).
Sau khi nuôi trồng, người ta đặt ngải lên bàn thờ và bắt đầu luyện bằng các quyền phép của bản thân. Khi ngải được luyện xong, trong nó sẽ có 2 phần được gọi là thiên năng (năng lực tự nhiên) và linh phù (năng lực của người luyện). Các tay luyện ngải cao cấp còn nuôi ngải bằng trứng gà, hoặc máu gà. Họ cho rằng làm như vậy ngải sẽ mạnh hơn. Nhưng với những người non tay, cách luyện này có thể gây nguy hại cho chính họ. Phù phấn ngải luyện xong dùng để trị bệnh mất trí, hoảng sợ, thậm chí có thể tìm được người bị mất tích.
Một loại ngải còn quý hiếm hơn và đã bị thất truyền hàng trăm năm là Bạch đại ngải. Người ta cho rằng Bạch đại ngải mọc ở đâu thì các loài thú dữ đều hoảng sợ và không dám sinh sống ở quanh đó. Nếu ai đó trồng loại ngải này mà không biết về tu luyện thì sẽ nguy hại cho bản thân. Trước khi nhổ cây, phải ngâm một bài bùa chú, đại khái: "Nhiệm màu thay, nhiệm màu thay/Bạch đại ngải, Bạch đại ngải...". Nếu loài ngải này mà được một cao tăng luyện thì sẽ có thể giúp con người cải tử hoàn sinh.
Những pháp sư chạy theo vụ lợi cá nhân thường luyện một loại ngải hại người, đó là ngải yêu hay bùa mê, thuốc lú. Đó là thứ ngải để "lừa tình". Ai bị trúng ngải đó là tâm thần mê man, không biết gì về đạo lý, bỏ nhà cửa chạy theo tiếng gọi của ái tình. Những người bị trúng ngải yêu có dáng điệu luôn suy tư, hờ hững với xung quanh.
Loại Mê tâm ngải có tác dụng tương tự. Cây mê tâm lá màu xanh sẫm to bản, hình cái kiếm, hoa màu tím đen có đốm trắng, có mùi hắc rất khó chịu. Người trúng ngải này sẽ mất ăn mất ngủ, tâm thần bất loạn. Những kẻ muốn dùng ngải mê tâm hại người bắt buộc phải biết tên tuổi của nạn nhân thì mới thành công. Những tay nuôi loại ngải này thường bị dân làm ngải coi thường, liệt vào loại mờ ám.
Giai ma bi an the gioi bua ngai thoi co dai-Hinh-2
Một cây thuộc chủng họ huyết ngải huyền thoại. 
Một loại ngải khác có tên khá kinh dị là Huyết nhân ngải. Nó mọc trong các khu rừng có thú dữ. Muốn tìm được Huyết nhân ngải, phải đợi vào đêm, khi ngải ửng lên màu đỏ như máu mới có thể nhìn thấy và nhổ được vì ban ngày lá cây màu xanh như bình thường. Hoa của loài ngải này nhỏ li ti và có màu đỏ như những giọt máu.

Tiết lộ lý do người Ai Cập thời cổ đại sợ chết ở xứ người

(Kiến Thức) - Người Ai Cập thời cổ đại thờ cúng rất nhiều vị thần và tin rằng tồn tại thế giới cõi âm. Đặc biệt, họ rất sợ việc qua đời ở xứ người cũng vì lý do tín ngưỡng này.   

Tiết lộ lý do người Ai Cập thời cổ đại sợ chết ở xứ người
Tiet lo ly do nguoi Ai Cap thoi co dai so chet o xu nguoi
 Là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, những bí mật về Ai Cập thời cổ đại được các chuyên gia giải mã thu hút sự quan tâm của công chúng.

Phải chăng loài người thời cổ đại đều bị mù màu xanh lam?

Màu xanh lam từng bị "mất tích" trong thế giới tự nhiên và tất cả các văn bản thời cổ đại.

Phải chăng loài người thời cổ đại đều bị mù màu xanh lam?

Đâu là màu sắc bí ẩn nhất trong lịch sử nhân loại? Không phải màu đen – đó là màu xanh lam. Trong hai cuốn sử thi hùng tráng nhất của thời Hy Lạp cổ đại là Iliad và Odyssey, Homer không một lần nào nhắc tới màu xanh lam. Khi mô tả màu sắc của bầu trời, ông ấy nói nó giống với màu đồng pha lẫn màu của sắt.

Màu xanh lam cũng không hề xuất hiện trong các câu chuyện cổ ở Trung Quốc, Sagas Iceland hoặc các phiên bản Kinh Thánh cổ được viết bằng tiếng Do Thái. Nhiều người tin rằng việc chúng ta biết đến màu xanh lam ngày nay chỉ vì chúng ta ai cũng được dạy về nó từ bé.

Đọc nhiều nhất

Tin mới