Ngôi chùa được chụp được từ trên cao. |
Phát hiện kho báu 1.500 tuổi trong chùa cổ ở Trung Quốc
Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ ở TP Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc.
Một bức tượng được khai quật từ di tích ngôi chùa cổ ở TP Đại Đồng - Ảnh: TÂN HOA XÃ |
TP Đại Đồng được thành lập vào năm 200 trước Công nguyên, thuộc thời nhà Hán của Trung Quốc, nhưng thực sự trở nên phồn hoa khi trở thành kinh đô của triều Bắc Ngụy (năm 386-535 sau Công nguyên). Đó là triều đại chứng kiến sự thống nhất ở miền Bắc Trung Quốc, chấm dứt thời kỳ Thập lục quốc hỗn loạn.
Cũng như nhiều di tích khác của thời này, ngôi chùa cổ thể hiện sự phồn vinh, xa hoa của miền đất kinh đô xa xưa này. Ngôi chùa được xây dựng trên một khoảng đất hình vuông, một kiểu điển hình từ thời nhà Tùy và nhà Đường của Trung Quốc.
Khi khai quật nền chùa, các nhà khảo cổ đã vô cùng bất ngờ khi tìm thấy tới hơn 200 bức tượng Phật được bảo tồn tốt. Đó là những hiện vật vô giá với niên đại ít nhất là hơn 1.500 năm, chưa kể ý nghĩa lịch sử, tôn giáo cũng như trình độ chế tác của các hiện vật. Một số bức tượng trong số đó được trang trí bằng vàng lá.
Thú vị hơn, giữa nền chùa là một hố hình vuông trong đó chứa nhiều ngọc trai, nhẫn đồng và đồ trang sức bằng san hô. Kiểm tra các vách tường, trần còn sót lại, các nhà khảo cổ cũng phát hiện dấu vết của những bức tranh tường nhiều màu sắc.
Theo nhà nghiên cứu Li Shuyun từ Viện Khảo cổ học tỉnh Sơn Tây, ngôi chùa cổ đã cung cấp những hiểu biết mới về kiến trúc chùa Phật giáo thời Bắc Ngụy. Đây cũng là ngôi chùa cổ được bảo tồn tốt nhất trong khu vực.
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại.
Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam: Nhiều đại danh sư từng đến tu tập
Ở khu vực xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội có một địa điểm du lịch tâm linh đặc biệt. Ngôi chùa này được xem là chùa cổ nhất Việt Nam, gắn liền với lịch sử dân tộc ta.
Bí mật về Mạnh Bà và ‘canh quên lãng’, quyền lực nhất Âm phủ
Trong nhiều truyền thuyết Á Đông, Mạnh Bà là một nhân vật bí ẩn, có nhiệm vụ chế tạo và phân phát canh Mạnh Bà cho những linh hồn sắp được đầu thai.
Theo cuốn Ngọc Lịch Sao Truyện, Mạnh Nguyệt Nương còn có tên gọi khác là Mạnh Bà, sống vào thời kì Tây Hán. Mạnh Nguyệt Nương vốn xuất thân khuê các, từ nhỏ đã được học nhiều loại sách của Nho Gia, tới khi lớn lên đã chuyên tâm niệm tụng các loại kinh Phật.
Sinh thời, Mạnh Bà đã sống như người tu hành, ăn chay, không sát sinh, cư xử phải đạo. Chính vì vậy, đến năm 81 tuổi bà vẫn trông như 1 thiếu nữ và vẫn còn trinh trắng, người đời đã gọi bà với tên gọi là Mạnh Bà A Nãi. Suốt 49 năm tu luyện trong núi Võ Đang, làm huynh muội với 1 vị thần tinh tú của Đạo gia, là Chân Đại Đế, cuối cùng bà đã đắc đạo thành tiên.