Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam: Nhiều đại danh sư từng đến tu tập

Ở khu vực xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội có một địa điểm du lịch tâm linh đặc biệt. Ngôi chùa này được xem là chùa cổ nhất Việt Nam, gắn liền với lịch sử dân tộc ta.

Nói đến ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, cái tên phải nói đến chính là chùa Dâu. Ngôi chùa này còn có nhiều tên gọi khác như chùa Cả, chùa Diên Ứng, chùa Pháp Vân, chùa Cổ Châu… Chùa nằm ở phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Dù không còn dấu tích vật chất để lại nhưng chùa Dâu vẫn được coi là ngôi chùa có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam.
Năm xưa vùng Dâu có 5 ngôi chùa cổ là: chùa Dâu (thờ thần mây), chùa Đậu (thờ thần mưa), chùa Tướng (thờ thần sấm), chùa Dàn (thờ thần chớp) và chùa Tổ (thờ mẹ của Tứ pháp). 5 ngôi chùa này ngoài thờ Phật còn thờ cả Tứ pháp.
Ngoi chua co nhat Viet Nam: Nhieu dai danh su tung den tu tap
Trong chiến tranh, chùa Đậu bị phá huy nên tượng bà Đậu được đưa đến thờ trong chùa Dâu. Vì chùa Dâu thờ thần mây (người đứng đầu trong Tứ pháp) nên nơi đây cũng trở thành trung tâm của tín ngưỡng này cả vùng Dâu lẫn cả Việt Nam.
Tương truyền chùa Dâu được xây từ buổi đầu Công Nguyên, cụ thể khởi công xây dựng vào năm 187 và hoàn thành vào năm 226. Như vậy tính theo mốc thời gian này, chùa Dâu hiện đã gần 1800 năm tuổi. Đến năm 1313 ngôi chùa được xây lại và trùng tu nhiều lần trong những thế kỷ sau.
Ngoi chua co nhat Viet Nam: Nhieu dai danh su tung den tu tap-Hinh-2
Vào thời vua Trần Anh Tông, người đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi kiến thiết lại chùa Dâu thành ngôi chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện tại trong tòa thượng điện của chùa Dâu còn sót lại những mảng chạm khắc từ thời Trần và thời Lê. Năm 2013, chùa được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia.
Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến chùa Dâu. Nhiều đại danh sư cũng đến đây tu hành, làm trụ trì, có thể kể đến như: Mâu Bác ở thế kỷ II, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương ở thế kỷ III và Thiển sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở thế kỷ VI. Trong đó, sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi lập ra một phái Thiền ở nước ta.

Loạt bản vẽ cổ cực quý của các đền chùa Việt nổi tiếng

Cùng xem loạt bản vẽ cổ hiếm có khó tìm về đền Ngọc Sơn ở Hà Nội, đền Hùng ở Phú Thọ, phủ Vân Cát ở Nam Định...

Loat ban ve co cuc quy cua cac den chua Viet noi tieng
Nhóm đình, đền, chùa làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Odsas.net.
Loat ban ve co cuc quy cua cac den chua Viet noi tieng-Hinh-2
Đình làng Bát Tràng ở tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc địa phận xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Phát hiện kho báu 1.500 tuổi trong chùa cổ ở Trung Quốc

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ ở TP Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc.

Theo Heritage Daily và Tân Hoa Xã, một cuộc khai quật ở TP Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc đã tiết lộ một ngôi chùa cổ triều Bắc Ngụy, chứa đựng vô số kho báu và các dữ liệu khảo cổ thú vị. Tọa lạc tại quận Bình Thành của thành phố, ngôi chùa cổ có khả năng gắn liền với một cung điện gần đó.
Phat hien kho bau 1.500 tuoi trong chua co o Trung Quoc

Một bức tượng được khai quật từ di tích ngôi chùa cổ ở TP Đại Đồng - Ảnh: TÂN HOA Xà

TP Đại Đồng được thành lập vào năm 200 trước Công nguyên, thuộc thời nhà Hán của Trung Quốc, nhưng thực sự trở nên phồn hoa khi trở thành kinh đô của triều Bắc Ngụy (năm 386-535 sau Công nguyên). Đó là triều đại chứng kiến sự thống nhất ở miền Bắc Trung Quốc, chấm dứt thời kỳ Thập lục quốc hỗn loạn.

Cũng như nhiều di tích khác của thời này, ngôi chùa cổ thể hiện sự phồn vinh, xa hoa của miền đất kinh đô xa xưa này. Ngôi chùa được xây dựng trên một khoảng đất hình vuông, một kiểu điển hình từ thời nhà Tùy và nhà Đường của Trung Quốc.

Khi khai quật nền chùa, các nhà khảo cổ đã vô cùng bất ngờ khi tìm thấy tới hơn 200 bức tượng Phật được bảo tồn tốt. Đó là những hiện vật vô giá với niên đại ít nhất là hơn 1.500 năm, chưa kể ý nghĩa lịch sử, tôn giáo cũng như trình độ chế tác của các hiện vật. Một số bức tượng trong số đó được trang trí bằng vàng lá.

Thú vị hơn, giữa nền chùa là một hố hình vuông trong đó chứa nhiều ngọc trai, nhẫn đồng và đồ trang sức bằng san hô. Kiểm tra các vách tường, trần còn sót lại, các nhà khảo cổ cũng phát hiện dấu vết của những bức tranh tường nhiều màu sắc.

Theo nhà nghiên cứu Li Shuyun từ Viện Khảo cổ học tỉnh Sơn Tây, ngôi chùa cổ đã cung cấp những hiểu biết mới về kiến trúc chùa Phật giáo thời Bắc Ngụy. Đây cũng là ngôi chùa cổ được bảo tồn tốt nhất trong khu vực.

* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại.

Đọc nhiều nhất

Tin mới