Chủ tịch Xuyên Việt Oil chiếm dụng hơn 1.400 tỷ đi mua đất

CQĐT cáo buộc, bị can Mai Thị Hồng Hạnh - Chủ tịch Công ty Xuyên Việt Oil cùng đồng phạm đã chiếm dụng 1.400 tỷ đồng tiền thuế, quỹ bình ổn xăng dầu, đem đi mua bất động sản, cho bạn vay mượn...

Hợp thức hồ sơ chiếm dụng tiền quỹ

Cơ quan ANĐT Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Mai Thị Hồng Hạnh (Chủ tịch Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil) về 2 tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Đưa hối lộ”.

Bà Nguyễn Thị Như Phương (Phó giám đốc Xuyên Việt Oil) bị đề nghị truy tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí"; 13 bị can còn lại bị truy tố về một trong hai tội nêu trên hoặc tội “Nhận hối lộ” và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Kết luận cáo buộc, từ tháng 8/2016, bị can Mai Thị Hồng Hạnh là người đại diện pháp luật, Giám đốc, kiêm Chủ tịch HĐTV, chủ sở hữu Công ty Xuyên Việt Oil (trụ sở tại Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM). Đến thời điểm khởi tố vụ án, Xuyên Việt Oil có 15 chi nhánh, 6 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và 9 công ty liên quan…

Năm 2016, sau khi nắm giữ công ty, Xuyên Việt Oil của Hạnh được Bộ Công thương cấp giấy phép kinh doanh có thời hạn 5 năm, qua đó trở thành Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Cuối 2021, quỹ bình ổn xăng dầu"Xuyên Việt Oil tiếp tục được Bộ Công thương cấp lại giấy phép kinh doanh. Lợi dụng được Nhà nước giao thu hộ tiền Quỹ bình ổn xăng dầu (BOG) và quản lý, sử dụng tiền quỹ tại công ty, Hạnh đã làm trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước.

Theo đó, Hạnh không chỉ đạo nhân viên công ty thực hiện trái quy định của pháp luật về trích lập Quỹ BOG theo thông báo điều hành kinh doanh xăng dầu của Bộ Công thương. Thay vào đó, bị can yêu cầu Nguyễn Thị Như Phương (Phó Giám đốc) chuyển tiền từ tài khoản Xuyên Việt Oil vào tài khoản cá nhân để Hạnh sử dụng.

Nhằm đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan chức năng, Hạnh yêu cầu nhân viên kế toán lập 81 báo cáo tình hình trích lập, sử dụng Quỹ BOG theo định kỳ hàng tháng, gửi đến Bộ Công thương, Bộ Tài chính, báo cáo số dư quỹ.

Cơ quan An ninh điều tra kết luận, trong 81 báo cáo nêu trên, Mai Thị Hồng Hạnh trực tiếp ký 22 báo cáo; còn lại do Nguyễn Thị Như Phương ký.

Ngoài ra, trước tháng 11/2021 (thời điểm công ty đang hoạt động và còn khả năng tài chính), Hạnh chỉ đạo 3 nhân viên được Hạnh bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc để thay Hạnh kỳ báo cáo khi Hạnh đi vắng; hoặc ký báo cáo tình hình Quỹ BOG để phát hành theo định kỳ...

Tháng 5/2023, Hạnh và Phương tiếp tục ký công văn gửi Vụ Thị trường trong nước Bộ Công thương báo cáo số dư Quỹ BOG là 219 tỷ đồng, nhưng tổng số dư thực tế trong 3 tài khoản Quỹ BOG chỉ còn hơn 2 triệu đồng.

Ba tháng sau, Bộ Công thương thu hồi Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu của Xuyên Việt Oil và yêu cầu Hạnh chuyển nộp toàn bộ số tiền Quỹ BOG tại doanh nghiệp vào ngân sách. Tuy nhiên, Hạnh không thực hiện do đã sử dụng tiền vào nhiều mục đích khác nhau.

Theo Cơ quan điều tra, Hạnh không còn khả năng hoàn trả tiền Quỹ BOG số tiền 219 tỷ đồng, đây cũng là khoản tiền gây thất thoát.

Chu tich Xuyen Viet Oil chiem dung hon 1.400 ty di mua dat

Chiếm dụng quỹ, thuế đem tiền mua bất động sản, hối lộ quan chức

Ngoài Quỹ BOG, bà Hạnh còn bị cáo buộc "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tiền thuế bảo vệ môi trường".

Theo quy định, thuế bảo vệ môi trường là loại gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Nhóm chịu thuế là người tiêu dùng, số tiền thuế được tính vào giá bán hàng hóa và đưa cho người bán hàng để thay người mua nộp vào ngân sách theo định kỳ hàng tháng.

Thuế bảo vệ môi trường không phải là tiền từ vốn, tài sản, lợi nhuận kinh doanh của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mà họ chỉ giúp Nhà nước thu hộ số tiền thuế này từ người tiêu dùng.

Sau khi thu hộ tiền, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải nộp tiền này vào ngân sách theo định kỳ.

CQĐT cáo buộc, từ tháng 10/2021 -7/2022, dù đã thu hộ 1.244 tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường nhưng Công ty Xuyên Việt Oil không nộp theo đúng thời hạn là 90 ngày kể từ khi nộp tờ khai thuế.

Hiện Xuyên Việt Oil còn phải nộp tổng 1.244 tỷ đồng (chưa tính lãi phạt chậm nộp) vào ngân sách.

Khoản tiền trên, bà Hạnh yêu cầu nhân viên chuyển tiền từ tài khoản của Công ty, sang các tài khoản cá nhân cùng với các khoản tiền khác của công ty, với tổng 12.625 tỷ đồng để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Trong đó, từ tháng 10/2021 - 2/2023, bà Hạnh đã rút tổng 1.937 tỷ đồng từ các tài khoản của công ty. Hiện các công ty của bà Hạnh còn nợ xấu tại một số ngân hàng tổng 6.178 tỷ đồng.

Trong tất cả tài khoản ngân hàng của bà Hạnh và Xuyên Việt Oil hiện chỉ còn 4 tỷ đồng và 244 USD. Cơ quan điều tra cho rằng, bà Hạnh không còn khả năng tài chính để nộp số tiền thuế bảo vệ môi trường đã thu hộ vào ngân sách nhà nước.

Do vậy, cơ quan điều tra cáo buộc bà Hạnh đã chuyển số tiền thuế bảo vệ môi trường thu hộ cho nhà nước ra khỏi tài khoản của Công ty Xuyên Việt Oil. Số tiền này, bà Hạnh "hình thành tài sản đứng tên cá nhân" hoặc sử dụng vào mục đích mua bất động sản, vay vốn ngân hàng đưa hối lộ...

Trong vụ án, cơ quan điều tra xác định nhóm bà Hạnh hối lộ 8 bị can: Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Công Thương); Trần Duy Đông (nguyên Vụ trưởng Thị trường trong nước, Bộ Công Thương); Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Lộc An (đều nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước); Lê Duy Minh (nguyên Giám đốc Sở Tài chính TPHCM, nguyên cục trưởng Thuế TPHCM); Đặng Công Khôi (nguyên Cục phó Quản lý giá, Bộ Tài chính); Phan Kiến Anh (nguyên Giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn); Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) tổng hơn 1,2 triệu USD.

Cạnh đó, bà Hạnh còn biếu nhiều đồng hồ xa xỉ thương hiệu Patek Philippe, cho một số quan chức. Trong đó, ông Lê Đức Thọ được biếu, tặng 4 chiếc (có chiếc trị giá khoảng 10 tỷ đồng); 1 bộ gậy golf nhãn hiệu Honma, trị giá 1,1 tỷ đồng; 1 xe sang hiệu Mercedes S450 Luxury, trị giá 6,7 tỷ đồng.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, rời mốc 30.000 đồng/lít

Giá xăng dầu được các doanh nghiệp giảm mạnh tại kỳ điều hành ngày 11/7 từ 0h.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, rời mốc 30.000 đồng/lít

Cụ thể, xăng RON95 giảm 3.090 đồng/lít, giá bán là 29.670 đồng/lít. Xăng E5 giảm 3.110 đồng/lít, giá bán là 27.780 đồng/lít.

Dầu diesel giảm 3.020 đồng/lít, giá bán là 26.590 đồng/lít.

Tại văn bản số 4280/VPCP-KTTH, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức triển khai ngay Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Theo Nghị quyết 20/2022/UBTVQH15, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ, nhờn từ ngày 11/7/2022 đến hết ngày 31/12/2022 như sau: Xăng (trừ etanol) còn 1.000 đồng/lít; Nhiên liệu bay còn 1.000 đồng/lít; Dầu diesel còn 500 đồng/lít; Dầu hỏa vẫn giữ 300 đồng/lít; Dầu mazut còn 300 đồng/lít; Dầu nhờn còn 300 đồng/lít; Mỡ nhờn còn 300 đồng/kg.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/7/2022 đến hết năm 2022.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) để thực hiện giảm thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với sản phẩm xăng một cách phù hợp nhằm đa dạng hoá nguồn cung cho thị trường trong nước.

Khẩn trương nghiên cứu các nội dung liên quan đến thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng, dầu để trình Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp trong trường hợp giá xăng, dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng cao hoặc vẫn giữ ở mức cao, tác động đến chỉ số lạm phát, kinh tế vĩ mô, sinh kế, đời sống người dân và tăng trưởng nền kinh tế.

Theo Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới giữa 02 kỳ điều hành vừa qua chịu tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị. Giá xăng dầu diễn biến tăng giảm đan xen nhưng xu hướng chung là giảm. Việc giá xăng dầu diễn biến tăng giảm đan xen như trên do lo ngại về nguồn cung tiếp tục gặp trở ngại vì các lệnh cấm vận.

Tuy nhiên, việc ổn định sản xuất của OPEC+ và việc Mỹ thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Iran khiến giá xăng dầu có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, những dự báo và lo ngại về suy giảm kinh tế toàn cầu cùng với việc biến chủng mới của dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu diễn biến phức tạp tại một số quốc gia đã tác động đến nhu cầu xăng dầu nên giá xăng dầu đã có xu hướng giảm.

Thời gian vừa qua, Quỹ BOG đã được sử dụng liên tục để bình ổn giá xăng dầu trong nước nên số dư Quỹ BOG hiện ở mức thấp, tại nhiều doanh nghiệp Quỹ BOG đã bị âm. Để có dư địa điều hành bình ổn giá xăng dầu cho giai đoạn các tháng cuối năm, khi thị trường xăng dầu vẫn đang tiềm ẩn nhiều bất ổn, kỳ điều hành lần này, giá các mặt hàng xăng dầu đều có xu hướng giảm nên Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định tăng trích lập Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu ở mức hợp lý, đồng thời vẫn ưu tiên giảm mạnh giá các mặt hàng xăng dầu.

Theo đó, liên Bộ ngừng chi Quỹ bình ổn giá, đồng thời thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với các loại xăng ở mức 950 đồng/lít và dầu diesel ở mức 550 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 800 đồng/lít, dầu mazut ở mức 950 đồng/kg.

>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Dự Báo Giá Xăng Có Thể Giảm Tới 3000 Đồng/lít Vào Đầu Tuần Tới. (Nguồn: SKĐS) 

Gian lận đại lý, sai phạm phổ biến của các "ông lớn" xăng dầu

Một trong những sai phạm phổ biến nhất được phát hiện sau đợt thanh tra xăng dầu vừa được Bộ Công Thương công bố là việc các đầu mối lớn vi phạm trong đăng ký đại lý phân phối.

Gian lận đại lý, sai phạm phổ biến của các "ông lớn" xăng dầu

Gian dối

Theo quy định của Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, một trong những điều kiện để trở thành thương nhân đầu mối – được quyền xuất nhập khẩu xăng dầu là doanh nghiệp phải có tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ (trong đó ít nhất 5 cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp); tối thiếu 40 tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ, hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

Điều này khiến không ít doanh nghiệp phải tìm mọi cách, thậm chí gian dối để có đủ số đại lý, cửa hàng nhằm đạt tiêu chí hệ thống phân phối.

Điển hình của sai phạm này vừa được các đoàn Thanh tra của Bộ Công Thương chỉ ra có thể kể đến các doanh nghiệp đầu mối như Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hoà Khánh (Đà Nẵng), Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (TP.HCM), hay Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hưng Phát (Quảng Bình)…

Gian lan dai ly, sai pham pho bien cua cac

Một cửa hàng của Công ty Hoà Khánh (Ảnh: Hoakhanh.vn)

Cụ thể, Doanh nghiệp tư nhân Ánh Sáng dù được Công ty Hoà Khánh đăng ký là hệ thống phân phối nhưng lại không cung cấp được giấy chứng nhận thể hiện thương nhân cung cấp xăng dầu là Công ty Hoà Khánh. Trong khi đó, dù Công ty Hoà Khánh có hợp đồng đại lý với Doanh nghiệp tư nhân Ánh Sáng nhưng lại không có phát sinh giao dịch mua bán xăng dầu.

Y như vậy, Công ty Vân Xuân dù cũng được kê là đại lý, song trong kỳ thanh tra (từ 1/2021-đầu tháng 2/2022), cơ quan chức năng không ghi nhận được giao dịch nào giữa doanh nghiệp này với Công ty Hoà Khánh mà Công ty Vân Xuân lại lấy hàng từ Công ty Xăng dầu Quân đội KV2.

Một trường hợp gian dối khác là Công ty Hoà Khánh khẳng định Công ty TNHH và DV Hương An (Thừa Thiên – Huế) là đại lý, nhưng qua xác minh thì công ty này đã ngừng hoạt động từ 4/2021, song Công ty Hoà Khánh không thực hiện đăng ký điều chỉnh hệ thống phân phối. Do đó, Đoàn Thanh tra nhấn mạnh “đủ cơ sở xác định Công ty Hoà Khánh đã có hành vi gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối với Bộ Công Thương”.

Nhiều đại lý rời đi

Tương tự, vi phạm này cũng rất điển hình tại một “ông lớn” khác là Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH MTV (Satra). Theo đó, nhiều đại lý đã không còn trong hệ thống phân phối của Satra. Ví dụ như Công ty TNHH Lê Hồng Thư là đại lý của Công ty TNHH MTV Kho vận xăng dầu Tây Nam. Hay Công ty TNHH Dương Anh Thư lại có hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với đơn vị khác.

Hoặc qua xác minh của Sở Công Thương Bình Dương cho thấy, Công ty TNHH Nam Thái Bình lại lấy xăng dầu của một doanh nghiệp khác tại tỉnh này. Còn theo Sở Công Thương Lâm Đồng, cửa hàng bán lẻ xăng dầu của đại lý là Công ty TNHH Xuân An lại có nhà cung cấp khác là Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu xăng dầu Nhà Bè VT chứ không phải là Satra.

Do đó, thanh tra cho rằng: “Công ty Satra chưa có đủ tối thiểu 40 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ”.

Tại Công ty Xuyên Việt Oil là trường hợp với đại lý Công ty Đại Đồng Xuân. Theo đó, vào tháng 11/2021, Xuyên Việt Oil đã có văn bản huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nhưng vẫn thực hiện đăng ký hệ thống đại lý và hệ thống phân phối của Công ty cho Công ty Đại Đồng Xuân. “Điều này là không đúng quy định”, Bộ Công Thương khẳng định đồng thời kết luận Công ty Xuyên Việt chưa đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (có tối thiểu 40 tổng đại lý hoặc đại lý hoặc thương nhân nhượng quyền bán lẻ xăng dầu). Bên cạnh đó, năm 2021, đầu mối này cũng không đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu định kỳ với cơ quan quản lý.

Cá biệt, có doanh nghiệp đầu mối chỉ có 7 cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối như trường hợp của Công ty Xăng dầu Hưng Phát có địa chỉ đăng ký tại tỉnh Quảng Bình.

“Công ty không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu” và cũng “không thực hiện đăng ký hệ thống phân phối theo quy định”, kết luận nêu.

Tại các kết luận thanh tra, Bộ trưởng Công Thương liên tục nhắc đi nhắc lại việc giao cho Vụ Thị trường trong nước chủ trì có biện pháp tăng cường phối hợp, quản lý cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu và việc đăng ký, giám sát hệ thống phân phối xăng dầu của các thương nhân phân phối.

Thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Xuyên Việt Oil

Bộ Công Thương thu hồi Giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu đối với Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.

Thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Xuyên Việt Oil
Bộ Công Thương vừa có quyết định về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đối với Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.
Thu hoi giay phep kinh doanh xang dau cua Xuyen Viet Oil
Trạm xăng Xuyên Việt Oil. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.