Chủ tịch VEC - Mai Tuấn Anh ký quyết định trái luật?

(Kiến Thức) - Ông Mai Tuấn Anh - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) ký quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV (ngày 10/1/2019), trong đó có nhiều nội dung quy định được cho là "trái luật".

Chủ tịch VEC - Mai Tuấn Anh ký quyết định trái luật?
Liên quan đến thông tin 2 chiếc xe ô tô bị Công ty CPDVKT đường cao tốc Việt Nam (VEC E- công ty con của VEC) từ chối phục vụ trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý. Trả lời báo chí, ông Nguyễn Viết Tân, Giám đốc VEC E cho biết đã quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện có biển số 51A-55850 và 51G-77256.
VEC E cho biết, nguyên nhân hai phương tiện này có các hành vi vi phạm các quy định theo Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV ngày 10/01/2019 do ông Mai Tuấn Anh - Chủ tịch VEC ký về việc ban hành Quy định từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý, khai thác.
Sau khi bị dư luận phản ứng mạnh mẽ, VEC đính chính đó chỉ mới là đề xuất từ VEC E chứ chưa ban hành quyết định.
Tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện khẳng định, VEC không có quyền cấm xe lưu thông trên đường cao tốc, mà chỉ có thẩm quyền từ chối xe chở quá tải.
Chu tich VEC - Mai Tuan Anh ky quyet dinh trai luat?
 Ông Mai Tuấn Anh - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Được biết, trong nhiều năm qua, VEC cũng từng ra nhiều quyết định từ chối phục vụ hàng nghìn xe trên cao tốc do không tuân thủ quy định của chủ đầu tư như vi phạm giao thông; tài xế bắt khách dọc đường; phương tiện gây rối...
Theo Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV, VEC đưa ra các điều khoản vi phạm quy tắc giao thông và mức độ từ chối phục vụ như sau:
Từ chối phục vụ 7 ngày đến 30 ngày đối với các hành vi vi phạm: Dừng đỗ, đón trả khách không đúng quy định trên cao tốc; Dừng đỗ tại các nhà hàng, quán ăn, các điểm dịch vụ mở trái phép hai bên hành lang đường cao tốc, đổ chất thải, vứt rác, sang tải trên đường cao tốc, cố tình dừng, đỗ tại làn cân, trạm thu phí cản trở giao thông; Gian lận cước phí...
Từ chối 7 ngày đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất; 15 ngày khi vi phạm lần thứ 2; 30 ngày khi vi phạm lần thức 3. Ngoài ra, bị áp đụng thời gian từ chối như trên, đối với hành vi gian lận, cước phí, chủ phương tiện phải thanh toán mức phí sử dụng được bộ cao tốc các quy định của VEC.
Từ chối phục vụ từ 30 ngày đến 60 ngày đối với các hành vi vi phạm như: Chở quá tải trọng cho phép, vượt trạm, cản trờ nhân viên của các đơn vị quản lý khai thác làm nhiệm vụ; Gây rối, đe doạ, hành hung nhân viên làm nhiệm vụ trên đường cao tốc, gây mất an ninh trật tự tại các trạm thu phí, thay đổi nhận dạng xe để tránh bị từ chối là 30 ngày khi vi phạm lần thứ nhất và 60 ngày khi vi phạm lần thức 2.
Từ chối phục vụ một năm trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, quản lý khai thác đối với các hành vi vi phạm như: Dừng, đỗ, đón trả khách không đúng quy định trên đường cao tốc; dừng đỗ tại các nhà hàng, quán ăn, cấc điểm dịch vụ mở trái phép hai bên hành lang đường caot ốc; đổ chất thải vứt rác,...
Đối với trường hợp chủ phương tiện có hành vi vi phạm gây ra sự cố nghiêm trọng làm hư hỏng nặng kết cấu công trình đường cao tốc, thiệt hại về người và tài sản theo quy định của pháp luật. Ngoài việc đền bù theo quy định của pháp luật, VEC sẽ áp dụng việc từ chối phục vụ không thời hạn phương tiện này ngay từ lần vi phạm thứ nhất...
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Anh Tuấn (giám đốc công ty Luật Đại Nam) cho biết: tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chỉ có Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.
Tuy nhiên, theo Nghị định 46 không có một quy định nào cho phép doanh nghiệp tự ý ban hành các quy định và tự thực hiện xử lý vi phạm đối với các phương tiện đi trên đường cao tốc mà có các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ trừ quy định tại Khoản 3, Điều 14 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT có quy định: “Xe vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn cầu, đường bắt buộc phải di chuyển ra ngoài phạm vi đường cao tốc để khắc phục vi phạm và bị xử lý theo quy định. Đơn vị khai thác, bảo trì có quyền từ chối phục vụ xe quá tải, quá khổ theo quy định đi vào đường cao tốc, đồng thời phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời”.
Như vậy, nếu xét theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành; Khoản 3, Điều 14 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT cho thấy VEC đã tự đặt ra hàng loạt các quy định trái luật để cấm hàng nghìn phương tiện (nếu họ không vi phạm quy định về chở hàng quá tải, quá khổ).

Còn luật sư Trần Hải Đức cho rằng, quy định “từ chối phục vụ vĩnh viễn” do VEC “ban hành” thực chất là một loại chế tài đối với phương tiện giao thông. Đây là hành vi trái pháp luật, bởi nhiều lý do.

Cụ thể, tất cả các phương tiện tham gia giao thông đều phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Mặt khác, VEC E và kể cả VEC đều là doanh nghiệp, không phải là cơ quan quản lý nhà nước được quy định trong Nghị định số 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc. Do đó, việc VEC E ban hành Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV là trái pháp luật. VEC và VEC E không có thẩm quyền xử lý 2 phương tiện nói trên (nếu 2 phương tiện này có vi phạm).

Tháng 11/2018, bộ GTVT và cục Cảnh sát hình sự - bộ Công an đã nhận được đơn tố cáo của ông L.T.D. (cán bộ ban DLDA đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi) tố cáo ông Mai Tuấn Anh, Chủ tịch HĐTV VEC về những sai phạm xảy ra tại VEC. Để làm rõ những nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật, bộ GTVT đã ban hành quyết định số 1645/QĐ-BGTVT về việc thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập đoàn xác minh nội dung tố cáo đối với ông Mai Tuấn Anh.

Ngày 1/2, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có kết luận thanh tra về nội dung tố cáo đối với ông Mai Tuấn Anh, Chủ tịch HÐTV và các tổ chức, cá nhân của Tổng công ty Ðầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Trong kết luận thanh tra, Bộ GTVT khẳng định, nội dung tố cáo "VEC chỉ định nhà đầu tư các trạm dừng nghỉ trái luật trên một số tuyến cao tốc" là có cơ sở.

Chủ tịch HÐTV ký hợp đồng với các nhà đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ không thông qua đấu thầu là chưa đúng quy định của Luật Ðấu thầu và Luật Ðầu tư. Trách nhiệm chính thuộc về Chủ tịch HÐTV, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, các cá nhân, tổ chức tham mưu,...

Bộ GTVT kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xử lý trách nhiệm đối với nguyên Chủ tịch HÐTV, thành viên HÐTV để xảy ra sai sót do ban hành nghị quyết, ký hợp đồng với các nhà đầu tư trạm dừng nghỉ không thông qua đấu thầu. Ðồng thời, kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo VEC xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tham mưu ban hành nghị quyết và ký hợp đồng với các nhà đầu tư.

Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.

Bộ GTVT lên tiếng vụ cao tốc 34.000 tỷ chi chít ổ gà

Bộ GTVT yêu cầu kiểm tra, phân tích nguyên nhân cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vừa đưa vào khai thác, mặt đường đã xuất hiện ổ gà.

Bộ GTVT lên tiếng vụ cao tốc 34.000 tỷ chi chít ổ gà
Trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, Bộ đã yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) khắc phục ngay sự cố, đảm bảo ATGT trên tuyến.

Những dự án lùm xùm của Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam 2018

(Kiến Thức) - Ngoài những dự án đã làm được góp phần phát triển giao thông, kinh tế, xã hội, Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam 2018 đã để lại những lùm xùm "chấn động" dư luận trong năm 2018.

Những dự án lùm xùm của Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam 2018
Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) được Bộ GTVT thành lập vào tháng 12/2004. Trong nhiều năm qua và riêng năm 2018, VEC đã thực hiện nhiều dự án. Tuy nhiên, ngoài những dự án đã làm được góp phần phát triển giao thông, kinh tế, xã hội, VEC đã để lại những “lùm xùm” chấn động dư luận.
1. Cao tốc hơn 34.000 tỷ vừa thông xe đã hư hỏng
Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được đầu tư hơn 34.000 tỷ đồng (1,65 tỷ USD), vừa mới thông xe đã xuất hiện chi chít ổ gà, ổ trâu. Nhiều người liên tưởng và ví nó như một tấm áo tỷ đô nhưng rách tươm và không khỏi xót xa cho đồng tiền bỏ ra không xứng đáng với công trình nhận được.
Nhung du an lum xum cua Tong cong ty Duong cao toc Viet Nam 2018
Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vừa thông xe đã xuống cấp. Ảnh Zing.vn. 

Khi đó, nực cười hơn nữa khi lý giải về nguyên nhân, một đại diện của VEC lại nói rằng tuyến đường này hỏng do… thời tiết.

Rất nhiều ĐBQH đặt câu hỏi về trách nhiệm của lãnh đạo VEC, Bộ GTVT về sự hư hỏng trên tuyến cao tốc này.

Cũng liên quan đến sự việc trên, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã có 2 lần gửi công văn phê bình lãnh đạo của VEC. Cho đến nay, tuyến cao tốc “tai tiếng” này vẫn khiến dư luận hoài nghi về chất lượng công trình.

2. Xe quá khổ, quá tải vô tư "quần thảo" cao tốc Hà Nội - Lào Cai

Theo báo Tuổi trẻ Thủ đô, cao tốc Hà Nội – Lào Cai có chiều dài 265 km, tổng mức đầu tư hơn 1,46 tỷ USD tương đương với trên 37 nghìn tỷ đồng. Dọc tuyến cao tốc này được lắp đặt 13 trạm thu phí. Đơn vị quản lý khai thác tuyến đường là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

Nhung du an lum xum cua Tong cong ty Duong cao toc Viet Nam 2018-Hinh-2
 Cao tốc Hà Nội - Lào Cai xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà. Ảnh Tuổi trẻ Thủ đô.

Tuy mới vận hành được 4 năm nhưng tới nay, theo phản ánh của người dân và những tài xế thường xuyên qua lại cao tốc Hà Nội – Lào Cai, mặt đường đã xuất hiện nhiều ổ voi, ổ trâu rất nguy hiểm.

Cũng theo phản ánh, nguyên nhân dẫn tới sự xuống cấp này là do ngày đêm những chiếc xe tải hạng nặng, xe container siêu trường, siêu trọng ào ào vượt trạm cân trọng tải mà không vấp phải bất cứ sự ngăn cản nào của nhân viên trạm cân hay lực lượng chức năng.

Nhiều người đặt câu hỏi vì sao cơ quan chức năng đã bỏ mặc cho xe quá khổ, quá tải "quần thảo", cày nát tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai?

3. Mất gần 140.000 thẻ thu phí trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Theo kết quả rà soát, từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2015, tổng số lượng thẻ định danh phát ra là 3.451.787 thẻ (phát ra từ 11 trạm thu phí trên toàn tuyến), số lượng thẻ định danh không thu hồi được là 137.221 thẻ, chiếm 3,97% số lượng thẻ phát ra.

Giải thích cho sự việc này, VEC đưa ra nguyên nhân là do tuyến đường tồn tại các điểm mở chưa đóng khi khai thác đường cao tốc.

Nhung du an lum xum cua Tong cong ty Duong cao toc Viet Nam 2018-Hinh-3
Mất gần 140.000 thẻ thu phí trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, ai chịu trách nhiệm? Ảnh Zing.vn.
Mặc dù việc mất hàng tram nghìn thẻ được đánh giá là rất nghiêm trọng nhưng đến nay VEC vẫn loạy hoay trong việc truy trách nhiệm và đưa ra giải pháp. Một lần nữa, năng lực quản lý của VEC lại khiến dư luận đặt dấu hỏi.
Trao đổi về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng do VEC buông lỏng quản lý trong thời gian dài nên mới có chuyện thất thoát hơn 137.000 thẻ thu phí. 37.000 thẻ sẽ tương ứng với bao nhiêu tiền bị thất thoát của nhà nước? Con số đó chắc chắn sẽ rất khổng lồ.
Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho sự thất thoát “khủng” này? Câu hỏi này người dân và dư luận rất mong muốn ông Mai Tuấn Anh, Chủ tịch HĐTV VEC sẽ có câu trả lời trong thời gian tới.

4. “Nhập nhèm” việc ký hợp đồng 1 năm, cho thu phí 5 năm

Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có 4 trạm thu phí (Đại Xuyên, Vực Vòng, Liêm Tuyền, Cao Bồ). Ban đầu, các trạm thu phí này được VEC giao cho Công ty Vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam (VEC O&M) quản lý và khai thác. Đến ngày 4/7/2012, Công ty Yên Khánh có văn bản kiến nghị Bộ GTVT đề xuất được tổ chức thuê dịch vụ quản lý thu phí trên tuyến cao tốc này và đã được Bộ GTVT “giới thiệu” cho VEC.

Nhung du an lum xum cua Tong cong ty Duong cao toc Viet Nam 2018-Hinh-4
Nhiều trạm dừng nghỉ trên cao tốc do VEC quản lý bị "lộ" chỉ định thầu. Ảnh internet.

Hợp đồng ký giữa VEC và Công ty TNHH Sản xuất và TMDV Yên Khánh (Công ty Yên Khánh) chỉ có thời hạn 12 tháng nhưng doanh nghiệp này đã được “tạo điều kiện” để thu phí tận 5 năm.

Theo báo Kinh tế Đô thị, ngày 6/10/2017, Văn phòng Chính phủ ra Văn bản số 10609/VPCP-QHQT giao Bộ GTVT chỉ đạo VEC không được phép nhượng quyền thu phí của bất kỳ dự án nào trong phương án hòa chung dòng tiền của VEC. Đến lúc này, VEC mới có văn bản gửi Hội đồng Thành viên xin chủ trương chấm dứt hợp đồng dịch vụ thu phí với Công ty Yên Khánh.

5. Chủ tịch VEC Mai Tuấn Anh bị tố sai phạm?

Theo báo điện tử Người Đưa Tin, Bộ GTVT và cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an đã nhận được đơn tố cáo của ông L.T.D. (cán bộ ban DLDA đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi) tố cáo ông Mai Tuấn Anh, Chủ tịch HĐTV VEC về những sai phạm xảy ra tại VEC.

Nhung du an lum xum cua Tong cong ty Duong cao toc Viet Nam 2018-Hinh-5
Chủ tịch HĐTV Mai Tuấn Anh. Ảnh internet.

Được biết, ông L.T.D. cũng chính là người đã gửi đơn tố cáo những tiêu cực của ông Mai Tuấn Anh tới Trưởng ban tổ chức Trung ương; Bộ trưởng bộ GTVT về việc chỉ định thầu sai luật, bao che cho cấp dưới chỉ đạo nhà thầu thi công không tuân thủ biện pháp đã phê duyệt, trù dập cán bộ, điều chuyển tuyển dụng cán bộ có vấn đề, có dấu hiệu tham nhũng tại VEC.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Lê Thanh Hà, Chánh thanh tra bộ GTVT xác nhận thông tin trên và cho biết: “Hiện nay, việc thụ lý những tố cáo đối với ông Mai Tuấn Anh vẫn đang trong quá trình tiến hành làm rõ theo quy định của pháp luật, chưa có kết luận cuối cùng”.

6. Nhiều dự án chỉ định thầu, "vừa đá bóng vừa thổi còi"

Trong văn bản 1260 của Tổng giám đốc VEC Trần Văn Tám gửi HĐTV cho thấy nghi án ban lãnh đạo VEC nhiệm kỳ 2011-2016 ký kết trao trạm dừng nghỉ cho nhà đầu tư chưa được Bộ GTVT ủy quyền. Trong đó có việc chỉ định thầu cho công ty sân sau của Út “trọc”.

Theo đó, trên cơ sở xem xét hợp đồng các trạm dừng nghỉ đã ký kết và căn cứ vào các quy định của pháp luật về hợp đồng, có thể thấy các hợp đồng ký kết giữa VEC và nhà đầu tư không xác định rõ hình thức BOT hoặc BCC. Các hợp đồng đều không có bảo lãnh thực hiện hợp đồng và không có điều khoản để VEC can thiệp, yêu cầu nhà đầu tư thực hiện khi không có bảo lãnh ngân hàng.

Mặt khác, đối với hợp đồng BOT, các chủ thể ký kết hợp đồng với nhà đầu tư phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hoặc cơ quan được uỷ quyền). Tuy nhiên, các hợp đồng trên đều được ký kết giữa VEC (là doanh nghiệp) và nhà đầu tư mà chưa được Bộ GTVT ủy quyền.

Ngoài ra, trong văn bản số 1603/VEC-KVS về việc xã hội hoá các trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường cao tốc, dự án do VEC làm chủ đầu tư do Kiểm soát viên VEC Trương Việt Đông gửi Bộ GTVT có nói đến 8 trạm dừng nghỉ không qua đấu thầu.

Trong văn bản, kiểm soát viên VEC Trương Việt Đông chỉ rõ tình trạng nhà đầu tư được ưu ái đến mức “vừa đá bóng, vừa thổi còi.

Cư dân New City không trả đủ tiền sẽ bị Thuận Việt đuổi khỏi nhà?

(Kiến Thức) - Trong khi Thuận Việt cho rằng khách hàng vi phạm nghiêm trọng các quy định của thỏa thuận về việc bàn giao căn hộ và hợp đồng tín dụng đã ký, thì cư dân New City kêu cứu và khẳng định lỗi không thuộc về họ.

Cư dân New City không trả đủ tiền sẽ bị Thuận Việt đuổi khỏi nhà?
Vụ việc nhiều cư dân New City kêu cứu vì có nguy cơ bị chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Thuận Việt (Công ty Thuận Việt) ra thông báo sẽ tiến hành ngừng cung cấp điện, nước, các dịch vụ khác liên quan; đồng thời buộc khách hàng phải ngay lập tức bàn giao lại căn hộ cho chủ đầu tư kể từ thời điểm sau ngày 20/1 (15 tháng Chạp Tết âm lịch) với lý do những hộ cư dân này vi phạm thỏa thuận thanh toán, khiến cư dân vô cùng bức xúc và lo lắng.
Cu dan New City khong tra du tien se bi Thuan Viet duoi khoi nha?
Cư dân New City kêu cứu vì có nguy cơ bị chủ đầu tư là Công ty Thuận Việt ngừng cung cấp điện, nước, các dịch vụ khác liên quan và có khả năng lấy lại nhà trước Tết Kỷ Hợi.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.