Chủ tịch Quốc hội: Con số nợ xấu không bình thường

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc có nghị quyết xử lý nợ xấu là cần thiết nhưng không phải ban hành để hợp thức hóa cho các tổ chức vi phạm pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội: Con số nợ xấu không bình thường
Chiều 26/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ nội dung dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
Các báo cáo về nợ xấu đều có con số đẹp
Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho rằng "nợ xấu là di sản tích tụ từ nhiều năm trước để cho hiện tại, chúng ta cũng định gửi cho tương lai nhưng không được nên số nợ nguyên hình".
Đại biểu đặt ra hàng loạt vấn đề, như liệu đã có các thiết chế đủ mạnh để phá tan cục máu đông nợ xấu chưa; sau nghị quyết của Quốc hội lần này liệu lại cần có các văn bản khác để giải quyết. Bên cạnh đó, tính hiệu quả, hậu quả như thế nào, hay chúng ta đưa ra văn bản rồi, hiệu lực rồi mà nợ vẫn không được giải quyết.
"Qua các kỳ họp đều thấy đều báo con số rất đẹp, dưới 3%. Lâu nay chúng ta thực chất là vẫn giấu nhau về con số nợ xấu. Thực tế đã minh bạch chưa?", đại biểu đoàn Gia Lai đặt nghi vấn.
Theo đại biểu Đinh Duy Vượt, hiện có những khoản nợ xấu coi như "chết" hẳn rồi chứ không phải nợ nữa, và Nhà nước không thu được gì. Vì thế đại biểu đoàn Gia Lai cho rằng nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng phải đủ mạnh, để sau 5 năm xóa tan cục máu đông này.
Ông Vượt đề nghị các đại biểu Quốc hội phải thể hiện trách nhiệm cao để đưa giải pháp cụ thể.
Chu tich Quoc hoi: Con so no xau khong binh thuong
 Đại biểu Trần Hoàng Ngân. Ảnh: Duy Hiếu.
Tại đoàn TP.HCM, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng nợ công, nợ nước ngoài, nợ xấu là những điểm nóng, điểm nghẽn phải xử lý để phát triển kinh tế.
Theo ông Ngân, dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam hiện nay là 122%, gấp 2-3 lần bình quân của các nước ASEAN. Trong khi các nước chia sẻ một phần gánh nặng cho thị trường chứng khoán thì ở Việt Nam thị trường này vẫn rất khiêm tốn. Hiện, Việt Nam vẫn còn khoảng 500.000 tỷ nợ xấu chưa được giải quyết.
“Nợ xấu nếu tiếp tục tồn tại sẽ đe doạ hệ thống ngân hàng và an ninh tài chính quốc gia. Khả năng phá sản của các ngân hàng rất dễ xảy ra, kéo theo đó sẽ ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người”, ông Ngân nói.
Không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng nếu đã hoạt động tín dụng thì nợ xấu là việc không tránh khỏi, các quốc gia đều có chứ không phải riêng nước ta. Nợ xấu bình thường phải dưới 3% tổng dư nợ cho vay.
“Thực ra nội bảng dưới 3%, nhưng treo ở Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thì nhiều. Hiện đã là 10,8%, là chuyện không bình thường. Cho nên, cần phải ra nghị quyết của Quốc hội, cho áp dụng trong một thời điểm nhất định”, bà Ngân nói.
Chủ tịch Quốc hội gợi ý ban hành nghị quyết xử lý nợ xấu là cần thiết vì không thể kéo dài.
Bà Ngân nói: “Nghị quyết này ban hành không phải hợp thức hóa cho các tổ chức vi phạm pháp luật. Do đó, chúng ta ra nghị quyết không chỉ bảo đảm lợi ích của các tổ chức tín dụng, mà còn bảo đảm lợi ích của người gửi tiền”.
Chu tich Quoc hoi: Con so no xau khong binh thuong-Hinh-2
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: "Nghị quyết về nợ xấu không chỉ bảo đảm lợi ích của các tổ chức tín dụng mà còn bảo đảm lợi ích của người gửi tiền". Ảnh: Duy Hiếu. 
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, nghị quyết chỉ giải quyết có thời hạn, chốt 31/12/2016 trở về trước là có cơ sở. Nghị quyết này không chỉ áp dụng với ngân hàng Việt Nam mà còn cả với các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, vì Hiến pháp quy định không phân biệt các thành phần kinh tế.
“Nguyên tắc quan trọng là không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu. Khái niệm, tiêu chí nợ xấu rất quan trọng. Quyền thu giữ tài sản là linh hồn của nghị quyết, khái niệm nợ xấu là gốc. Nếu chỉ nội bảng thì không cần ra nghị quyết, vì nội bảng dưới 3%, còn thực tế tổng là 10,08%”, bà Ngân nhấn mạnh.
Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề nghị bổ sung nguyên tắc không sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu. Đặc biệt, nguyên tắc này cần phải được nêu rõ trong nghị quyết, để minh bạch với cử tri và tránh bị lợi dụng.
"Nên dùng nợ và tài sản của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến các khoản nợ đó để xử lý nợ xấu. Nói không sử dụng ngân sách, nhưng Nhà nước vẫn tốn kém và cả thiệt hại nhiều trong việc xử lý vì cả bộ máy phải tham gia", ông Nghĩa nói.
Góp ý dự thảo Luật tổ chức các tổ chức tín dụng, đại biểu Nghĩa cũng bày tỏ: “Vừa qua, việc thu hồi nợ, kể cả nợ không xấu, rất nhiêu khê. Con nợ thì nhơn nhơn coi thường pháp luật, chủ nợ thì khổ sở vì thủ tục hành chính và tố tụng, tốn thời gian, tiền bạc mà hiệu quả thấp. Thậm chí, chủ nợ càng kiện thì càng lỗ, thắng kiện rồi nhưng vẫn không thi hành được, chỉ có bản án trong tay”.

Ngày 25/5, Quốc hội nghe dự án Luật quản lý nợ công

(Kiến Thức) - Ngày 25/5, Quốc hội nghe Tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật quản lý nợ công, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật quản lý ngoại thương.

Ngày 25/5, Quốc hội nghe dự án Luật quản lý nợ công
Phiên họp ngày 25/5, Kỳ họp Thứ 3, Quốc hội khóa XIV, buổi sáng Quốc hội làm việc tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều khiển phiên họp.
Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi). Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi).

Ngày 26/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật quy hoạch

(Kiến Thức) - Hôm nay 26/5, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật quy hoạch.

Ngày 26/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật quy hoạch
Theo Chương trình làm việc ngày 26/5/2017, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, buổi sáng, Quốc hội sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật quy hoạch.
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật quy hoạch.

Lý giải của ĐBQH ủng hộ xử lý luật sư không tố giác thân chủ phạm tội

(Kiến Thức) - Nữ đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Thủy đã lý giải lý do vì sao bà ủng hộ việc xử lý luật sư không tố giác thân chủ phạm tội đang khiến dư luận quan tâm.

Lý giải của ĐBQH ủng hộ xử lý luật sư không tố giác thân chủ phạm tội
Điều 19 Dự thảo sửa đổi bổ sung luật Hình sự - khoản 3 – nêu rõ: “Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này” đang thu hút sụ chú ý của dư luận và giới luật sư.
Ngay tại buổi thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi bổ sung luật Hình sự, các Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Nguyễn Văn Chiến và Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh đã lên tiếng đề nghị loại bỏ chủ thể luật sư ra khỏi điều luật 19 dự thảo luật, Khoản 3. Tuy nhiên, Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) bày tỏ sự không đồng ý với đề xuất của các đại biểu phát biểu nêu trên. Bà Thủy cũng là người ủng hộ quy định trách nhiệm hình sự đối với luật sư không tố giác thân chủ phạm tội và cho rằng, nếu biết thân chủ giết người mà không tố giác là tội ác. Những phát biểu của Đại biểu Nguyễn Thị Thủy tại buổi thảo luận này nhanh chóng bị giới luật sư phản ứng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.