Chủ tịch Quốc hội chủ trì cuộc họp chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp bất thường

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, ở kỳ họp bất thường, Quốc hội chỉ xem xét tối đa 5 vấn đề, nhưng không nhất thiết phải làm cho đủ.

Chủ tịch Quốc hội chủ trì cuộc họp chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp bất thường
Trên tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa, trong 2 ngày 25-26/11 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Thường trực một số Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương để xem xét 5 vấn đề cấp bách, dự kiến được đưa ra thảo luận tại kỳ họp bất thường của Quốc hội.
Chu tich Quoc hoi chu tri cuoc hop chuan bi cac noi dung cho ky hop bat thuong
 Quốc hội chuẩn bị họp phiên bất thường.
5 vấn đề đó là: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Luật (Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư công theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Hải quan, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thi hành án dân sự); Dự thảo Nghị quyết Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ; Đề án xây dựng cơ chế, chính sách tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội; Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025; Dự án Thí điểm về việc tách giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư.
Mục đích của cuộc làm việc này nhằm định hướng việc nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng các chính sách để tiếp tục hoàn thiện từng nội dung; đồng thời, xác định rõ quy trình, thủ tục trình, thẩm tra, xem xét trên cơ sở đó, nếu đủ điều kiện và bảo đảm chất lượng sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp bất thường (Dự kiến tổ chức cuối tháng 12/2021 hoặc đầu tháng 1/2022).
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là những nội dung có tính cấp bách, đột xuất, rất quan trọng cho quốc kế dân sinh, nhưng cũng là vấn đề khó, phức tạp, cần tích cực chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ cần phối hợp chuẩn bị kỹ lưỡng, xem xét thấu đáo, bảo đảm chất lượng nội dung 5 vấn đề; đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Quốc hội sẽ chỉ xem xét tối đa 5 vấn đề mà không nhất thiết phải làm cho đủ nếu các vấn đề này có chất lượng chuẩn bị không bảo đảm yêu cầu và không bổ sung thêm các nội dung khác.
Trên tinh thần đó, lãnh đạo Quốc hội nghe, cho ý kiến cụ thể từng vấn đề để xem xét về quy trình, thủ tục; xem xét tác động từng chính sách để chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục hoàn thiện, nếu đủ điều kiện sẽ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường.
Cách đây 2 ngày, tại phiên họp thứ 5 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, khi cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, thời gian từ nay đến tháng 12/2021 không còn nhiều, các cơ quan của Quốc hội sẽ phải triển khai rất nhiều hoạt động quan trọng theo kế hoạch năm 2021. Trong khi đó, các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường đều là những vấn đề lớn, phức tạp, cần có thời gian để các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra kỹ lưỡng; Chính phủ cũng cần có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện văn bản trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Theo quy định, sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ thống nhất về nội dung chương trình kỳ họp bất thường của Quốc hội, cần phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về nội dung này.
Ngoài ra, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho biết, nếu tất cả các nội dung trên đã được các cấp có thẩm quyền cho ý kiến trong tháng 12/2021 và đủ điều kiện trình Quốc hội thì đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho tổ chức kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1/2022.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV

Nguồn: VOV

Xem xét dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV

Tại phiên họp thứ 52 (diễn ra từ 11-12/1), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc ban hành Nghị quyết dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV.

Xem xét dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV
Sáng nay (11/1), sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết liên tịch hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Hai Nghị quyết được xem xét thông qua gồm: Quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung; Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét việc ban hành Nghị quyết dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV.

Xem xet du kien so luong, co cau, thanh phan dai bieu Quoc hoi khoa XV
Phiên họp 51 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quốc hội 

Cam kết của 4 lãnh đạo cấp cao vừa được Quốc hội bầu

Nhận được tín nhiệm cao từ gần 500 đại biểu Quốc hội, các chức danh chủ chốt Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án TAND tối cao đưa ra nhiều cam kết trước cử tri.

Cam kết của 4 lãnh đạo cấp cao vừa được Quốc hội bầu
Cam ket cua 4 lanh dao cap cao vua duoc Quoc hoi bau
 Là nhân sự duy nhất được đề cử, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nhận được sự tín nhiệm cao của các đại biểu để giữ cương vị Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu nhậm chức, ông cam kết trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn giữ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa và truyền thống thiêng liêng của dân tộc, vì sự phát triển lớn mạnh, toàn diện và bền vững của đất nước.

Hành trình phá án: "Giải mã" thi thể cô gái úp mặt vào xô nước

Gã chủ xe khách đã lạnh lùng giết người vì mâu thuẫn trong việc trả nợ với nạn nhân. Vụ án ghê rợn này được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hành trình phá án: "Giải mã" thi thể cô gái úp mặt vào xô nước
Hanh trinh pha an:

Theo hồ sơ vụ án, sáng 30/3/2016, người bạn làm chung với chị Huỳnh Thị Lưu Luyến (31 tuổi, ngụ phường 6, TP. Cà Mau) không thấy nạn nhân đến nơi làm việc, nên đến nhà trọ tìm. Thấy cửa phòng bị móc khóa ngoài, người bạn của chị Luyến mở cửa phòng vào thì tá hỏa phát hiện chị đã chết trong tư thế đầu cắm vào xô nước; tài sản là nữ trang bị lột mất. 

Hanh trinh pha an:

Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng cử người xuống hiện trường. Qua trình khám xét, xác định dấu vết trên thân thể của nạn nhân kết hợp với thông tin của gia đình cung cấp xác định đây là dấu hiệu giết người cướp tài sản.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.