Chủ tịch công ty chứng khoán nhận chuyển nhượng 75% vốn từ 3 cá nhân

Chủ tịch Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia đã nhận chuyển nhượng gần 75% vốn của công ty từ người thân, theo đó cá nhân lãnh đạo này nắm giữ đến 83% vốn.

CTCP Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (IRS) đã công bố thông tin về việc chuyển nhượng hơn 22 triệu cổ phần từ 3 cổ đông lớn sang cho Chủ tịch HĐQT Lê Thanh.
Cụ thể, Chủ tịch Lê Thanh đã nhận chuyển nhượng hơn 2 triệu cổ phần từ Thành viên HĐQT Lê Thành Hà (anh trai ông Thanh), gần 10,4 triệu cổ phần từ cổ đông Nguyễn Thị Giá (mẹ đẻ ông Thanh) và hơn 10 triệu cổ phần từ cổ đông Lê Hồng Thảo (bố đẻ ông Thanh).
Tổng số cổ phần nhận chuyển nhượng là khoảng 22,5 triệu cp, tương đương gần 75% vốn công ty. Sau giao dịch, ông Thanh sở hữu tổng cộng hơn 24,8 triệu cổ phần tại IRS, tương ứng 82,95% vốn.
Chu tich cong ty chung khoan nhan chuyen nhuong 75% von tu 3 ca nhan
 Một mình ông Lê Thanh sở hữu đến 83% vốn Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia.

Được biết, ngày 30/11, ông Lê Thành Hà đã có đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT với lý do cá nhân. Vị này được bổ nhiệm vào vị trí trên từ năm 2007.

IRS được thành lập từ năm 2007. Tại thời điểm 2009, công ty có tới 11 cổ đông lớn, gồm 2 tổ chức và 9 cá nhân trong đó CTCP Quốc tế Hoàng Gia (RIC) nắm 5% vốn. Tại thời điểm thành lập, nhóm cổ đông liên quan đến gia đình Chủ tịch Lê Thanh chỉ nắm 37,35% vốn IRS.

Về tình hình kinh doanh gần đây, 9 tháng năm 2023, IRS lỗ ròng hơn 467 triệu đồng. Tổng tài sản tới ngày 30/9 ở mức 315,9 tỷ đồng (bao gồm 260 tỷ đồng tiền và tương đương tiền).
Mới đây, ngày 23/11/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với IRS.
Theo văn bản, IRS đã bố trí nhân viên, người hành nghề chứng khoán kiêm nhiệm công việc trong trường hợp không được kiêm nhiệm. Cụ thể, Công ty đã bố trí các nhân sự có chứng chỉ hành nghề chứng khoán - gồm ông Lê Ngọc Lâm, Trần Văn Khương, bà Đỗ Thị Hương, và bà Lê Thị Chi Mai - làm việc tại hơn một bộ phận nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trong một thời điểm.
Vi phạm của IRS bị áp dụng tình tiết tăng nặng vì vi phạm nhiều lần, có tình tiết giảm nhẹ do thành thật hối lỗi. Do vậy, Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính 40 triệu đồng.

RIC sở hữu casino Royal Hạ Long thua lỗ 12 quý liên tiếp

Tổng nợ vay đạt 261 tỷ đồng chủ yếu là khoản nợ của Ngân hàng đại chúng PVCombank Quảng Ninh 58,29 tỷ đồng; Công ty TNHH Bất động sản Lam Xuân 17,82 tỷ đồng.    

CTCP Quốc tế Hoàng Gia (RIC) vừa công bố BCTC quý 3 với doanh thu gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 45,7 tỷ đồng.

RIC cho biết, doanh thu tăng đột biến vì dịch COVID-19 bùng phát từ tháng 7 đến tháng 9 năm trước khiến một số tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài. Dẫn đến việc, tăng trưởng kinh tế đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ bị ảnh hưởng.

Còn quý 3 năm nay, người dân đi lại tự do nên tăng trưởng kinh tế tăng, đặc biệt là doanh thu ngành dịch vụ, du lịch. Bên cạnh đó, công ty còn tìm mọi biện pháp ổn định nguồn khách có sẵn và khai thác nguồn khách mới.

Các chi phí tiếp tục tăng mạnh khiến doanh nghiệp lỗ 2,8 tỷ đồng, song đã giảm so với mức lỗ 25 tỷ cùng kỳ, đây là quý thứ 12 liên tiếp RIC thua lỗ.

RIC so huu casino Royal Ha Long thua lo 12 quy lien tiep
 

Luỹ kế 9 tháng, chủ sở hữu casino Royal Hạ Long đạt 97 tỷ đồng doanh thu, tăng 45% song lỗ 36 tỷ đồng cải thiện so với con số lỗ 70 tỷ đồng của cùng kỳ. Lỗ luỹ kế 450 tỷ đồng tính tới cuối quý 3 khiến vốn chủ sở hữu chỉ còn 675 tỷ đồng.

Cuối quý 3, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 10% lên 935 tỷ đồng, khoản tiền, tương đương tiền là 18,3 tỷ đồng.

Tổng nợ vay của công ty đạt 261 tỷ đồng, tăng 54% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, chủ yếu là khoản nợ của Ngân hàng đại chúng PVCombank Quảng Ninh 58,29 tỷ đồng; Công ty TNHH Bất động sản Lam Xuân 17,82 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, giữa tháng 5, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã hủy niêm yết toàn bộ 28,7 triệu cổ phiếu RIC với lý do Công ty lỗ 3 năm liên tiếp (2019, 2020 và 2021), thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc. 

2022 - Năm "ác mộng" của chứng khoán Việt Nam

Hàng trăm cổ phiếu bị cuốn vào đà lao dốc mạnh khiến sự hưng phấn của năm 2021 bỗng trở thành cơn ác mộng với chứng sĩ trên thị trường.

Tiếp nối năm 2021 thăng hoa, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 ghi dấu một năm đầy biến động khi VN-Index lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 1.500 nhưng cũng có thời điểm nhúng xuống dưới 900, mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Năm này đối mặt với nhiều rủi ro bên ngoài xuất hiện như tín hiệu Fed tăng lãi suất và Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Hay rủi ro xuất hiện như giao dịch bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC của cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - Trịnh Văn Quyết. Tín hiệu Fed tăng lãi suất và căng thẳng Nga - Ukraine diễn ra trong 3 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trụ vững và dao động trong vùng 1.450 - 1.550 điểm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.